Lễ Phát Giải Văn Chương Toàn Quốc năm 1960-1961. Nguyễn Ngu-Í


Nguyễn Ngu-Í  kể

(Tạp chí BÁCH KHOA, số 138 ra ngày 1-10-1962)

 

         Năm nay Ban tổ chức lễ đã cố ý chọn ngày giỗ của tác giả Truyện Kiều làm ngày phát giải: ngày mùng mười tháng tám âm lịch, nhằm ngày thứ Bẩy 8 tháng 9 dương lịch, lúc 10 giờ .

Đến dự, ngoài quan khách ngoại quốc và trong nước còn văn nhân, ký giả đô thành, Hội đồng Tuyển trạch  và các nhà văn trúng giải (nữ sĩ Nguyễn thị Vinh đại diện cho Linh Bảo). Ông Bộ trưởng Đặc nhiệm Văn hóa và Xã hội (Trương Công Cừu) chủ tọa buổi lễ.

Ông Phan văn Tạo, Tổng Giám Đốc Thông Tin khai mạc cuộc lễ cho biết năm nay cơ quan tổ chức có sáng kiến gửi phiếu trưng cầu ý kiến đến khắp các văn gia và nghệ sĩ trong toàn quốc để thành lập một Hội đồng Tuyển trạch giải Văn chương, trong đó hầu như các khuynh hướng văn học đều được đại diện.

Sau hết ông đặt nhiều hy vọng ở nhiều cố gắng mới, “cố gắng sáng tạo về phía văn giới cũng như cố gắng khuyến khích về phía nhân dân, tất cả những cố gắng đó sẽ đưa tới những tác phẩm xứng đáng với tầm thước của cuộc chiến đấu mà chúng ta đang theo đuổi, xứng đáng với truyền thống của văn hóa dân tộc.”

Tiếp lời ông Phan văn Tạo, ông Thu Giang Nguyễn Duy Cần, Chủ tịch Hội đồng Tuyển trạch Giải thưởng Văn Chương Toàn quốc, nhấn mạnh về sự đề cử và bầu Hội đồng Giám khảo năm nay cùng ý nhĩa của sự đổi tên thành Hội đồng Tuyển trạch.

Sau đó ông nêu lên tiêu chuẩn lựa chọn của Hội đồng, thâu tóm trong hai chữ Văn chương (có nghĩa là ý hay lời  đẹp) và theo ông: “Tác phẩm được chọn sẽ là phản ảnh của một nền văn hóa tự do, nghĩa là không bị bó buộc ở trong khuôn khổ của một hệ thống tư tưởng, hay phải theo một khuynh hướng văn nghệ hay chính trị nào cả”.

Sau cùng ông tuyên bố, sau 5 tháng lảm việc của Hội đồng, kết quả như sau:

Về bộ môn khảo luận: Giải nhất và độc nhất: quyển “Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị” của ông Lê Ngọc Trụ.

Về bộ môn Tiểu thuyết: giải nhất, quyển “Thềm Hoang” của nhà văn Nhật Tiến, Giải nhì đồng hạng, quyển “Tàu Ngựa Cũ” của nhà văn Linh Bảo“Gìn Vàng Giữ Ngọc” của nhà văn Doãn  Quốc Sỹ.

Về bộ môn Thơ: Giải nhất quyển “Đường Vào Tình Sử” của Đinh Hùng, Giải nhì, quyển “Hy vọng” của Hoàng Bảo Việt . Giải ba đồng hạng, “Tổ Ấm” của Anh Tuyến  “Bốn Chục Bài Thơ” của Mai Trung TĩnhVương Đức Lệ .

 Về bộ môn Kịch: không có giải thưởng.

Sau khi đã phát giải, Ban tổ chức mời ông Lê Ngọc Trụ, đại diện cho các nhà văn trúng giải lên phát biểu ý kiến. Ông cho rằng sự lựa chọn ngày phát thưởng đúng vào húy nhật  Nguyễn Du là đầy ý nghĩa và gợi cho ông cùng các bạn văn trúng giải tinh thần trách nhiệm thiêng liêng, ấy là thiên chức của nhà văn đối với tiếng Việt và nguyện vọng của nhà văn đối với tiền đổ văn hóa Tổ quốc là ngôn ngữ được thống nhất, văn tự được điển chế.

Ông mong rằng rồi đây sẽ có một Viện Hàn Lâm để lo tu soạn một bộ tự vị tiêu chuẩn, quyển văn phạm mẫu mực, bộ Việt Nam Bách Khoa Tự Điển thâu thập biên khảo các ngành học thuật văn hóa của xứ sở. Theo ông, văn hóa chỉ có thể phát triển trong tự do và phát triển mạnh mẽ nếu được khích lệ nâng đỡ.

Sau cùng ông Trương Công Cừu Bộ trưởng Đặc nhiệm Văn hóa và Xã hội đọc  diễn từ bế mạc. Ông cho rằng hiện nay chúng ta đang sống một thời đại nguyên tử, nền văn hóa quốc gia phải được xây dựng trên một nhân bản toàn diện đúng theo tinh thần  nhân vị đấu tranh và cảnh giác.

Theo ông, chủ nghĩa nhân vị đặt nhà văn vào chính trung tâm cuộc thử thách của lịch sử, và mỗi người trong chúng ta phải dấn mình vào lịch sử, phải thúc đẩy cuộc vận động lịch sử chớ không phải ngồi yên chờ đợi và nhìn ngắm hay mơ ước xuông.

Cuối cùng, ông chúc các nhà văn sẽ là những danh công tinh xảo xây đắp xã hội mới của ngày mai, “Xã hội mới đó sẽ là một thế giới gấm vóc mỹ lệ dệt bằng tình bác ái không vụ lợi, bằng đức liêm khiết không xảo trá, và bằng tài trí không tự tôn tự tại .”

Buổi lễ kết thúc vào lúc 11 giờ 15 phút.

Nguyễn Ngu-Í  kể

         Hình ảnh in kèm bài báo:

               

  

 

 

Lễ phát giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật Úc Châu năm 2015 do Bán Tuần Báo Việt Luận tổ chức ngày 04/03/2016


Ban giám khảo giải Thơ Văn Việt Luận Úc Châu

Ban giám khảo: Hư Vô (Giải Thơ). Bác Sĩ Nguyễn Thanh Sơn, Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Văn Chấn, Giáo Sư Đàm Xuân Cận (Giải Văn)

Hư Vô trao giải thơ hạng nhất cho thí sinh trúng giải

Hư Vô phát giải cho thí sinh hạng nhất về bộ môn thơ

……

Bài phát biểu của Hư Vô nhân ngày phát giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật Úc Châu do Bán Tuần Báo Việt Luận tổ chức

Kinh thưa các bậc trưởng thượng.

Kinh thưa các vị trong ban giám khảo giải thơ văn Việt Luận Úc Châu

Kính thưa tất cả quan khách và văn nghệ sĩ

Cũng xin gởi lời chào mừng đến các cây bút mới đã đoạt giải trong lần này.

Lời nói đầu tiên, Hư Vô xin gởi đến quí vị lời chào trân trọng nhất.

Thời gian trôi đi thật nhanh, mới đó mà chúng ta lại được tao ngộ với nhau trong dịp trao giải thưởng văn học nghệ thuật, một giải thưởng vô cùng hiếm quí mà báo Việt Luận đã cố gắng duy trì mỗi năm một lần hầu tìm kiếm những tài năng về văn thơ trong cộng đồng chúng ta cũng như các cộng đồng người Việt khác ở khắp nơi trên thế giới.

Công việc bảo tồn văn hoá và duy trì tiếng Việt ở hải ngoại là một việc làm hết sức khó khăn và lắm công phu mà chúng tôi quyết tâm không ngừng nghỉ, vì chúng tôi vẫn biết rằng tiếng Việt còn là người Việt còn, dù rằng chúng ta và thế hệ mai sau có hội nhập với nền văn hoá bản xứ thế nào đi nữa, thì máu trong tim cũng là dòng giống lạc hồng, một dân tộc có trên 4 ngàn năm văn hiến. Và chúng tôi cũng biết rằng công việc bảo tồn tiếng Việt không phải của riêng một ai, mà của mọi có lòng có tâm cùng chung lưng sát cánh. Vì vậy chúng tôi sẽ không thấy lẻ loi, cô độc vì còn có quí vị hiện diện tại đây và những độc giả thầm lặng luôn hổ trợ và đồng hành cùng nhau trên chặng đường đầy nhân bản này.

Và niềm hạnh phúc của chúng tôi là thành quả đã đạt được sau một thời gian dài miệt mài làm việc, trang góc bạn đọcvườn thơ giao cảm càng ngày càng trổ sắc, số bạn đọc gởi bài về tham dự đông hơn, bài vở phong phú và đa dạng hơn đã nói lên giá trị đích thực của giải văn học nghệ thuật hiếm hoi tại Úc mà báo Việt Luận đã dày công theo đuổi trong nhiều năm qua.

Riêng về bộ môn thơ, mỗi năm chúng tôi đã nhận được và đã phổ biến trên báo Việt Luận số ra ngày thứ ba trên vài trăm bài, mà bài nào cũng đẹp cũng hay được sáng tác bởi những tác giả có một trái tim chơn chất tình người, một tấm lòng dân tộc rạt rào qua từng chữ từng câu thơ ngọt ngào như điệu ca dao đầy Việt tính.

Bản thân chúng tôi chỉ mạo muội làm công việc chọn bài, sắp giải. Một công việc mới nhìn qua tưởng đơn giản nhưng thật sự không đơn giản chút nào vì tất cả các bài thơ dự thi đều đã thể hiện một bản sắc riêng, một cõi riêng, nhưng ban tổ chức chỉ cho phép Hư Vô chọn 3 bài. Cái khó là ở chỗ đó, do vậy tôi đã so đo từng chữ từng câu, đắn đo từ nội dung đến hình thức, đọc đi đọc lại nhiều lần để hoá thân mình vào hồn thơ, hầu tìm ra tác phẩm xứng đáng nhất, nhưng kết quả cũng chỉ rất tương đối, vì mỗi bài thơ có một kiểu cách riêng, một cấu trúc đặc thù của mỗi tác giả mà thơ vốn chỉ để cảm, như một mùi hương vô tận thoáng qua bất chợt làm mình ngây ngất, động lòng mà vườn thơ giao cảm đã nở ra vô vàn những đóa hương kỳ hoa dị thảo bàng bạc hồn người, làm tôi phân vân tự hỏi nên chọn bài nào vì tất cả bài dự thi dường như đều đáng được trúng giải!

Chúng tôi xin trân trọng chúc mừng 6 tác giả đã trúng giải thơ và văn trong lần này, cũng rất lấy làm hối tiếc để nói lời xin lỗi những tác giả đã không được chọn. Giải thưởng chỉ có tính cách tượng trưng mà thôi, cái quí giá nhất chỉ ở tấm lòng của mỗi chúng ta là luôn trân quí tiếng Việt, mà những tác phẩm của tất cả các thí sinh sáng tác đã thể hiện được điều đó.

Để tỏ lòng ngưởng mộ 6 thí sinh (3 văn+ 3 thơ) trúng giải lần này, ngoài món quà của ban tổ chức, cá nhân Hư Vô sẽ gởi tặng mỗi tác giả một tập thơ mới nhất của Hư Vô với tựa đề là “Lưng Nguyệt” để làm kỷ niệm. Tuy là nhỏ nhoi nhưng xin quí vị tiếp nhận nó từ tấm lòng của Hư Vô vậy.

Cũng xin nói thêm, đây là thi phẩm thứ 4 của Hư Vô, do tổ hợp International Link United , viết tắc là Ilu tài trợ xuất bản, mục đích dành riêng để tặng 200 thư viện ở Mỹ. Vì vậy số sách còn lại trên tay Hư Vô rất ít, do đó tập thơ này sẽ không có làm lễ phát hành ở Úc, quí vị nào yêu thích thơ Hư Vô có thể liên lạc qua email: hu.vo@hotmail.com hoặc trực tiếp đến toà soạn báo Việt Luận ở Bankstown hay viện uốn tóc Nghệ Thuật ở đường John St Cabramatta để có tập thơ này. Ngoài ra quí vị cũng có thể mượn về nhà để đọc, sách có trưng bày ở hầu hết các thư viện gần nơi người Việt cư ngụ tại thành phố Sydney.

Xin trân trọng kinh chào quí vị, xin thân chúc tất cả các văn nghệ sĩ cùng các thí sinh hiện diện đêm hôm nay dồi dào sức khỏe, sáng tác thêm nhiều tác phẩm dâng đời, dâng người để tiếng Việt mãi mãi đồng hành cùng người Việt dù rằng chúng ta đã mất trắng một quê hương…

Trân trọng

Hư Vô

Thủ Tướng Úc Đại Lợi Bà Julia Gillard Khai Mạc Hội Chợ Mừng Xuân Quý Tỵ 2013 Tại Sydney…


Hư Vô

ftt

Gần như một thông lệ, hằng năm cứ vào cuối tháng chạp âm lịch là đồng bào tỵ nạn ở Úc nói chung và ở Sydney nói riêng đều nôn nao, náo nức chờ đợi để chào đón mùa xuân qua hình thức hội chợ Tết.
Và cũng không ngoài thông lệ đó, để đáp ứng cho đồng bào những sinh hoạt văn hóa truyền thống không thể thiếu, năm nay CĐNVTDUC /NSW cũng long trọng tổ chức Lế Hội Mừng Xuân Quý Tỵ 2013 trong 3 ngày cuối tuần từ thứ sáu 01/02 đến chủ nhật 03/02/2013 tại Fairfield Showround thuộc miền Tây Sydney.

Đặc biệt lần này, một vinh dự vô cùng to lớn cho Cộng đồng chúng ta, lần đầu tiên có sự tham dự của Thủ Tướng Úc Đại Lợi, Bà Julia Gillard cùng một phái đoàn chính phủ đến dự lễ khai mạc vào đúng 6 giờ chiều ngày thứ bảy 02/02/2013. Điều này đã nói lên sự lớn mạnh cũng như sự quan trọng của Cộng đồng chúng ta trong một nước Úc đa văn hóa.

Cả ngày thứ sáu và buổi sáng thứ bảy trời Sydney mưa tầm tã, Ban Tổ Chức vô cùng lo lắng, và như một phép lạ, khoảng 4 giờ chiều trước giờ khai mạc trời dứt hẳn cơn mưa, ánh nắng cuối đường hầm bắt đầu le lói làm khô bớt những vũng nước trên thảm cỏ hội chợ. Đồng bào đã lần lượt kéo đến mỗi lúc mỗi đông. Hội trường chính, chỗ diễn ra buổi lễ khai mạc đã chật kín người ngồi, kẻ đứng chờ đợi Thủ Tướng cùng phái đoàn tới.

2737_22

Bà Julia Gillard, Thủ Tướng Úc Đại Lợi cắt băng khai mạc

Khoảng 6 giờ 20, tiếng pháo nổ giòn giã cùng tiếng trống múa lân của đội lân Đồng Tâm  dóng lên để chào đón bà Julia Gillard và phái đoàn quan khách Úc Việt cắt băng khai mạc. Sau đó phái đoàn tiến tới  hàng ghế danh dự để chính thức bước vào chương trình lễ hội mừng xuân quý Tỵ 2013.

Chúng tôi nhận thấy hiện diện trong phái đoàn Úc Việt gồm có:
Bà Julia Gillard, Thủ Tướng Úc Đại Lợi
Ông Tony Abbott, Lãnh Tụ Đối Lập Liên Bang
Ông Barry O’Farell, Thủ Hiến Tiểu Bang NSW
Ông John Robertson, Lãnh Tụ Đối Lập  Tiểu Bang NSW
Ông Chris Bowen, Tổng Trưởng Liên Bang về Giáo Dục Cao Đẳng, Kỹ Năng, Khoa Học và Nghiên Cứu.
Ông Jason Clare, Thư Ký Nội Các Liên Bang và phu nhân Louise Clare.
Dân Biểu Liên Bang: Chris Hayes và phu nhân Bernadette Hayes (Lao Động, vùng Fowler)
Dân Biểu Tiểu Bang: Bà Tania Mihailuk (Lao Động, vùng Bankstown), Bà Barbara Perry (Lao Động, vùng Auburn), Nick Lalich (Lao Động, vùng Cabramatta), Thượng Nghị Sĩ Charlie Lynn (Tự Do), Thượng Nghị Sĩ David Clarke (Tự Do), Andrew Rohan (Lao Động, vùng Smithfield), Glenn Brookes (Lao Động, vùng East Hills), Guy Zangari (Lao Động, vùng Fairfield), Paul Lynch (Lao Động, vùng Liverpool), …
Ngoài ra còn có sự tham dự của nhiều nghị viên của các thành phố Fairfield, Bankstown, Liverpool, chủ tịch CĐNVTDUC ở Canberra, Wollongong và đại diện
của rất nhiều hội đoàn, đoàn thể, tôn giáo và giới truyền thông báo chí …

Trong chiếc áo dài của đôi nam nữ MC hướng dẫn chương trình mặc đã nói lên nét văn hoá đẹp đẽ, lâu đời của người Việt mà chúng ta còn lưu giữ được như một nhắc nhở dù bất cứ ở đâu chúng ta cũng nhớ tới cội, tới nguồn..

Sau nghi thức chào cờ Úc Việt và phút mặc niệm, mở đầu buổi lễ, các vị đại diện CĐNVTDUC /NSW, đại diện tôn giáo, cùng đại diện chính phủ, Bà Thủ Tướng và Thủ Lãnh đối lập cử hành lễ dâng hương trước bàn thờ Tổ Tiên.

Tiếp theo là phần phát biểu của ông chủ tịch  CĐNVTDUC/ NSW Nguyễn Văn Thanh. Sau những lời chào hỏi và cảm ơn bà Thủ Tướng, phái đoàn chính phủ và tất cả các vị đạo tinh thần cùng đồng bào mọi giới, trong phần cuối của bài phát biểu, ông đã không quên nhắc nhở đồng hương về nguy cơ mất nước hiện nay:

“Trước nguy cơ mất nước vào tay Trung Cộng, người Việt hải ngoại phải đoàn kết một lòng hổ trợ đồng bào trong nước tranh đấu cho tự do dân chủ , đòi lại quyền làm chủ đất nước và chống lại âm mưu bán nước của CSVN”

2737_41

Thủ Tướng Úc Đại Lợi Bà Julia Gillard

Trong phần phát biểu của Bà Julia Gillard Thủ Tướng Úc Đại Lợi, bà cũng tỏ ý hết sức vui vẻ và cám ơn CĐNVTDU/NSW đã mời bà tới tham dự. Bà nói: “Vào năm 1977, một chiếc thuyền gỗ mong manh từ Việt Nam len qua vịnh Thái Lan rồi vào lãnh hải của chúng ta ở phía bắc trước khi cặp vào bờ gần lãnh thổ Darwin. Chiếc thuyền chở theo 31 thuyền nhân đi tìm cuộc sống tốt đẹp hơn. Những người Việt đầu tiên hiện có mặt tại Úc họ đã trở thành những bậc cao niên và nhìn thấy con cái của họ thành công về mọi mặt. Cháu của  họ đã nói tiếng Anh rặt giọng Úc. Qúy vị đến Úc chỉ với một  bộ quần áo đang mặc trên lưng, nhưng mang theo nhiều hy vọng cho một tương lai mới. Qúy vị đã chịu khó và nắm lấy cơ hội. Gia nhập quốc tịch và nhận lãnh trách nhiệm công dân. Được đón nhận với nhiều thiện chí”.

Ông Tony Abott, lãnh tụ đảng đối lập cũng đã ca ngợi người Việt chịu khó làm việc cũng như học hỏi chăm chỉ để họ trở nên những công dân số 1 của Úc. Từ năm 1975 bỏ lại đất mẹ để đi tìm tự do, để giờ đây họ hãnh diện để trở thành những chiến sĩ Úc chiến đấu bảo vệ tự do, hoặc tham gia vào chính trường Úc để làm việc trong các cơ quan chính quyền từ cấp địa phương đến cấp tiểu bang. Sự thành công của người Việt bởi vì họ giàu tình yêu thương, quý trọng sự học hỏi, biết chịu khó làm ăn, không nóng tính, biết trân quý đời sống, kính trọng tổ tiên, biết đem sự hiểu biết của mình để hướng dẫn người khác.

2737_43

Ông Tony Abbott, Lãnh Tụ Đối Lập Liên Bang

Riêng ông Barry O’ Farrell, Thủ Hiến NSW cũng đã rất ca ngợi những người trẻ Việt Nam chết vì bảo vệ cho lý tưởng tự do mà nước Úc không hay biết. Ông cũng rất ủng hộ chính sách nhận người Việt tỵ nạn vào Úc thời Thủ Tướng Malcolm Fraser. Ông có nhắc đến việc lạc quyên cứu trợ nạn lụt tại Queenland năm 2011, tại NSW quyên góp được 1 triệu Úc kim, mà trong số tiền đó, cộng đồng người Việt tại đây đã đóng góp 500 ngàn. Ông rất hãnh diện về việc này bởi vì ông hiểu rằng người Việt chịu khó làm ăn nhưng giàu lòng bác ái.

2737_44

Ông Barry O’Farell, Thủ Hiến Tiểu Bang NSW

Trong phần tặng quà lưu niệm, CĐNVTDU/NSW đã trao tặng 5 vị những bức tranh với hình chiếc thuyền tỵ nạn đang chạy trên biển rất ý nghĩa và cảm động…

Sau phần phát biểu, là phần phát thưởng cho học sinh tốt nghiêp HSC. Có 27 em đạt số điểm tối đa từ 99.00 đến 99.95, một lần nữa xác định với nước Úc về sự chăm chỉ, chịu khó học hành của con em chúng ta, như một cách để trả ơn mà đất nước này đã cưu mang chúng ta và cũng đồng thời chứng minh với người bản xứ rằng người Việt là một dân tộc thông minh và hiếu học.

Ông Vương Đình Học, phó chủ tịch CĐNVTDU/NSW, đặc trách về văn hóa giáo dục  đã gởi lời chúc mừng đến các phụ huynh có được các em có thành tích xuất sắc. Nhưng có một điều mà cộng đồng muốn nhắn gởi đến các em là học giỏi là một điều rất quý nhưng cộng đồng còn mong muốn hơn là các em phải trở thành công dân tốt để đóng góp trước tiên là nước Úc và sau đó đóng góp cho cộng đồng mỗi ngày lớn mạnh thêm.

2737_47

Lễ phát thưởng cho học sinh tốt nghiêp HSC

Bác Sĩ Nguyễn Mạnh Tiến đã mời Bà Thủ Tướng Julia Gillard và Thủ Hiến NSW, Ông Barry O’Farell bước lên khán đài trao bảng danh dự và chụp hình lưu niệm với  27 em có số điểm từ 99.00 đến 99.95

Sau phần phát biểu, là phần phát thưởng cho học sinh tốt nghiêp HSC. Có 27 em đạt số điểm tối đa từ 99.00 đến 99.95, một lần nữa xác định với nước Úc về sự chăm chỉ, chịu khó học hành của con em chúng ta, như một cách để trả ơn mà đất nước này đã cưu mang chúng ta và cũng đồng thời chứng minh với người bản xứ rằng người Việt là một dân tộc thông minh và hiếu học.

Ông Vương Đình Học, phó chủ tịch CĐNVTDU/NSW, đặc trách về văn hóa giáo dục đã gởi lời chúc mừng đến các phụ huynh có được các em có thành tích xuất sắc. Nhưng có một điều mà cộng đồng muốn nhắn gởi đến các em là học giỏi là một điều rất quý nhưng cộng đồng còn mong muốn hơn là các em phải trở thành công dân tốt để đóng góp trước tiên là nước Úc và sau đó đóng góp cho cộng đồng mỗi ngày lớn mạnh thêm.

Bác Sĩ Nguyễn Mạnh Tiến đã mời Bà Thủ Tướng Julia Gillard và Thủ Hiến NSW, Ông Barry O’Farell bước lên khán đài trao bảng danh dự và chụp hình lưu niệm với  27 em có số điểm từ 99.00 đến 99.95

Buổi lễ kết thúc vào lúc 8. 20PM, trong một bầu không khí thân thiện, gần gũi và cởi mở..
Đồng bào đi hội chợ càng về khuya càng đông, dù dưới nền cỏ cũng còn vài nơi ngập nước.

2737_32

Quan khách tham dự lễ khai mạc

Mặc dù hội chợ Tết năm nay được thành công về mặt ngoại giao đối với chính quyền Úc, nhưng bị thất bại về số lượng đồng hương tham dự quá ít so với những năm trước vì mưa gió tầm tã trong cả hai ngày thứ sáu và thư bảy, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn chớp nhoáng với Ông Nguyễn Văn Thanh, chủ tịch CĐNVTDU/NSW:

Việt Luận: Thưa ông, hội chợ Tết ở NSW năm nay có thuận lợi là được Bà thủ Tướng Julia Gillard và nhiều chính giới khác tham dự lễ khai mạc, nhưng bị bất lợi là thời tiết mưa gió  tầm tã, ảnh hưởng rất nhiều đến số lượng đồng hương tham dự, ông có thể cho độc giả VL hiểu thêm về sự khó khăn đối với cộng đồng?

Ông Nguyễn Văn Thanh: Như quý vị đã biết, việc tổ chức hội chợ Tết (HCT) năm nay đã có rất nhiều thuận lợi, như việc quyết định HCT trước Tết một tuần đã được sự ủng hộ của đông đảo đồng hương. Mặc dù trong những tuần đầu con số người ghi danh mướn lều hơi chậm vì nhiều người còn đi chơi xa chưa về, nhưng vào tuần cuối thì con số lều đã tăng nhiều hơn so với năm ngoái. Kế đến là việc Thủ Tướng Julia Gillard, Lãnh Tụ Đối Lập Liên Bang Ông Tony Abbott, Thủ Hiến Tiểu Bang NSW và lãnh tụ đối lập NSW đã nhận lời tham dự khai mạc HCT rất sớm nên BTC đã có thể thông báo đến đồng hương, tạo nên sự phấn khởi trong cộng đồng. Thứ ba là Hội đồng thành phố Fairfield đã chấp thuận cho HCT sinh hoạt đến 12 giờ đêm, điều này đã làm nhiều người mở gian hàng rất vui, nhất là các gian hàng ăn uống. Bằng chứng là con số gian hàng ăn uống tăng gấp đôi so với năm ngoái.
Năm ngoái chỉ có 10 gian hàng bán thức ăn, năm nay tăng lên 18. Tất cả các công việc chuẩn bị cho HCT đã diễn ra rất tốt đẹp, các công ty cung cấp các dịch vụ liên quan đến HCT như dựng lều, âm thanh, điện, dọn, rác, bảo hiểm… đều tham gia như cũ và không tăng giá. Nói chung, mọi sự chuẩn bị cho HCT đều diễn ra đúng
với dự trù của BTC, từ việc tổ chức, mời quan khách và đồng hương đến tham dự. Chiều thứ năm sau khi bốc thăm chọn lều, các chủ gian hàng đều hài lòng, mặc dù
có một vài gian hàng còn bị sình lầy do ảnh hưởng của trận mưa mấy ngày trước, nhưng tất cả đều vui vẻ chuẩn bị cho ba ngày HCT.
Rất tiếc vì ảnh hưởng của cơn bảo Oswald, cơn mưa chiều thứ sáu đã làm cho toàn bộ HCT bị ngập nước. Mặc dù BTC đã nổ lực hết sức để bơm nước ra, nhưng vì cơn mưa quá lớn và kéo dài quá lâu nên khu vực HCT đã ngập nước và sình lầy không đi lại được, thêm vào đó mưa lụt đã làm cho hệ thống điện nằm dưới lòng đất trong khu HCT bị chạm không sử dụng được, BTC phải mướn máy phát điện tốn gần $10,000. Cơn mưa lớn đã ảnh hưởng nặng nề cho HCT vì đồng hương thấy mưa lớn thì không đi chơi, con số người tham dự HCT năm nay chưa được một nửa năm ngoái, đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc chi thu của HCT, không chỉ riêng với công
đồng mà ảnh hưởng chung cho tất cả các gian hàng trong HCT. Một số gian hàng đã không bán được gì cả. Chúng tôi rất buồn về việc này, gây thiệt hại cho những
người tham gia mở gian hàng, nó sẽ ảnh hưởng cho việc tổ chức HCT năm tới.

Mặc dù rất buồn vì HCT năm nay không được như sự mong đợi, nhưng trong cái khó khăn của cộng đồng trong mấy ngày qua, chúng ta đã thấy được tấm lòng của mọi người trong cộng đồng. Sáng thứ bảy, BTC đã kêu gọi một số anh em đến phụ bơm nước ra, mọi người đã vui vẻ đến ngay. Anh em trong Hội Cựu Quân Nhân, anh em trong các nhóm thiện nguyện thường giúp cộng đồng, quý anh trong Liên Trường Kỹ Thuật VN đã mang cơ giới, máy móc đến đào mương thoát nước, bơm nước, xúc cát, bang đất. Gần 100 thiện nguyện viên già trẻ đã làm việc suốt ngày thứ bảy để tạo sự khô ráo cho khu vực chính HCT. Các đài phát thanh đã tích cực hỗ trợ, liên tiếp thông báo, phỏng vấn chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự HCT. Khi nghe nói khu vực lều khán đài chính bị ngập nước sẽ ảnh hưởng đến lễ khai mạc vào buổi chiều, một số thương gia tại Bankstown đã tự quyên góp số tiền là $6,000 để bảo trợ cho việc lát sàn gỗ cho khu lều chính. Sự chia sẻ chân tình của mọi người đã làm cho anh em trong BTC rất cảm động và lên tinh thần rất nhiều. Một số đông đồng hương đã chia sẻ là thấy BTC kêu gọi tha thiết quá nên chúng tôi đi tham dự HCT để hỗ trợ. Một hành động đáng quý nhất là một số đoàn thể trẻ giúp bán vé như Gia Đình Phật Tử, Thiếu Nhi Thánh Thể đã tặng lại cộng đồng số tiền thù lao vì thương cộng đồng, thấy BTC cực khổ vất vả quá. Thật là quý quá hoá. Trong cơn hoạn nạn mới thấy tấm lòng mọi người. Thay mặt BCH/ CĐNVTDU/NSW, chúng tôi xin chân thành cám ơn mọi chia sẻ, giúp đỡ của mọi thành viên trong cộng đồng. Nhất là sự quan tâm, chia sẻ của các bạn trẻ, thế hệ thứ hai. Đây chính là sức mạnh của CĐ. Chúng ta có thể vững tin là CĐ chúng ta ngày càng vững mạnh..

Hư Vô

Thông cáo trúng giải Văn Thơ Lạc Việt 2012


Mục đích của Cơ Sở Văn Thơ Lạc Việt là cùng với tất cà người Việt Tỵ Nạm hải Ngoại giữ lại nền văn hoá Sài Gòn cũ sau 1975 và đã đến lúc chúng ta phải nghĩ tới một cách nghiêm túc để chống đối một nền văn hoá Cộng Sản quốc nội lai căng mất gốc vô đạo đức đang dần đi tới sự tàn phá một hê hống ngôn ngữ nhân bản bằng những chữ những câu sáo rỗng vô nghĩa.
Theo truyền thống, cơ sở Văn Thơ Lạc Việt tiếp tục tổ chức Giải Văn Thơ Lạc Việt hàng năm kể từ năm 2008 đến nay.

Trong năm 2012, các vị cố vấn và giám khảo như sau :

Nhà Thơ Hà Thượng Nhân (vừa qua đời).
Nhà báo bình luận gia Sơn Điển Nguyễn Viết Khánh.
Học Giả Đặng Cao Ruyện
Nhà Thơ Dương Huệ Anh
Nhà Văn, Biên Khảo Diệu Tần
Nhà Văn Hồ Nam
Nhà Văn/Thơ Phan Bá Thụy Dương
Nhà Văn Thế Phong
Nhà Văn/Thơ Việt Dương Nhân
Nhà Văn Giao Chỉ
Nhà Thơ Đông Anh
Nhà Báo Thư Sinh
Nhà Thơ Hư Vô
Nhà Thơ Lu Hà

Cách chấm bài thi giải Văn Thơ Lạc Việt:

Ban biên tập cắt tên tác giả và đánh số mật mã từng bài của mỗi tác giả và chuyễn qua ban sơ khảo. Băn sơ khảo đọc chấm điểm và tuyển lựa những bài cao điểm đúng tiêu chuẩn chuyễn qua ban chung khảo. Ban chung khảo chấm điêm và đưa trở lại cho ban điểu hành.

Ban điều hành lấy trung bình cộng của mỗi bài trên những số điểm giám khào chung khảo đã chấm và ráp tên tác giả vào bài theo số mật mã.

Ban Điều hành lập một buổi họp trình bày cho những giám khảo chung khảo rõ định vị của mỗi bài thi, và tuyến bố tác giả trúng giài.

Hệ thống chấm bài thi giài Văn Thơ Lạc Việt áp dụng cho cả hai môn văn và thơ.

Dựa vào những căn bản hệ thống chấm thi trên xuyên qua buổi họp ngày thứ năm 31 tháng 5 năm 2012 tại nhà hàng Cao Nguyên lúc 11 giờ trưa những tác giả có tên dưới dây trúng giải Văn Thơ Lạc Việt 2012 :

Đối với Văn:
Sống Chết Cho Tình Yêu- Tác giả : Tâm Ngọc Giải nhất.
Giáng sinh tên miền đất- trọ Tác giả : Lê Ngọc Huyền Giải Nhỉ
Ở Nơi Đất Nước Mặt Trời Lặn- Tác Gỉa : TrầnKhải Thanh Thủy Giải ba
Cám Ơn Chị Việt Nam- Tác giả : Hồng Thủy Giải khuyến khích

Đối Với Thơ :
Theo như tổng kết điểm và buổi họp định vị của giải thi thơ Văn Thơ Lạc Việt 2012.
Các vị giám khảo đều đồng ý quyết định không phát giải NHẤT và NHÌ.

Lòng Vòng- Tác giả : Trần Đông Phương Giải ba.
Hoa Nở Trên Quê Hương- Tác giả : Từ Thanh Hà Giải Khuyến Khich.

Chúng tôi, Ban Điểu Hành thành thật cám ơn quí vị giám khảo và thông cáo tới quí vị trúng tuyển Giải Văn Thơ Lạc Việt 2012 như danh sách trên, đồng thời xin quí vị liên lạc thẳng với ban điểu hành tại số điện thoại hay e-mail dưới để sắp xêp nhận lãnh giải.:
Nhà Văn Chinh Nguyên (408) 279-2532 cnchinhnguyen7@gmail.com
Nhà Thơ Đông Anh (408) 896-0158 dongandt@2yhoo.com

Bài Văn trúng giải hạng 3

Ở NƠI ĐẤT NƯỚC MẶT TRỜI LẶN

Trần Khải Thanh Thủy 

Có lẽ chưa ở đâu chất lượng công dân lại thấp kém như ở Việt Nam. Nếu Abrcham Maslow đã từng đưa ra thuyết năm nhu cầu của con người gồm : Nhu cầu tồn tại, nhu cầu an toàn, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu tự khẳng định mình thì ở Việt Nam, chiêm nghiệm từ cá nhân tôi và gần 80 triệu dân kém may mắn khác, cả năm nhu cầu đó đều bị khiếm khuyết trầm trọng, xin được dẫn chứng cụ thể sau :

I. Nhu cầu tồn tại (gồm ăn, mặc, ở) :

Ai cũng biết Việt Nam là một đất nước nghèo nhất nhì khu vực Đông nam á, với thu nhập GDP vẻn vẹn dưới 1000 USD một đầu người một năm(*) kém cả Laò, Căm pu Chia, còn so với các châu lục khác trên thế giới, Việt Nam đứng ở vị trí 184 trên tổng số hơn 200 nước, chỉ hơn vài hòn đảo Châu Phi mà thôi. Cho dù ở thập kỷ 70, so sánh giữa Sài Gòn, hòn ngọc viễn đông với Thái Lan, Việt Nam cao gần gấp đôi. Nói chính xác hơn nền kinh tế của Thái Lan khi đó chỉ bằng 55% của Việt Nam. Hàn Quốc cũng chỉ bằng 85%. Khắp mảnh đất trù phú phương Nam đã mọc lên hàng nghìn trang trại nuôi bò, đìa tôm, rừng thông, đồn điền cao su. Công nghiệp có cả hãng sản xuất hon đa, ô tô của Nhật. Từ khi “giải phóng Miền Nam”, “thống nhất đất nước”, người dân cũng được “giải phóng” khỏi sự giàu có, sung sướng, một hạnh phúc có sẵn và mức sống trên thời đại do chế độ Mỹ – Thiệu để lại. Vì điều nhỡn tiền này mà người dân phải đặt thành lời ca câu hát, nghe thật nghịch nhĩ nhưng trung ngôn: “Đi ta đi giải phóng Miền Nam, đi đến khi nào người dân không còn cái quần, thì ta còn chiến đấu quét sạch chúng đi , lời bác xui dại bên tai, chiến đấu cho đến ngày Nam Bắc nghèo bằng nhau”.

Nền kinh tế Miền Nam đang từ một xã hội phát triển, tiêu thụ, từng là thị trường đầu tư của Mỹ, chỉ vì dính líu đến Miền Bắc xã hội chủ nghĩa với nền kinh tế quan liêu bao cấp (đồng nghĩa với sự bố thí) nên buộc phải mang nghiệm âm. Kinh tế sa sút, đói kém chưa từng thấy. Người người ra đi, nhà nhà ra đi, trong khi nhà nước ra sức tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh về một cuộc chiến tranh thần thánh, về cuộc sống mới tươi đẹp đang mở ra trước mắt, trong xã hội giàu đẹp, văn minh, nhân đạo gấp triệu lần tư bản, thì người dân ngậm đắng nuốt cay với những câu châm ngôn bất hủ của thời đại mình: “Hoặc là con nuôi má, hoặc là con nuôi cá, hoặc là má nuôi con (trong tù)…Kết cục, dù nhà nước dùng mọi biện pháp ngăn chặn làn sóng di tản ồ ạt này , song số người ra đi vẫn trùng trùng lớp lớp. Không phải Nam tiến ,bắc tiến mà là…Biển tiến . Người chết la liệt trên bờ biển đông. Ngàn vạn con cá mập sống bằng thân xác thuyền nhân . Biển biến thành mồ  vùi chôn vĩnh viễn cả triệu con người …Vì nhu cầu tồn tại, họ phải ra đi bởi cả ba yếu tố ăn, mặc, ở khi đó đều không đáp ứng được nguyện vọng tối thiểu của họ . Ăn chỉ có: “Bo bo trộn với mì, và đồng lương mỗi tháng dăm ngàn , ngày đi như trong đêm sâu , qua hết rồi những tháng năm vui tươi”... Đói vàng mắt, đói triền miên, đói thấy ông bà ông vải. Cái đói len lỏi vào tận bữa ăn, giấc ngủ. Bao nhiêu đứa trẻ lớn lên, ba mươi năm sau còn bị ám ảnh bởi câu nói của ba má khi đó: “Thôi hôm rày hổng có chi đâu, tụi bay lên giường mà ngủ sớm, ráng giữ sức mà sống, mai tính tiếp”. Có lẽ không câu nào chính xác hơn câu nói mà người dân tự đặt ra trong thời kỳ này: “No đột xuất, đói triền miên”, và câu hát của bọn trẻ trong những đêm mất ngủ: “Đói lắm nội ơi, suốt đêm em nằm em quấy, rét lắm ba ơi, sao nhà chẳng có chiếu chăn, đói khổ thế này bao giờ mới được ăn no?

Cho đến bây giờ dù sau 25 năm đổi mới (tính từ thời điểm 1986, khi tổng bí thư Đảng là Trường Chinh, tức Đặng Xuân Khu ra khẩu hiệu: “Đổi mới hay là chết ? Phải biết rẽ ngoặt tư duy” tình hình có biến chuyển hơn, song so với thế giới, giữa thời hội nhập toàn cầu này vẫn là một trời một vực, bởi sự nghèo khó nào cũng có nguyên nhân sâu sa, căn bản của nó, đó là nạn tham nhũng tràn lan, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài

Là dân thường nhưng hầu như ai cũng biết tầng lớp lãnh đạo Việt Nam có cả vài chục tỉ đô la gửi ở ngân hàng Thụy Sĩ (nhờ tiền bán đất đai tài nguyên thiên nhiên làm sân golf, bãi biển, nhà hàng, khu vui chơi, du lịch, giaỉ trí , kéo dài cả 30 đến 50 năm cho liên doanh nước ngoài), còn người dân mỗi ngày bị thu hẹp diện tích sử dụng trên chính mảnh đất quê hương mình .

Trong khi nhu cầu ăn, mặc ở của đa số lãnh đạo vượt quá mức cần thiết thì phần đông người dân không được đáp ứng. Về ở, lãnh đạo nào cũng có dăm bảy biệt thự, khách sạn nhà hàng, trải khắp ba miền đất nước, rộng vài trăm mét vuông, thì người dân kiếm được 5 đến 10 mét vuông đã khó .Ngay chỉ thị của nhà nước cộng sản  đề ra: “Phấn đấu mỗi đầu người dân từ 5 mét vuông trở lên”, song nhiều nhà vẫn ba, bốn thế hệ, cả chín, mười con người ở chen chúc trong những căn hộ sập sệ cấp bốn, vẻn vẹn 20 đến 30 mét vuông. Sinh viên, học sinh , công nhân thuê nhà cũng chỉ dám mỗi người từ 2 đến 3 mét, kẻo tiền thuê nhà choán hết quỹ lương của họ, trong khi còn bao nhu cầu thiết yếu khác, đâu chỉ có ăn, mặc, ở. Vì thế khi nhà nước yêu cầu các đối tượng này phải thuê nhà với diện tích mỗi đầu người từ 5 mét vuông trở lên thì dân tình la oai óai , bởi một nhà 9 đến 12 mét vuông cho bốn đến sáu người đã là 1,2 đến 1,5 triệu một tháng. Nếu gấp đôi thì hỏi họ đào đâu ra? Ai chẳng có nhu cầu ăn sung mặc sướng, song cứ vung tay quá trán trong khi quỹ lương quá hẹp, họ đành chép miệng làm theo câu ví dân gian: “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”. Với mức lương chưa đầy 1,5 triệu 1 tháng , tiền thuê nhà đã chiếm mất một phần ba đến một phần tư, họ chỉ ăn quấy quá rau cháo cho xong , mặc thì hoặc là hàng chợ Trung Quốc, hoặc hàng thùng si đa , cốt lành lặn, kín đáo là được, ai dám chơi cái áo vài triệu bạc, calavát 250 ngàn , hay áo lót hàng hiệu trên dưới trăm ngàn?

Ngay trong thời kỳ “đổi mới tư duy” này , nhà văn quân đội Khuất Quang Thụy cũng rẽ ngoặt tư duy thơ để bần thần thốt lên:

Sống mới khó làm sao
Nữa là còn sáng tạo
Nữa là còn tranh đấu
Nữa là còn yêu nhau?

Xem ra nhu cầu thiết yếu đầu tiên trong năm nhu cầu mà Arbham Slow đưa ra với người dân Việt Nam, có đến 80% không được đáp ứng, chỉ 20% còn lại thuộc tầng lớp lãnh đạo, con ông cháu cha hoặc con cháu Việt Kiều là được toại nguyện, thỏa mãn . Điều nghịch lý mà không hề nghịch nhĩ là trong khi bụng cán bộ lãnh đạo biến thành nấm mồ chôn sơn hào hải vị ,thì bụng người dân là một nấm mồ rỗng hoặc chỉ được lèn bằng rau dưa, thậm chí nhu cầu rau xanh cũng không đủ đáp ứng .Vùng rừng núi Quảng Bình nơi Tố Hữu từng viết” Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình” , thiếu rau đến nỗi người dân phải đẽo hết gai xương rồng đi, đem ngâm nước cho chảy mủ rồi luộc lên ăn thay rau… Thật chưa khi nào khoảng cách giữa giàu và nghèo lại lớn như ở Việt Nam. Nói cách khác, chưa thời nào làm quan sướng như thời Cộng sản, và ngược lại chưa thời nào làm dân khổ  như thời Cộng sản. Bản thân người viết bài này , nhờ mạnh dạn đi bên lề trái, biết rẽ ngoặt tư duy, dám buôn lậu chữ nghĩa qua biên giới, lật mặt trái tấm huân chương của Đảng, đòi hỏi tự do cho Việt Nam mà đựơc anh em, bè bạn, bà con, cô bác và các tổ chức tiến bộ trên thế giới biết tới, đùm bọc, che chắn nên nhu cầu trên mới được cải thiện. Nếu không dù làm giáo bản, giáo làng hay làm phóng viên báo đảng, vẫn là cảnh “ăn theo, nói leo” hoặc “ăn cơm rau vật nhau với trẻ”, nghèo mạt vận, nghèo kiết xác, sớm muộn cũng bị dồn vào cái máng lợn khổng lồ như số đông người dân Việt Nam, đặc biệt là các tầng lớp nông dân, công nhân, sinh viên và dân nghèo thành thị (vì không chịu làm bồi bút, bốc thơm các tư tưởng độc đoán, dốt nát, bốc mùi độc tài của đảng)

II- Nhu cầu an toàn:(Gồm cả an toàn về tính mạngtài sản)

Kể từ khi cướp được chính quyền từ tay nhân dân, Đảng cộng sản đã áp dụng phương pháp cộng tất cả tài sản của người dân lại bỏ vào túi cán bộ .Hàng ngàn ngôi biệt thự cao cấp của Pháp để lại , mỗi lãnh đạo chiếm cứ một căn riêng , rộng từ 150 đến vài trăm mét , các căn may mắn còn xót lại lập tức biến thành khu chung cư chật chội đông người. Cả 15,20 gia đình gồm hơn 100 con người bị dồn vào đó, ăn đời, ở kiếp, sinh con, đẻ cái mà diện tích mỗi người không quá 2 mét vuông , còn tài sản thì bị cướp trắng . Sau mỗi đợt cải tạo công thương nghiệp ở Miền Bắc, tư sản mại bản ở Miền Nam , dưới những khẩu hiệu mỹ miều: “Không tồn tại chế độ người áp bức bóc lột người”. Vì vậy trừ tầng lớp lãnh đạo, tất cả phải nghèo khổ, mạt hạng như nhau. Biết bao gia đình giàu có do làm ăn chân chỉ hạt bột, thức khuya dậy sớm bị quy thành địa chủ , bị cướp trắng cả tài sản lẫn tính mạng . Bao công ty hợp doanh bị xung vào công quỹ …

Trên thực tế, sau ngày Miền Nam bị cưỡng chiếm, tuy không xảy ra một cuộc tắm máu nào nhưng, nhưng sau vẻ hiền hòa êm ả giả tạo đó là cả một hỏa diệm sơn nóng bỏng thiêu đốt bao thân phận con người. Người ôm hận mà chết vì cả đống tài sản tích lũy được do năng động, đầu tư phút chốc rơi vào tay cán bộ lãnh đạo và bọn lâu la dưới quyền. Hàng triệu người phải đi học tập cải tạo (thực chất là chết dần chết mòn trong nhà tù khổng lồ của cộng sản) .Không những tính mạng không đảm bảo mà cả tài sản cũng không cánh mà bay.

Trong khi người dân Miền Nam bàng hoàng vì sự cướp bóc mang tầm thế kỷ , thì người dân Miền Bắc cũng phải trải qua thời kỳ đen tối không kém .Hễ nhà nào mọc lên hai tầng thì y như rằng được coi là “tài sản bất minh” , do buôn lậu đầu cơ, tích lũy gian lận mà có, và lập tức phải xung vào công quỹ như: Vườn trẻ , mẫu giáo, trường tiểu học một thời gian để sau đó hợp pháp hóa thành nhà riêng của các lãnh đạo  cơ quan đầu thành, đầu tỉnh

Cho đến tận thời điểm 2011 này, sự an toàn về tài sản và tính mạng của người dân vẫn chưa hề được đảm bảo . Đối với người dân, tài sản của họ chính là đất đai của tổ tiên, song : “Khi dân ở chỉ là nơi đất ở, khi quan mua đất bỗng hóa tấc vàng” , nên lãnh đạo địa phương tha hồ bỏ tấc đất, tấc vàng vào túi mình, dưới các dự án treo, trung tâm dịch vụ ma v.v Ngay vùng rừng núi Bắc Ninh , Bắc Giang núi đồi thưa thớt , đất trống hoang hóa cũng bị cái lưỡi công nghiệp hóa và bàn tay cáu bẩn của lãnh đạo cộng sản liếm láp . Nhiều nhà mất toi cả ngàn mét vuông . Bình quân mỗi đầu người hiện tại chỉ còn trên dưới 100 mét vuông ,không thể trồng lúa được, họ đành vứt ráo cả cày bừa, liềm hái cho đồng nát rồi đi làm thuê, làm mướn kiếm ăn…Từ kho thóc, đụn gạo cất giữ trong mỗi nhà thành vác rá ăn đong từng bữa…Đồng tiền gắn liền khúc ruột, vì mất đất vô cớ mà bao nhiêu con người phải vùng lên đánh đổi tính mạng mình để tài sản không rơi vào tay lũ cướp ngày là bọn ma cô cộng sản, song ruộng đất cứ mất, người vào tù cứ vào , nườm nượp, bất chấp lý do, nguyên cớ

Đối với các nhà đối kháng dân chủ , bất đồng chính kiến , thì nhu cầu an toàn còn bị đe đọa từng ngày . Kể từ đầu năm 1999, khi tác giả gửi chùm bài đầu tiên ra nước ngoài, qua một người bạn ở Đức về, lập tức bị công an Đảng bám riết từng ngày. Từ cửa nhà đến khu vườn trẻ (nơi tác giả gửi con), chợ búa hay tòa soạn báo (nơi tác giả làm việc )…đâu đâu cũng có bóng dáng slochome nội hóa, mặc thường phục theo dõi, bám đuổi từng ngày, từng giờ, cuối cùng là bắt nóng vào ngaỳ  22-10-2002, chỉ vì trong túi có một tập tài liệu trên mạng và vài bài viết của chính tác giả mà công an cho là tài liệu ngoài luồng, phản động, cấm phổ biến, phát tán . Ngay trong ngày hôm đó cả nhà tác giả bị lật tung tận nóc để thu đi hơn một ngàn đầu tài liệu (trọng lượng 6 kg giấy tờ, văn bản) trong đó có cả vài tác phẩm kinh điển như “Đêm giữa ban ngày”, “Tổ quốc ăn năn”, “Viết cho mẹ và cho quốc hội” v.v

Tính cho đến thời điểm này , sau hàng chục lần bị chặn đường bắt giữ, với dủ thứ lý do trâng tráo, bịa đặt (chứng tỏ bản chất bỉ ổi, đê tiện, hạ đẳng của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam)…Nào buôn ma túy, nào bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới, nào có hành vi đe dọa giết người v.v và v.v, còn thêm hai lần ngồi tù, tính mạng ngàn cân treo sợi tóc, nhà cửa bị phá nát, giá trị tài sản gồm phương tiện đi lại và phương tiện làm việc như xe máy, ổ USB, máy com pu ter, máy in, máy scan, điện thọai di động v,v lên tới vài trăm triệu đồng…bởi cứ mỗi lần bị bắt, bị khám xét hành chính là mỗi lần tài sản bị cướp trắng, được hóa giá ngay trong các văn phòng, công sở của  cơ quan công an …Đó chỉ là một ví dụ hùng hồn sinh động trong số hàng nghìn các chiến sĩ dân chủ dân oan, lực lượng đối kháng  khác ,như tôn giáo, nhà báo, doanh nhân v.v Người nào cũng bị đe dọa về tính mạng và tài sản. Hơi một chút là bị bắt, bị tịch thu trắng

Tất nhiên, nếu chịu đựng được kiếp sống như giun như dế mù lòa, đảng bảo sao nghe vậy ,bắt bán đất đang canh tác với giá rẻ mạt , tự nguyện chấp nhận cuộc sống nghèo nàn , túng quẫn, chịu thiến hết chất anh hùng thời đại đi , chỉ còn lại chất tôi đòi hèn mạt . Nghèo đói cũng không được mở miệng ta thán . Khổ sở cũng cắn răng mà chịu đựng , bao bất công ngang  trái cũng phải vùi chôn. Khi đó cái tính mạng  tả tơi ,rách tướp mới được đảm bảo và chút tài sản không đáng giá mới không bị tịch thu.

III Nhu cầu giao tiếp: Nhà giáo dục đại tài của Nga- Xulômkhinxki nhận định: “Ta sống giữa mọi người, niềm vui lớn nhất là niềm vui giao tiếp” . Song ở Việt Nam, ngôn ngữ giao tiếp chỉ ở trong giới hạn cho phép , ví dụ trong công việc xã giao, trong vòng vây của cuốn sổ chi tiêu gia đình chật hẹp …Ngược lại, nếu không biết giữ mình trong giới hạn đảng quy định, lập tức lên trình diện tại đồn công an phường dài ngày hoặc đi tù mút chỉ ngay. Chỉ cần năm bảy người tụ tập giao tiếp với nhau , lập tức có con mắt thần của Đảng chiếu vào , tóm sống, đơn giản vì nếu không gặp nhau tụ tập mở xới bạc, cũng là hành động mờ ám, khuất tất : Hội họp để tuyên truyền kích động chống đối chính quyền v.v

Trong khi Việt Nam xã hội hóa về măt nói dối , thì những người càng có nhu cầu giao tiếp lành mạnh , càng hay bị chú ý, không đơn thuần như cách ví dân gian : Giếng ngọt bị cạn trước , cây thẳng bị chặt trước, mà còn là tội không chịu đồng nhất mình với đảng, trưởng thành trong nỗi…coi thường các đồng chí . Từ lãnh đạo đảng viên đến những kẻ ăn theo, nói leo ,tự nguyện ôm chân các đồng chí đều coi việc nói dối là phương tiện cứu cánh trong mọi trường hợp v.v cho nên thói quen nói dối để lấy lòng cấp trên, nói dối để được việc đã trở thành phổ biến . Từ trước năm 1945, trong bóng đêm  nô lệ, người dân chỉ đồn thổi, lưu truỳen câu ca: “Thằng cuội ngồi gốc cây đa,  bỏ trâu ăn lúa gọi cha bời bời”, thì giờ đây thằng cuội đã ngồi gốc trung ương rôì… Càng quyền cao chức trọng, càng giao tiếp  lắm,  thì càng gian dối nhiều

Từ đầu năm 2006, đích thân thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hùng hồn phát ngôn: “Nếu không chống được tham nhũng, tôi sẽ xin từ chức”… Song từ chức vị thủ tướng bao gian dối đẻ ra bời bời. Vì thế câu ca mới được người dân Việt Nam truyền khẩu:

Thằng cuội  ngồi gốc trung ương
Bỏ dân chết đói , tha hương xứ người…
Năm xưa Cuội nói cuội cười,
“Tham nhũng không chết tôi rời ghế ngay”
Năm nay vẫn chiếc ghế này
Cuội bai bải cãi: “Tại mày bầu tao”
Cuội ơi từ chức đi nao
Kẻo quân Tàu cộng nó vào Việt Nam
Cuội càng gian, nhũng càng tham
Dân Nam đói khổ, băm vằm Cuội ra

Kể từ năm 1945, khi đảng nắm quyền cai trị dân , nhu cầu giao tiếp đã bị thay đổi tận gốc, đặc biệt sau cuộc cải cách long trời lở đất, long cả đạo lý cha ông (1953-1957) một loạt địa chủ bị quy oan , chỉ vì đảng bằng sự tài tình và sáng suốt của mình , đã phát động  phong trào đấu tố gay gắt trong gia đình làng xã ,nơi bao năm yên bình lịch lãm , nghĩa tình thơm thảo sẻ chia ,bảo ban nhau theo đạo lý cha ông:

Công cha như nước thái sơn
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha 
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Đảng cộng sản Việt Nam, chui từ quốc tế  cộng sản  ra , lại dạy ngược lại :

Công cha như rác, như phân
Nghĩa mẹ như nước… trong quần chảy ra
Giơ tay chỉ mặt  mẹ  cha 
Mày là cộng sản  tao xa lìa mày

Từ đó giao tiếp ngày càng  rời xa giá trị căn bản của đời sống. Đạo đức luân lý bị đảo lộn , giao tiếp chỉ còn mang tính xã giao cho qua ngày đoạn tháng , theo kiểu bằng mặt chứ không  bằng lòng, khi buộc phải nói thật, lập tức trên  miệng họ roi rói những câu chửi thề, chửi tục.Tệ nói bậy, nói láo, nói lấy được, nói không cần suy nghĩ đã  trở thành đặc tính căn bản  của người Việt Nam trong thời đại xã hội chủ nghĩa. Nếu tiếng nói là  hơi thở của tâm hồn thì thật kinh hãi cho nhu cầu giao tiếp ở Việt Nam, vì đó là những tâm hồn bệnh hoạn, mù lòa, bẩn tưởi, tăm tối của đa số người dân Việt ,  cũng là sản phẩm tất yếu dưới sự lãnh đạo duy nhất  của  đảng…Tất cả những gì đi chệch sự lãnh đạo đúng đắn này đều bị đe dọa nghiêm trọng,  đến mức người dân phải lẩy kiều của  Nguyễn Du để thở than :

Đau đớn thay lời thật thà
 Không vào nhà đá cũng là trại giam
Hoan hô cộng sản  Việt Nam
Bắt người lương thiện dẫu nhầm không tha

IV- Nhu cầu  được tôn trọng và tự  khẳng định mình

Có lẽ hai nhu cầu  này ở Việt Nam vẫn còn là điều xa lạ với số đông người dân. Trong khi một công dân Mỹ được người lớn giáo dục: “Nếu mày giỏi, mày có thể ra ứng cử tổng thống, mày dốt thì làm thợ mộc , nhưng phải bảo vệ quan điểm  của  mày đến cùng , có như thế mới là mày”

Ở Việt Nam, từ khi có đảng  đến nay, người dân đã quen với việc “cha mẹ sinh con, đảng,  đoàn, xã hội  chủ nghĩa sinh tính, nhất nhất phải tuân theo đảng và lãnh đạo cấp cao, tất cả đều bị cào bằng, sơ đồ hóa, đều chằn chặn như những ngọn cỏ bị xén, nhìn xa tưởng đẹp ,nhưng còn đâu chỗ  đứng cho thiên tài?

Nhờ  nhu cầu  này – được tôn trọng và tự khẳng định mình mà nước Mỹ có một Ê Đi Sơn lừng vang thế giới với hơn một nghìn sáng kiến lớn nhỏ khác nhau , trong đó nổi bật lên là điện chiếu sáng, điện thoại, máy điện toán v.v , từ bóng đêm nô lệ ,nhờ điện, loài người thực sự thay đổi, làm chủ khoa học, làm chủ thiên nhiên , làm chủ bản thân, thông qua các phát minh vĩ đại của  Ê đi Sơn

Trong bối cảnh Việt Nam, vì cách hiểu bình quân chủ nghĩa, lối áp dụng máy móc và đơn giản hóa mọi chuyện đã xóa đi không biết bao nhiêu phẩm  chất cá nhân độc đáo và riêng tư.  Tất cả,  từ luật sư, kỹ sư, danh nhân, học sinh  đều ước lệ ,tẻ nhạt, tự thỏa mãn ở mức trung bình , vô thưởng vô phạt ,trình độ dân trí vì thế bị hạ thấp và đánh đồng như nhau, tất cả đều dừng ở mức phong trào,  mang nặng tính phổ cập nhưng không thể nâng lên tầm chuyên nghiệp trong mọi lĩnh vực văn hóa, khoa học, xã hội ,kinh tế v.v … Thật đáng buồn và không khỏi lo lắng cho tương lai dân tộc, vì sẽ để lại hậu quả lâu dài. Về kinh tế, 50 năm sau có thể hồi phục, duy trì, thoát khỏi nghiệm âm (so với thời điểm 1970 tại Miền Nam,  Việt Nam, song tâm lý đã ăn sâu vào tiềm thức của dân tộc thì cả trăm năm sau khó có thể xóa nhòa,  thay đổi được.

Vì muốn khẳng định mình, tạo ra bước tiến cho dân tộc Việt Nam mà một loạt các nhà dân chủ ,lực lượng đối kháng xuất hiện, người mở lớp dạy nhân quyền cho học viên (Lê thị Công Nhân) người thành lập ủy ban nhân quyền (Nguyễn văn Đài) , người thành lập khối 8406 (Đỗ Nam Hải ) người ra mắt hội dân oan Việt Nam, người tổ chức treo khẩu hiệu, thả bóng bay nhân quyền             ( Nguyễn Xuân Nghĩa, Vũ Hùng, Nguyễn văn Túc, Ngô Quỳnh, Nguyễn Kim Nhàn , Nguyễn văn Tính , Phạm văn Trội, Ngô mạnh Sơn ) v.v  Người tọa kháng tại nhà phản đối chính sách ươn hèn của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa  Việt Nam, trong việc dâng đảo Hoàng sa và một phần Trường sa cho Tàu cộng (Phạm Thanh Nghiên ). Người tham gia vào diễn đàn kinh tế ,viết bài chỉ rõ vị thế của  đồng tiền Việt Nam  đang bị mất giá thảm hại , lạm phát từ đầu thiên niên kỷ thứ 3 đến nay là 80% (Trần Huỳnh Duy Thức). Người không chịu tuyên thệ với đảng  cộng sản  Việt Nam( Nguyễn Tiến Trung). Người dịch trang web: “Thế nào là dân chủ của Đại sứ quán Mỹ sang tiếng Việt (Phạm  Hồng Sơn). Người chỉ rõ nguy cơ của  Việt Nam dưới sự lãnh đạo “sáng  suốt” của đảng: Chính trị lùng nhùng, kinh tế bế tắc, đạo lý đảo lộn , nhân cách xói mòn, pháp  luật tồi tệ , đời sống đói nghèo dân tình kiệt quệ v.v (Nguyễn Vũ Bình ) v.v mà lần lượt tất cả phải vào tù, tra tay vào còng, đứng trước vành móng ngựa của đảng cộng sản, lĩnh án từ 3 đến 16 năm tù.

Một nghịch lý ở Việt Nam là càng hiểu  biết, càng trở nên nguy hiểm, càng không được tôn trọng, càng bị phân biệt đối xử. Trong khi ở Sanhgapore, một nhân viên bảo vệ khách sạn cũng phải biết ít nhất ba ngoại ngữ , tiếng mẹ đẻ, tiếng Anh, tiếng  Pháp …thì ở Việt Nam vang vọng câu ca: “Giàu nó ghét, nghèo nó khinh, tài giỏi thông  minh nó không sử dụng”. Người tài, dù khắc phục mọi hạn chế, đội trần vượt lên , vẫn không được xã hội cộng sản chấp nhận, huống hồ “dân ngu cu đen” còn bị bỉ bai, miệt thị đến mức nào?

Tóm lại để tồn tại ở Việt Nam, nơi đất  nước mặt trời lặn, nơi đảng cộng sản cầm quyền cai trị , thì người dân Việt không được đòi hỏi bất cứ nhu cầu  nào hết, ngoài nhu cầu tuân theo lệnh đảng, phải chia động từ “sợ” trong mọi lúc, mọi nơi, phải ép chặt ước mơ, phải kiềm chế nỗi buồn, phải gọt bớt cảm quan, phải xén mòn tâm tưởng…nghĩa là phải chịu bé hơn chính bản thân mình và mọi người, càng bé hơn tư tưởng ngu si của  đảng bao nhiêu thì càng được hưởng thái bình  bấy nhiêu. Nếu không viễn cảnh: “Toa dồn toa, chỉ vì hai tiếng tự do, nối tiếp dăt nhau ra tòa, cùng chung một kiếp tù đày” như hầu hết các nhà dân chủ  đối kháng , bất đồng chính kiến khác đang phải chịu đựng trong nhà tù cộng sản.Từ Hỏa Lò    ( Hà Nội) ; Khám Chí Hòa (Sài Gòn) Xuân Lộc (Đồng Nai) Trại 5 ( Thanh Hóa), Ninh Khánh (Ninh Bình ); Ba Sao ( Hải Hưng) v.v và v.v , không có gì là khó hiểu…Dù trong thời hội nhập Việt Nam dưới sự lãnh đạo  của  đảng cộng sản – trong một chừng mực nào đó vẫn là ốc đảo , bị bưng bít, khuất lấp trở thành góc tăm tối cuối cùng trong hành tinh nhân loại, chỉ vì chịu sự kiềm tỏa, độc đoán chuyên quyền, dốt nát và ngu muội của  cái gọi là đảng cộng sản Việt Nam

Buồn lắm thay, nơi đất nước mặt trời lặn, nên cả năm nhu cầu từ ăn, mặc ở, giao tiếp v.v  đều không tồn tại, nếu không nói trắng ra là chỉ tồn tại trên miệng lưỡi lãnh đạo  cộng sản  mà thôi ./.

Trần Khải Thanh Thủy

*Con số do đảng cộng sản đưa ra, nhưng thực chất chỉ là 5-600 USD/năm/một đầu người. Bởi hiện tại ở Việt Nam, nhiều người dân thu nhập không nổi 1 USD/ngày

Thơ Với Tình Người…Cao Nguyên


Cao Nguyên

1013692_3212399286633_903403751_n1013464_3212400206656_1875955562_n

Văn nghệ chính là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, sau suốt một ngày làm việc với biết bao chuyện phải giải quyết, về đến nhà đôi khi không ăn uống gì nổi bởi những căng thẳng, chúng ta có thể mở truyền hình xem một chương trình ca nhạc nào đó để tâm hồn được nhẹ nhàng thanh thản… đó chính là món ăn tinh thần.

Nói đến văn hóa, văn nghệ là nói đến thơ, văn, nhạc; nhưng mấy ai trong chúng ta hiểu hay biết được các Thi – Văn – Nhạc sĩ đã hy sinh biết bao thời gian, bớt đi những sinh hoạt chung cùng gia đình, đôi lúc cặm cụi ngồi sáng tác quên cả những cốc cà phê nóng hay ly bia lạnh cùng bạn bè nơi góc phố… Quả là nhờ những sự hy sinh đó mà chúng có được những vần thơ, những ca khúc để tìm lại chính mình: “đã, đang và sẽ trải qua trong cuộc sống…”

Với những ước mong đóng góp cho đời và cho người, những “người thơ” của xứ sở hiền hòa Úc Châu: Hư Vô – Hương Chiều – Lâm Hảo Khôi – Lý Thừa Nghiệp – Nguyễn Tư và Phạm Quang Ngọc đã cùng nhìn về một hướng, cùng nhau góp sức với hàng trăm bài thơ tuyệt vời qua “Tuyển tập 6 nhà thơ Úc Châu”.

ewvwefe
(Lâm Ho Khôi – Phm Quang Ngc – Lý Tha Nghip
H
ương Chiu – Hư Vô – Nguyn Tư)

 “Tuyển Tập 6 Nhà Thơ Úc Châu” đã được ra mắt độc giả Sydney trong buổi phát hành tại Trung Tâm Văn Hóa & Sinh Hoạt Cộng Đồng Người Việt Tự Do số 6-8 Bibbys Place – Bonnyrigg – NSW 2177 vào ngày Chủ Nhật 09 tháng 05 năm 2010.

Chúng tôi có mặt tại TT/VH&SH/CĐNVTD lúc 13:00 giờ, mặc dù còn rất sớm nhưng có khá đông thân hữu đã đến. Ban Tổ Chức đã chuẩn bị thật chu đáo từ những banner, âm thanh cho đến những dẫy ghế được xếp ngay ngắn chiếm toàn bộ diện tích của Hội Trường. Mặc dầu ngày phát hành trùng với ngày Mother’s day, thế nhưng quan khách và thân hữu tấp nập đến với Trung Tâm, bên trong khuôn viên không còn chỗ đậu xe, dọc hai bên lề đường bibbys Rd cũng chật kín xe đậu ra mãi tận đầu đường Bonnyrigg Ave. Đây chính là sự quan tâm của cộng đồng người Việt Hải Ngoại chúng ta về mặt tinh thần văn hóa, văn học dân tộc Việt.

Ngay cửa ra vào là bàn tiếp tân với đầy ắp những tập thơ sẵn sàng để các quan khách, thân hữu cùng đồng hương đón nhận.  Chúng tôi nhận thấy có sự hiện diện của Ông Phạm Hoài Nam (Chủ Nhiệm bán Tuần Báo Việt Luận), Ông Thuyền Nhân (Chủ Tịch Trung Tâm Văn Bút Sydney), Nữ Sĩ Tô Châu, Ông Phạm Quang Ngọc (Trưởng GĐ/Thủ Đức NSW) cùng đông đảo anh chị em nghệ sĩ.

Đúng 14:30 giờ, tất cả Hội Trường bừng lên với Quốc Ca Úc Việt, sau đó là một phút mặc niệm để tưởng nhớ đến các bậc Tiền nhân đã có công dựng nước, các chiến sĩ đã hy sinh thân mình bảo vệ nền Tư Do, Dân Chủ, nhất là các nhà đấu tranh văn hóa đã ngã gục trong công cuộc chiến giành lại Dân Chủ và Nhân Quyền tại Việt Nam.

Sau phần nghi lễ, để mở đầu chương trình Thơ Nhạc, MC. Ngọc Hân và Phan Bách đã giới thiệu đến Quan Khách tiết mục “Thi Nhạc Giao Duyên” qua bài thơ “Chúng Mình Mất Hết, Chỉ Còn Nhau” của thi sĩ Hư Vô được nhạc sĩ Phạm Quang Ngọc phổ nhạc:

“… nhà thơ bước lạc chân người trên xứ người xa lạ, không biết đâu là nhà giữa phố thị đông và mùa đông rét mướt đã làm nhà thơ chợt nhớ lại những kỷ niệm xưa trên quê hương mình, nơi đó đã để lại hình bóng thân yêu của người con gái tuổi đương thì; cho dù dòng đời có chia hai nhánh rẽ nhưng trong lòng vẫn mãi giữ nguyên những ngọt ngào để rồi ngày gặp lại cho dù đời đã như những mảnh trăng rơi rớt, cho dù thi nhân và người cũ đã mất hết, mất tất cả nhưng vẫn luôn cảm nhận được sự còn lại bên nhau thật trọn vẹn như thuở ban đầu:

Tìm được lối về, trăng rơi xuống đất
Chúng mình mất hết, chỉ còn nhau…”

Chúng ta vẫn thường nghe nói: “Trăng là một bài thơ không lời và nhạc là một bài thơ lên tiếng”, quả thật như thế khi chúng ta lắng nghe và cảm nhận được qua những vần thơ, khúc nhạc từ tuyển tập của 6 nhà thơ úc châu.

eghu
(Ông Phạm Hoài Nam.
Chủ nhiệm bán tuần báo Việt Luận Úc Châu phát biểu)

Ông Phạm Hoài Nam – Chủ Nhiệm bán Tuần Báo Việt Luân đã tâm sự cho dù Ông không hề biết làm thơ, nhưng được làm quen, chia sẻ và đọc qua những áng thơ của 6 nhà thơ Ông mới cảm thấy cuộc đời này rất phong phú và có những điều rất đáng trân quí mà trước đây Ông không nhận ra. Ông cũng khiêm nhường cho biết sự đóng góp của Việt Luận trong lần phát hành này chính là lòng biết ơn sâu xa của Ông đối với các nhà thơ đã đến với Việt Luận qua “Trang Thơ” do Thi Sĩ Hư Vô đảm trách. Ông cũng cho biết những vần thơ đa dạng của 6 nhà thơ đã hội tụ lại tạo nên một bức tranh thật sống động, tiêu biểu cho những suy nghĩ của một thế hệ đã từng sống qua một giai đoạn lịch sử thăng trầm có quá nhiều biến động, những vết thương của cuộc chiến vừa qua, những đau khổ với năm tháng tù đày mà cuối cùng là nỗi cô đơn của kiếp sống lưu vong. Bên cạnh đó những dòng thơ còn nói lên những thao thức của những tâm hồn muốn đi tìm một giải thoát tầm thường khỏi cái thân phận của con người và nỗi khát khao đi tìm ý nghĩa của cuộc sống. Một điều đáng nói là bàng bạc trong suốt những tác phẩm đã nói lên một đề tài vượt thời gian, vượt không gian, vượt qua biên giới của hận thù đó là tình yêu của con người.

Để kết cho phần phát biểu, Ông Phạm Hoài Nam nhắc lại câu nói của cố Tổng Thồng Kennedy:

“Khi quyn lc làm cho con người cao ngo, thơ li giúp cho người ta nhn ra cái gii hn ca mình.
Khi quyn lc gii hn tm nhìn ca con người, thơ văn li cho người ta s đa dng và phong phú đi này.
Khi quyn lc làm cho con người tha hóa, thơ li làm thăng hoa con người”.

Sau phần phát biểu của Ông Phạm Hoài Nam là lễ tặng hoa do bán Tuần Báo Việt Luận gửi đến 6 nhà thơ trong bầu không khí trang trọng và thân thương. Tiếp theo là nhà báo Nguyễn Toàn đại diện cho nhóm thân hữu tặng hoa cho Nữ Thi Sĩ Hương Chiều, nhân dịp này anh cũng chuyển đến Thi Sĩ Hương Chiều bó hoa của Nhiếp Ảnh Gia Thắng Nguyễn, đồng thời đại diện Gia Đình Phan Thanh Giản – Đoàn Thị Diểm cũng trao tặng cho người con của Đại Gia Đình bó hoa cùng lời chúc mừng những thành quả mà Thi Sĩ Hương Chiều đã dày công gọt giũa trong bao năm qua.

Sau năm 1975, tất cả các tổ chức của Việt Nam Cộng Hòa đều biến mất trong các tổ chức Quốc Tế, duy chỉ có Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại vẫn còn đứng vững trong Văn Bút của Thế Giới, và trước những phong ba song gió, có lúc Văn Bút Hải Ngoại đã bị rạn vỡ chia đôi, rất mong với sự dẫn dắt khéo léo của vị Chủ Tịch Văn Bút Hải Ngoại vững tay chèo lái để giữ vững tổ chức này trong một tổ chức Quốc Tế, đó là một chút gì còn lại hay nói cách khác “đó là một chút Quê Hương ngoài Tổ Quốc”.

Cũng trong buổi phát hành này, Ông Thuyền Nhân  thay mặt Anh Chị Em thuộc Trung Tâm Văn Bút – Sydney hân hạnh chào đón “Tuyển Tập 6 Nhà Thơ Úc Châu” và gửi lời chúc mừng đến 6 nhà thơ mong sao các vị luôn hăng say trên con đường sáng tác.

Ông tâm sự: “nhiệm vụ của Văn Bút là đấu tranh cho quyền ‘Tự Do Ngôn Luận’ của con người” dù trên đất nước Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào khác trên Thế Giới. Sở dĩ chúng ta hôm nay được biết đến tuyển tập 6 nhà thơ với buổi ra mắt như thế này chính là vì chúng ta có được quyền “Tự Do Ngôn Luận”; trong khi đó tất cả các nhà Văn, nhà Thơ hay các Blogger trong nước, các tác phẩm của họ không thể có được những cơ hội ra mắt như thế này vì tất cả đều đã bị bóp nghẹt bởi luật pháp của nhà cầm quyền.

xvdcdsc
(Ông Thuyền Nhân.
Cựu Chủ Tịch Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại chi nhánh Sydney)

Đọc qua “Tuyển Tập 6 Nhà Thơ Úc Châu”, chúng ta thấy nôi dung và hình thức thật đa dạng từ thơ Quê Hương, thơ Lính, thơ Tù, thơ Tôn Giáo cho đến những vần thơ trăn trở đào sâu thân phận của con người. Mỗi nhà thơ là một cõi riêng, mỗi nhà thơ là một khung trời thi văn bát ngát và tất cả đều có những vốn liếng văn chương thật đáng khâm phục…

Ông Thuyền Nhân cũng bình qua một vài tác phẩm của từng tác giả như dẫn dắt người nghe xuyên suốt cả tập thơ dầy gần 200 trang. Qua thơ của Thi Sĩ Phạm Quang Ngọc qua thi phẩm “nhớ mẹ”:

“m còng lưng quy gánh thê lương,
mt nng, hai sương, khp các no đường
m đt gánh nhc nhn trong cơn quc nn
khi lòng người phân tán
tháng tư đen! tháng tư đen!!
m khóc con, nay con đi tìm xác m…”

Nhà thơ Lâm Hảo Khôi đã viết ra những nét rất hào sảng về một thời chinh chiến cũ qua thi phẩm “lính rừng”:

“gp nhau chưa m bàn tay bt
rượu đã tràn ly h nh rng
tri đông lnh gió chiu đang xung
dn ly cười nghe đng chiến trường…”

Quả là nét hào sảng của những người trai thời lửa đạn dù cho chúng ta đều biết đến cái số kiếp của đời lính thật mong manh trong cuộc chiến khốc liệt kéo dài hơn hai mươi năm trên quê hương…

Khi có người ra đi thì cũng có người ở lại, chúng ta cùng nghe tiếng lòng của Nữ Thi Sĩ Hương Chiều qua bài “mưa về sóc trăng”:

“sóc trăng ơi, sóc trăng ơi
tnh tâm ty bao li thiết tha
chiến tranh t đàng xa
người yêu ct bước xông pha chiến trường
anh v theo chiếc huy chương
sóc trăng bun hết con đường nng phai…
ph phường đã lm đi thay
có người còn đng khóc hoài mưa xưa”

Từ nét buồn của dòng thơ của Thi Sĩ Hương Chiều lại dẫn ta qua cái nét buồn khác trong thơ của Thi Sĩ Hư Vô với bài “Chải Tóc”:

“bun nghe vết ct da đau
bóng em hóa ht bi đào ngây ngô
này em ôm sát hư
chi vào hoang phế thay b kết xưa…

Đã qua ba mươi lăm năm người Việt tỵ nạn chúng ta đã phải trốn chạy chế độ bọn cộng sản độc ác kể từ “tháng tư đen” năm 1975 xẩy ra trên quê hương ta. Xuyên qua tuyển tập thơ, ta nghe đâu đây tiếng lòng của nhà thơ Lý Thừa Nghiệp qua bài “gặp lại bạn ở Sydney”:

“cũng có lúc cht thy đi vô đo
sương mù giăng lp lp trong lòng
con nga già còn gõ nhp lưu vong
đi cho hết nhng con đường phiêu bt”

Và đâu đó ta lại được nghe tiếng lòng của nhà thơ Nguyễn Tư như chính tiếng lòng mình qua bài thơ “cơn mưa buổi sang”:

“mt si mưa mau,
hai si mưa mau,
si nào là si mưa đau,
trong lòng?!!
mưa bay,
ướt si tơ hng,
có người…
vn mãi nng lòng thương em!!?

Ngoài ra Nữ Sĩ Tô Châu cũng đã thao thao bất tuyệt qua các bài thơ của từng tác giả với trí nhớ thật đáng khâm phục vì chị diễn thuyết không hề cầm mảnh giấy nào, cả hội trường đã phải thật nhiều phen vỗ tay tán thưởng.

tgh
(Hình chụp lưu niệm nhân ngày ra mắt Tuyển Tập 6 Nhà Thơ Úc Châu. Tác giả viết bài này là Cao Nguyên- Lã Anh Dũng người ngồi thứ sáu hàng trước)

Chương trình phát hành liên tục suốt hơn ba tiếng đồng hồ với thật nhiều tiết mục đặc sắc do các anh chị em văn nghệ sĩ tại Sydney đóng góp. Quan khách ra về với những lời chúc mừng 6 nhà thơ thật chân tình, như tất cả đến dự không nhiều thì ít cũng cầm trên tay một “tuyển tập 6 nhà thơ úc châu” như một món quà thân thương chất chứa đầy tình người lẫn ý thơ.

Buổi phát hành ra mắt “Tuyển Tập 6 Nhà Thơ Úc Châu” có thể nói rất thành công từ trước đến nay tại Úc Châu, có lẽ đó chính là nhờ vào công sức đóng góp của 6 nhà thơ với đủ mọi sắc thái không khác gì một bức tranh thật sống động đem lại cho người đọc những cảm xúc như tâm sự của chính mình.

 Cao Nguyên

Chủ Biên: Người Tình Hư Vô. huvoanxuyen@yahoo.com.au

%d bloggers like this: