Hiện Tượng Cung Tiến Trong Tân Nhạc Việt. Du Tử Lê


Du Tử Lê

Chân dung nhạc sĩ Cung Tiến

Trong lịch sử tân nhạc Việt, dường như không có một nhạc sĩ nào nổi tiếng ngay với sáng tác đầu tay, ở tuổi niên thiếu, khi chỉ mới 14, 15 tuổi, như trường hợp Cung Tiến. Có dễ chính vì thế mà, có người không ngần ngại gọi hiện tượng Cung Tiến là thiên tài của bộ môn nghệ thuật này.

Nói vậy, không có nghĩa chúng ta không có nhiều nhạc sĩ (cũng như thi sĩ), bước vào sân chơi Văn Học Nghệ Thuật rất sớm. Thậm chí có người chỉ ở độ tuổi lên 9, lên 10… Nhưng để được đám đông biết đến hay, được những người cùng giới công nhận thì, chí ít cũng phải nhiều năm sau. Ở đây, chúng ta cũng không nên loại trừ trường hợp, nếu có những nhạc sĩ (hay thi sĩ) thành danh chỉ với một bài duy nhất thì, cũng có những người viết nhạc (làm thơ) trọn đời vẫn không được dư luận biết tới!

Đề cập tới những trường hợp kém may mắn này, sinh thời, đôi lần nhà văn Mai Thảo cho rằng, không phải tất cả những người bị định mệnh quay lưng đó, là những người không có khả năng hoặc, không có tài mà, chỉ vì họ không có “duyên” với văn học, nghệ thuật.

“Nếu mình chẳng may vô duyên với sự nổi tiếng thì chỉ có nước… chịu chết thôi. Chẳng thể làm gì được…” Tác giả “Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Đền” nhấn mạnh.

Như đã nói, nhạc Cung Tiến là một hiện tượng ngoại lệ. Phần tiểu sử của ông, trên trang mạng Wikipedia-Mở có thể tóm tắt như sau:

Nhạc sĩ Cung Tiến tên thật Cung Thúc Tiến, sinh ngày 27 tháng 11 năm 1938, tại Hà Nội, là một nhạc sĩ được dư luận liệt kê vào hàng ngũ những nhạc sĩ theo dòng nhạc Tiền chiến. Ông được xem như nhạc sĩ trẻ nhất có 2 sáng tác sớm được phổ biến rộng rãi là “Thu vàng” và “Hoài cảm.” Cả hai bài này được họ Cung viết năm 14, 15 tuổi. Mặc dù xem âm nhạc như một thú tiêu khiển nhưng Cung Tiến đã để lại những nhạc phẩm rất giá trị như “Hương xưa,” “Hoài cảm.”

Trang mạng Wikipedia-Mở cũng cho biết, thời trung học, Cung Tiến đã học xướng âm và ký âm với hai nhạc sĩ nổi tiếng là Chung Quân và Thẩm Oánh.

Trong khoảng thời gian 1957 tới 1963, Cung Tiến du học tại Úc, ngành kinh tế. Nhân cơ hội này, ông ghi tên tham dự các khóa về dương cầm, đối điểm, và phối cụ tại Âm nhạc viện Sydney.

Trong những năm từ 1970 tới 1973, khi Cung Tiến nhận được một học bổng Cao học về Kinh tế, của British Council để nghiên cứu kinh tế học phát triển tại đại học Cambridge, Anh quốc; ông cũng đã ghi tên tham dự các lớp về nhạc sử, nhạc học, và nhạc lý hiện đại…

Vẫn theo trang mạng kể trên thì, về ca khúc, Cung Tiến sáng tác rất ít và phần lớn các tác phẩm của ông đều viết sau 1954, trừ bài “Thu vàng,” “Hoài cảm” ông viết năm 1953 khi mới 14-15 tuổi. Tuy nhiên, các ca khúc này lại thường được xếp vào dòng nhạc tiền chiến bởi chúng có cùng phong cách trữ tình lãng mạn…

“Ra hải ngoại Cung Tiến viết nhạc tấu khúc Chinh phụ ngâm năm 1987, soạn cho 21 nhạc khí, trình diễn lần đầu vào ngày 27 Tháng Ba năm 1988, tại San Jose, California, với dàn nhạc thính phòng San Jose, và đã được giải thưởng Văn Học nghệ thuật quốc khánh 1988…” Trang mạng kể trên viết. (1)

Theo dõi sinh hoạt sáng tác của Cung Tiến, kể từ sau biến cố 30 Tháng Tư, 1975, ở hải ngoại, người ta được biết, ông dành nhiều thì giờ hơn cho việc sáng tác – – Từ phổ nhạc thơ, cho tới những công trình nghiên cứu dân ca Việt, nghiên cứu hình thái đặc thù của truyền thống Quan Họ Bắc Ninh v.v…

Bên cạnh lãnh vực âm nhạc, Cung Tiến cũng đóng góp nhiều cho lãnh vực văn học thuộc giai đoạn 20 năm Văn học, Nghệ thuật miền Nam. Với bút hiệu Thạch Chương, ông từng cộng tác với các tạp chí Sáng Tạo, Quan Điểm, và Văn. Hai trong số những bản dịch thơ văn của Cung Tiến dưới bút hiệu Thạch Chương, được nhiều người biết tới thời trước 1975 ở Saigon là “Hồi ký viết dưới hầm” của Dostoievsky, và cuốn “Một ngày trong đời Ivan Denisovitch” của Solzhenitsyn.

Cách đây nhiều năm, khi được một ký giả hỏi về ca khúc “Thu vàng” viết từ thời niên thiếu, nhạc sĩ Cung Tiến đã tiết lộ, đại ý, sự thực, đó chỉ là một bài tập trong thời gian ông mới bước vào khu rừng nhạc thuật mà thôi.

Tiết lộ này của họ Cung, từng gây nên nhiều nguồn dư luận thuận/ nghịch. Nhưng không vì thế mà “Thu vàng” có thể ra khỏi ký ức rộn rã những bước chân tung tăng, nhảy nhót thương yêu của rất nhiều thế hệ. Đó là những bước chân tung tăng đuổi theo không chỉ những chiếc lá vàng rơi mà, còn đuổi theo cả một mùa thu thơ dại trên đường phố nữa:

“Chiều hôm qua lang thang trên đường
Hoàng hôn xuống, chiều thắm muôn hương
chiều hôm qua mình tôi bâng khuâng
Có mùa thu về, tơ vàng vương vương
“Một mình đi lang thang trên đường
Buồn hiu hắt và nhớ bâng khuâng
Lòng xa xôi và sầu mênh mông.
Có nghe lá vàng não nề rơi không
“Mùa thu vàng tới là mùa lá vàng rơi
Và lá vàng rơi, khi tình thu vừa khơi
Nhặt lá vàng rơi, xem màu lá còn tươi
Nghe chừng đâu đây màu tê tái
“Chiều hôm qua lang thang trên đường
Nhớ nhớ, buồn buồn với chán chường
Chiều hôm nay trời nhiều mây vương
Có mùa Thu Vàng bao nhiêu là hương. (2)

Mặc dù trong ca từ “Thu vàng” của Cung Tiến, có câu “Nhớ nhớ, buồn buồn với chán chường,” nhưng toàn cảnh vẫn là một trong rất ít những ca khúc viết về mùa thu không bi lụy hóa, hoặc sầu thảm hóa như nội dung của hầu hết những ca khúc viết về mùa thu, đã thành khuôn sáo từ hơn nửa thế kỷ trước. Thí dụ ca khúc “Lá đổ muôn chiều” của Đoàn Chuẩn-Từ Linh:

“…Thu đi cho lá vàng bay,
lá rơi cho đám cưới về
Ngày mai, người em nhỏ bé ngồi trong thuyền hoa
tình duyên đành dứt
Có những đêm về sáng
đời sao buồn chi mấy cố nhân ơi
đã vội chi men rượu nhấp đôi môi
mà phung phí đời em không tiếc nhớ
“Lá đổ muôn chiều ôi lá úa,
phải chăng là nước mắt người đi
Em ơi đừng dối lòng
dù sao chăng nữa không nhớ đến tình đôi ta?
“Thôi thế từ đây anh cố đành quên rằng có người
Cầm bằng như không biết mà thôi
Lá thu còn lại đôi ba cánh
đành lòng cho nước cuốn hoa trôi…” (3)

Khuôn sáo hay ước lệ này, theo tôi nó vẫn đeo đẳng, xuất hiện trong rất nhiều ca khúc viết về mùa thu của những nhạc sĩ ở thế hệ sau! Làm như, nếu mùa thu trong ca khúc (cũng như thơ) của họ, không bi lụy, không tan tác, đổ vỡ, chia ly thì nó sẽ là một… mùa nào khác, chứ không phải là mùa thu vậy!?!

Hồn Tính Đông Phương Trong Ca Khúc Cung Tiến

Nhiều người cùng giới với nhạc sĩ Cung Tiến cho rằng đa số ca khúc của họ Cung được viết trên căn bản bán cổ điển tây phương, nên giai điệu rất sang trọng. Theo tôi, chúng ta có không ít nhạc sĩ xây dựng sáng tác của mình trên khung, nền bán cổ điển tây phương. Nhưng rất ít người cho phần ca từ của họ nhiều hồn tính đông phương như Cung Tiến.

Ngay ca khúc thứ hai, họ Cung viết khi còn ở độ tuổi 15 là ca khúc “Hoài cảm,” từ dòng chữ đầu tiên tới kết thúc, tính hoài cổ đã lồng lộng trong từng con chữ của ông. Mặc dù nội dung toàn thể ca từ, cho thấy tấm lòng thiết tha, trông ngóng về một tình yêu, vắng mặt. Nhưng, từ một góc độ nào khác, hay ở mặt bên kia, phía khuất lấp của tấm lòng thiết tha, trông ngóng một tình yêu, không nhất thiết phải là một người nữ (đối tượng cụ thể). Nó cũng có thể là một thứ tình yêu hướng về thiên cổ. Tựa những tiếng gõ thiết tha lên cánh cửa trăm năm, của một tâm hồn sớm cảm nhận được sự lạc lõng, bơ vơ của mình, trước hiện cảnh:

“Chiều buồn len lén tâm-tư
Mơ hồ nghe lá thu mưa
Dạt dào tựa những âm xưa
Thiết tha ngân lên lời xưa
“Quạnh hiu về thấm không gian
âm thầm như lấn vào hồn
Buổi chiều chợt nhớ cố nhân
Sương buồn lắng qua hoàng hôn
“Lòng cuồng điên vì nhớ
ôi đâu người, đâu ân tình cũ?
Chờ hoài nhau trong mơ
Nhưng có bao giờ, thấy nhau lần nữa
“Một mùa thu xa vắng
Như mơ hồ về trong đêm tối
Cố nhân xa rồi, có ai về lối xưa?
“Chờ nhau hoài cố nhân ơi!
Sương buồn che kín nguồn đời
Hẹn nhau một kiếp xa xôi,
nhớ nhau muôn đời mà thôi!” (3)

Tôi muốn gọi ca từ của “Hoài cảm” của người nhạc sĩ tài hoa sớm phát tiết này là “thi sĩ của hoài niệm quá khứ”. Cụ thể khi ông dùng những chữ như “thấm” và “lấn” trong “Quạnh hiu về thấm không gian/ âm thầm như lấn vào hồn…” Hoặc động tự “che” trong câu “Sương buồn che kín nguồn đời…”

Về phương diện tu từ học (rhetoric) thì những con chữ kể trên của họ Cung, không chỉ được đặt đúng vị trí mà, nó còn cụ thể hóa những túc từ trừu tượng đứng ngay sau nó nữa. Cũng thế, với “Hương xưa,” tính chất “vạn cổ sầu” của tác giả còn rưng rưng nỗi niềm lạc loài, mất dấu hơn nữa. Tôi không biết tác giả sáng tác ca khúc này, bao lâu sau “Hoài cảm?” Nhưng trong cảm nhận của riêng tôi, nó vẫn những tiếng gõ thiết tha lên cánh cửa trăm năm hoặc, như những ngọn lửa khêu thức niềm bơ vơ “thất thổ”:

“Người ơi, còn nhớ mãi trưa nào thời nào vàng bướm bên ao
Người ơi, còn nghe mãi tiếng ru êm êm buồn trong ca dao
Còn đó tiếng khung quay tơ,
Còn đó con diều vật vờ
Còn đó, nói bao nhiêu lời thương yêu đến kiếp nào cho vừa
“Ôi, những đêm dài hồn vẫn mơ hoài một kiếp xa xôi
Buồn sớm đưa chân cuộc đời
Lời Đường Thi nghe vẫn rền trong sương mưa
Dù có bao giờ lắng men đợi chờ
Tình Nhị Hồ vẫn yêu âm xưa
Cung Nguyệt Cầm vẫn thương Cô-tô
Nên hồn tôi vẫn nghe trong mơ tiếng đàn đợi chờ mơ hồ
Vẫn thương muôn đời nàng Quỳnh Như thuở đó
“Ôi, những đêm dài hồn vẫn mơ hoài một giấc ai mơ
Dù đã quên lời hẹn hò
Thời Hoàng Kim xa quá chìm trong phôi pha
Chờ đến bao giờ tái sinh cho người
“Đời lập từ những đêm hoang sơ
Thanh bình như bóng trưa đơn sơ
Nay đời tan biến trong hư vô,
chết đầy từng mồ oán thù.
máu xương tơi bời nhiều mùa thu… (4)

Ở phân khúc 6, để làm nổi bật thời “hoàng kim” – thanh bình thuở xa xưa, tác giả nhắc tới cuộc kháng chiến tháng mùa thu 1945 của đất nước, từ đó dẫn tới những thảm kịch thương đau, nhấn chìm sự sống của cả một dân tộc, với câu “…Nay đời tan biến trong hư vô / chết đầy từng mồ oán thù / máu xương tơi bời nhiều mùa thu…”

Nhưng, tôi vẫn thấy được tố chất thi sĩ, với nhiều câu thơ đẹp trong ca khúc. Như những câu: “Người ơi, còn nhớ mãi trưa nào thời nào vàng bướm bên ao…” Hoặc: “Ôi, những đêm dài hồn vẫn mơ hoài một kiếp xa xôi / Buồn sớm đưa chân cuộc đời…” Hay (lập lại): “Ôi, những đêm dài hồn vẫn mơ hoài một giấc ai mơ/ Dù đã quên lời hẹn hò…” Tôi cho đó là những câu thơ mà, không ít người làm thơ mơ ước viết được một lần trong đời mình. (5)

Tóm lại, những ca khúc của Cung Tiến nằm trong khoảng thời gian 20 năm VHNT miền Nam, thủy chung, vẫn là nỗ lực tái hiện không gian nghìn năm trước, cho đời sau cơ hội sống lại, dù mơ hồ, sương khói…

Tuy nhiên, Cung Tiến không chỉ đem được vào cõi-giới tân nhạc của ông hồn tính đông phương, như một con bài chủ, một dấu ấn của riêng ông mà, họ Cung còn là nhạc sĩ đầu tiên(?) phổ nhạc thơ tự do.

Bằng vào tình thân giữa ông và cố thi sĩ Thanh Tâm Tuyền, Cung Tiến đã rất thành công khi soạn thành ca khúc bài thơ “Lệ đá xanh” của tác giả “Tôi không còn cô độc”: “Đôi khi anh muốn tin, đôi khi anh muốn tin ngoài đời chỉ còn trời sao đáng kể, mà bên vì sao lấp lánh đôi mắt em, và đôi mắt em lấp lánh không thôi đến ngày cuối…/ Đôi khi anh muốn tin, đôi khi anh muốn tin, ngoài đời thơm thơm, cỏ hoa ươm hương dịu hiền/ mà bên trái cây ngọt ngào đôi môi em, ngọt ngào đôi môi em, ngọt ngào đôi môi em…/ Nguồn sữa mật khởi đầu/ Đôi khi anh muốn tin ngoài đời cỏ hoa tinh khiết, mà bên cỏ hoa quyến rũ cánh tay em, vòng ân ái, vòng âu yếm/ Đôi khi anh muốn tin, đôi khi anh muốn tin…/ Ôi những người, ôi những người khóc lẻ loi một mình/ Đau đớn lệ, đau đớn lệ là những viên đá xanh/ Tim rũ rượi…” (6), (7)

Đề cập tới lãnh vực thơ phổ nhạc, những người yêu cõi-giới âm nhạc Cung Tiến, hẳn sẽ không quên ca khúc “Thuở làm thơ yêu em,” thơ Trần Dạ Từ hay; “Vết chim bay” thơ Phạm Thiên Thư… Tất cả những bài thơ này, đều được ông soạn thành ca khúc trước biến cố 30 Tháng Tư, 1975 ở Saigòn.

Du Tử Lê

(Garden Grove, Sept. 2014)


Chú thích:

(1) Do MTQGTNGPVN (Hoàng Cơ Minh) chủ xướng.
(2) (3) Nđd.
(3), (4), (6) Nđd.

(5) Tôi không đề cập tới ca khúc “Nguyệt cầm” của họ Cung, mặc dù sáng tác này vẫn nằm trong mạch chảy “… nỗ lực tái hiện không gian nghìn năm trước” vì ca từ của bài này, vốn là thơ của nhà thơ Xuân Diệu.

(7) Tưởng cũng nên nói thêm, sau Cung Tiến, cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương cũng đã cho thấy tài hoa của ông, khi phổ nhạc 2 bài thơ tự do cũng của Thanh Tâm Tuyền. Đó là các bài “Dạ tâm khúc” và “Bài ngợi ca tình yêu.” Riêng cố nhạc sĩ Phạm Duy, đã bước thêm một bước nữa, khi phổ nhạc bài thơ xuôi “Khi tôi về,” của nhà thơ Kim Tuấn.

Như Cánh Vạc Bay. Cảm nhận của Hoàng Ngọc Tuấn


Hoàng Ngọc Tuấn

NHƯ CÁNH VẠC BAY là nhan đề tuyển tập nhạc tình ca mới nhất của Trịnh Công Sơn, xuất hiện vào cuối năm 1970, đánh dấu một sự trở về với tình yêu và lãng mạn của người nhạc sĩ này sau một khoảng thời gian dài làm nhạc phản chiến và kêu gọi hòa bình.

Từ khi những bài tình ca của hai tập Ca khúc TCS và Tình khúc TCS gây được ảnh hưởng mạnh mẽ và tốt đẹp trong quần chúng, nhất là trong giới trẻ yêu nhạc, nguồn suối tình cảm thơ mộng của tác giả này đã gián đoạn trong một khúc rẽ của chuyển hướng sáng tác cá nhân cùng với biến chuyển của thời cuộc: Da vàng ca khúc, Kinh Việt Nam và gần đây nhất là Ta phải thấy mặt trời là những tiếng hát tạm thời rời bỏ khung trời của cái đẹp vĩnh cửu, của tình ái muôn thuở, để cất lên lời kêu thuong phẫn nộ đầy những nhạc điệu dữ dội và chua xót, của một người nghệ sĩ cảm nhận được sứ mệnh của mình đối với đồng bào và nhân loại. Tiếng ca phản kháng này không còn là một tác phẩm thuần túy được thưởng thức trong giới văn nghệ, mà đã bay xa hơn, như tiếng trống dồn dập thúc quân trên con đường tìm kiếm thanh bình cho đất nước.

Ngày nay, người nhạc sĩ đầy ý thức ấy đã trở lại với tâm hồn trữ tình cố hữu của mình. Trong một cuộc chiến mệt mỏi, tình ca cũng là một cách thế phản kháng bởi vì tình ca nuôi dưỡng tình yêu, vun xới tình người, ca ngợi yên bình và là nguồn nước ngọt tưới lên những đời khô cạn.

Và Như cánh vạc bay ra đời với 15 bài hát được trình bày bởi Khánh Ly, tiếng hát nữ đồng hành đáng yêu và thành công nhất của Trịnh Công Sơn.

15 bài gói ghém trong một cuộn băng nhỏ chưa được phổ biến. Tôi đã nghe nhiều lần những bài ấy, trong một khoảng thời gian ngắn ở 3 nơi chốn khác nhau: Sài Gòn, Đà Lạt và Huế. Vì thế cho đến bây giờ, chỉ cần một phút giây hoài niệm là lời ca tiếng nhạc ấy tràn đầy vào trong người như một tình cảm quen thuộc.

*

Nếu những Diễm Xưa, Mưa Hồng, Nắng thủy tinh… thuở xưa là tiếng nói của những tinh yêu đẹp và thần thánh chứa đầy trong người, thì những bài trong tập NHƯ CÁNH VẠC BAY này lại là vang vọng quãng đời quạnh hiu, trống trải khi những cuộc tình đều đã xa lìa, mất mát.

“Một người về đỉnh cao, một người về vực sâu, để cuộc tình chìm mau, như bóng chim cuối đèo” (TÌNH NHỚ)

Và TÌNH XA là bài hát xô đẩy sự cô độc đến tận cùng rời rã khi “từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ”.

RU TA NGẬM NGÙI, bài hát lên đến những nốt cao nhất và xuống những nốt thấp nặng nề nhất, nghe buồn bã như một lời ru, lời ru đối với chính tâm trạng chiếc bóng cô tịch của mình.

Âm thanh quấn quýt sự phiền muộn hơn nữa khi diễn tả những tháng ngày tiếp nối dửng dưng vô vị như tiếng chuyển động đều đặn của chiếc đồng hồ.

“Một ngày như mọi ngày từng chiều lên hấp hối. Một ngày như mọi ngày bóng đổ một mình tôi.”

NGƯỜI VỀ BỖNG NHỚ mang đầy nét êm đềm dịu dàng của núi đồi Đà Lạt, và Rừng xưa đã khép với cái coda dồn dập như hồi thúc một cuộc chia lìa. Cho dù hạnh phúc chỉ đến khi có bóng dáng của người nữ: “Ta vẫn mong em về đấy cho đời bày cuộc vui”.

Ba bài hát thành công và rực rỡ sự toàn bích của lời và nhạc nhất, có lẽ lời Như cánh vạc bay, Ru em và Tình xót xa vừa. Ở những tình ca này, hình ảnh tươi đẹp nhất của lời và nhịp điệu lãng mạn u sầu của nhạc đã đến một mức độ cao nhất, mang một tính chất điển hình nhất của tác giả trong cốt cách tài hoa sẵn có đã làm rung động tâm hồn người thưởng ngoạn một cách tuyệt vời.

NÀY EM CÓ NHỚ mang âm hưởng của một bài thánh ca trong đêm Giáng Sinh, nhưng là một đêm Giáng Sinh không có Chúa, không tôn giáo, một Giáng Sinh chỉ có “tôi” và “em”.

“Chúa đã bỏ loài người, Phật đã bỏ loài người. Này em, xin cứu một người.”

RỒI NHƯ ĐÁ NGÂY NGÔ với đoạn chấm dứt lơ lửng, chơi vơi, như tâm hồn chìm đắm trong tưởng nhớ.

“Đôi khi bước qua phố xưa lòng tôi nhớ. Đôi khi có mưa giữa khuya hồn tôi bỗng vu vơ…”

Cuối hết, như cố đem lại một thoáng vui đùa và nụ cười cho đời trống trải, Em đã cho tôi bầu trời và Hãy cứ vui như mọi ngày như những lời an ủi đối với chính mình, thanh thản chấp nhận một đời sống giá lạnh sau khi đã mất mát.

Từ khi Khánh Ly giã từ thảm cỏ hoang và quán cà phê ngoài trời đêm để đi hát phòng trà, nhiều người đã bớt đi cảm tình đối với giọng hát nghề nghiệp của người nữ ca sĩ nổi danh này.

Nhưng có nghe Khánh Ly khi nàng hát những bài tình ca mới NHƯ CÁNH VẠC BAY trong phòng studio lặng lẽ không có tiếng vỗ tay đùa cợt, tiếng ly tách ồn ào chạm nhau và tiếng cười lanh lảnh giả tạo của những em ca ve phất phơ qua lại, tôi mới thấy được những nét độc đáo nhất làm cho Khánh Ly thành công, bây giờ nàng vẫn còn nuôi nấng và càng sâu thẳm hơn trước nữa. Đó là tiếng hát ngây dại, khinh bạc, thảnh thơi như hơi thở, và phiền muộn như tiếng khóc.

Đối với cá nhân tôi, nếu Trịnh Công Sơn là người nhạc sĩ chân thực xứng đáng nhất của tuổi trẻ, thì muôn đời vẫn chỉ có Khánh Ly là tiếng hát trung thực xứng đáng nhất của nhạc anh.

Hoàng Ngọc Tuấn

(Khởi Hành số 98 ngày 1-4-1971)

Thơ Tình Hư Vô – Một Dư Âm Huyền Diệu. Cảm nhận của độc giả Cao Minh Nguyệt


(Chân dung Hư Vô)

Cao Minh Nguyệt

Vừa đọc xong tập thơ Người Tình Hư Vô đêm qua, giờ đây lòng vẫn còn lâng lâng dư âm huyền diệu của những mối tình không tuổi, vượt thời gian và không gian. 

Đặc điểm của thơ anh là bài đầu cũng như bài cuối, đắm đuối như chuyện tình Romeo-Juliet, dìu dặt sâu xa như nhạc vàng, mênh mông, huyền hoặc như liêu trai,  ngọt như cô gái yêu tình nhân lần đầu, và nhiệt cuồng, trang trọng, vội vã như những mối tình muộn, đang yêu đã nghĩ đến phút ly biệt, đêm còn sớm mà đã cầu xin cho nó dài mãi cho đến kiếp sau. 

Thơ anh bao gồm tất cả những giai đoạn của tình yêu. Trong khi lịch sử đã có rất nhiều bài thơ tuyệt đỉnh, nhưng phần đông là bởi những tác giả chỉ sáng tác được dăm câu hay dăm bài bất hủ đề rồi lại chỉ cho ra những bài rất thường, dễ bị chìm trong lãng quên, và thường ngừng lại ở một chặn đường của tình yêu. Tôi thấy thi sĩ Hư Vô là người đã yêu với tất cả tâm hồn và huyết quản của mình. Người đã yêu với tình yêu nhẹ nhàng như cánh bướm của Nguyên Sa, thầm lặng như Đỗ Huy Nhiệm, tuyệt vọng như Hàn Mặc Tử, vò xé tơ lòng như Nguyễn Bính trong bài Rượu Xuân:

“Em đi dệt mộng cùng người. 
Lẻ loi chỉ một góc trời riêng anh” 
(Nguyễn Bính)

Và sống động, mê ly, man dại như Vũ Hoàng Chương và Đinh Hùng.

Tôi không biết chọn những câu nào, bài nào tôi thích nhất của Hư Vô, vì bài nào cũng là một bản nhạc thâm trầm, đi sâu vào lòng người. Hư vô đã thăng hoa tình yêu. Ẩn dụ và hoán dụ được người khai thác rất khéo để dàn ý tình và cảm xúc mình – và cũng là của phần đông độc giả, vì rất thiết thực – trên trang giấy trắng.

Đặc biệt những câu sau đây đã để lại nơi tôi một ấn tượng khó quên:

“Đường xa lạ hoắc lạ quen.
Đâu còn ai đợi mà chen chúc vào”

Anh về bước chậm cầu cao. 
Gai ngang vết cắt nát nhầu dấu chân. 
Có qua hết đoạn đường trần. 
Xin em chăn giữ mộ phần riêng anh.”

“Trăm năm tôi vẫn nặng lòng. 
Hạt mưa rớt xuống phập phồng bóng em”

“Môi em sẵn mới vào mùa. 
Tôi nghiêng nghiêng thấp cho vừa vặn đau”

“Lỡ tay đánh mất nửa đời trước. 
Còn nửa đời sau cho hết em”

“Ta về cho kịp tái sinh. 
Nửa đêm chiếc bóng cựa mình khóc vang.
Thắp trăm ngọn nến da vàng.
Trăng đang mãn nguyệt ngang tàn tích em”

“Hồn tôi bỗng chốc lên men. 
Trái tim nhảy nhỗm cuồng điên lạ kỳ.
Thì em cũng đã u mê. 
Cơn say gào thét cho kề cận môi”

“Ngày em xõa tóc theo chồng. 
Có nghe xám hối động phòng cô dâu?..”

“Từ em sợi tóc biết buồn.
Áo bay cuốn góc linh hồn tôi theo”

“Nắng trong veo, thấu lụa là. 
Áo em mỏng quá, lòng ta gập ghềnh.
Dù là một thoáng lênh đênh. 
Đã nghe mùa hạ chảy trên phím đàn”

Và còn nhiều đoạn nữa, kể sao cho hết. Tôi xin tạm ngưng ở đây và cảm tạ thi sĩ Hư Vô mà dòng thơ đã khơi dậy trong tôi tiếng lòng êm ái của một thời khó quên.

Cao Minh Nguyệt

Nhà Thơ Vũ Hữu Định: “May Mà Có Em Đời Còn Dễ Thương”. Trương Đình Tuấn


Trương Đình Tuấn

Thi sĩ Vũ Hữu Định làm bài thơ “Còn Chút Gì Để Nhớ” vào năm 1970 khi bị đày lên Pleiku để làm Lao công đào binh. Bài thơ sau đó được nhạc sĩ Phạm Duy – “ông vua” phổ nhạc của Việt Nam đã lấy nguyên bài thơ làm ca từ không bỏ hoặc thêm bớt một từ nào cả. Bản nhạc nhanh chóng được công chúng đón nhận:
phố núi cao phố núi đầy sương
phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
anh khách lạ đi lên đi xuống
may mà có em đời còn dễ thươngphố núi cao phố núi trời gần
phố xá không xa nên phố tình thân
đi dăm phút đã về chốn cũ
một buổi chiều nào lòng bỗng bâng khuângem Pleiku má đỏ môi hồng
ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
nên mắt em ướt và tóc em ướt
da em mềm như mây chiều trongxin cảm ơn thành phố có em
xin cảm ơn một mái tóc mềm
mai xa lắc bên đồn biên giới
còn một chút gì để nhớ để quên

Vũ Hữu Định đã tiết lộ với bạn bè là “em” trong bài thơ này chỉ là nhân vật mà anh đã… nhặt được trong tưởng tượng trong giây phút linh hiển nhất của mình là khi làm thơ. Khi Phạm Duy “chắp cánh” cho bài thơ bằng một bài hát bất tử, cả nhà thơ và nhạc sĩ đã đội vòng nguyệt quế cho Pleiku, một miền cao nguyên Trung phần quanh năm sương phủ núi đồi, một vùng thủ phủ của quân khu 2 nên lính đóng quân nhiều hơn thường dân ở.
Nếu không có bài thơ này thì ít ai biết đến một thành phố xa xôi “quanh năm mùa đông” và những người yêu thơ không thuộc nằm lòng câu: May mà có em đời còn dễ thương.Bài thơ gắn liền với tên tuổi của Vũ Hữu Định, nhắc đến tác giả là người ta nhớ Còn Chút Gì Để Nhớ và ngược lại. Thi sĩ Kim Tuấn là lính đóng quân gắn bó nhiều năm ở Pleiku, từng làm nhiều bài thơ cho phố núi sương mù này đã thốt lên về Vũ Hữu Định: “Mình từng ăn dầm ở dề ở đây mà chẳng làm được tích sự gì, vậy mà bỗng dưng một gã giang hồ từ đâu đó ghé chơi đã làm bài thơ nổi đình nổi đám cho Pleiku!” Như vậy mới biết là một địa danh nào đó để cho nhiều người biết đến phải nhờ đến âm nhạc và thi ca. Những cung bậc tài hoa của nghệ thuật đã gây cảm xúc và lưu lại “chút gì để nhớ” để thôi thúc độc giả một ngày nào đó sẽ làm du khách được ghé thăm. Bài thơ được đăng trong báo Khởi Hành năm 1970, được lọt vào mắt của Phạm Duy, và nhạc sĩ đã tìm lên đến Pleiku để gặp Vũ Hữu Định, người lính đào ngũ hai năm rồi bị bắt đày lên cao nguyên để phục dịch chiến trường. Trong một buổi chiều họp mặt nhiều văn nghệ sĩ của Pleiku, trong đó có tác giả của “Còn Chút Gì Để Nhớ” – Vũ Hữu Định. Anh mặc cái áo màu xám khắc sau lưng bốn chữ LCĐB (Lao công đào binh). Trong giới văn nghệ, người ta quí trọng tài năng của nhau chứ không phân biệt người đương thời quan cách và kẻ làm tội nhân. Phạm Duy đã rút giấy bút ra từ túi áo và kẻ rất nhanh những dòng nhạc, rồi hát thử cho mọi người nghe bài Còn Chút Gì Để Nhớ , và sau đó bài hát đã nổi tiếng ngay sau khi phát hành.
Thi sĩ Vũ Hữu Định tên thật là Lê Quang Trung (1942- 1981), sinh tại Thừa Thiên. Đã từng sống nhiều nơi ở Cao nguyên và Đà Nẵng, anh sống nghèo túng trong khoảng đời ngắn ngủi của mình, có tật mê rượu và thường giang hồ lang bạt đi đây đi đó. Anh đã có nhiều thơ đang rải rác ở các báo với nhiều bút hiệu khác nhau và cuối cùng tên Vũ Hữu Định mới được nhiều người biết đến sau khi bản nhạc Còn Chút Gì Để Nhớ ra đời.“
“Giang hồ đâu cần ai phong ấn” Chỉ trong chuỗi ngày giang hồ của mình, Vũ Hữu Định để lại cho đời một bài thơ làm nhiều người biết và để ý đến phố núi Pleiku. Tác phẩm đôi khi do ghi lại tình tiết của đời tư của nghệ sĩ, và nghệ phẩm không phải xuất xứ từ salon, từ chăn êm nệm ấm, mà từ nỗi đày ải nhân gian mà tác giả đã trải qua.
Một địa danh vốn ở ngoài đời đã đẹp, khi đi vào thi ca và âm nhạc sẽ trở thành nên thơ hơn, làm du khách muốn đến thăm hơn. Như bài thơ Đây Thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử và bài nhạc Ai Lên Xứ Hoa Đào của Hoàng Nguyên. Tôi đã có một đôi lần ghé lại Pleiku, từ con dốc cao đổ vào trung tâm, đã thấy “quanh năm mùa đông” ở trên từng màn sương ướt màu thông xứ sở cao nguyên. Không thể không nhớ đến một gã giang hồ làm thơ Vũ Hữu Định tài hoa bạc mệnh đã từ giã cuộc chơi trần thế vào năm 39 tuổi.
Tôi đi trong hoài tưởng về một Pleiku ngày ấy đã được Vũ Hữu Định khoác lên cho chiếc áo thi ca, đi loanh quanh hết mấy con đường không còn mù bụi đỏ như xưa để có đúng là “đi dăm phút đã về chốn cũ” không? “Xin cảm ơn một mái tóc mềm” nào đó của Vũ Hữu Định đã cho chúng ta những hình dung về một phố núi cao nguyên Pleiku ngoài đời và một miền sương mù bất tận trong thơ. Một mái tóc mềm dẫu không có thật ở ngoài đời cũng kệ, cũng đủ làm cho May Mà Có Em Đời Còn Dễ Thương.

Trương Đình Tuấn

Cảm nhận bài thơ Hương Nắng của nhà thơ Hư Vô. Dung Thị Vân


Dung Thị Vân

Tựa đề bài thơ là Hương nắng. Nắng mà để lại mùi hương! Dù chỉ là một từ hương thôi nhưng đủ để cho chúng ta hiểu rằng đó là em. Người mà tôi yêu cho nên tác giả Hư Vô đã có sức tưởng tượng rất ư làn mãnh liệt khi mùi hương quyến rũ nơi em đã hoà quyện vào nắng. Nắng trời thì bao la và mênh mông vô tận vậy mà hương em trong nắng thì phải nói là thi nhân đã yêu một tình yêu vô bờ vô bến.

Dường như nhà thơ đã hối tiếc vì mình đã bỏ quên những ngày tháng cũ vì chưa kịp ngỏ lời cùng em chứ nào phải em phụ tình. Ở khổ thơ đầu này tác giả Hư Vô đã trăn trở hết nỗi lòng vào đoạn thơ này thật dằn vặt xót xa. Tất cả đã lỡ để rồi có cùng chung một con đường cũng đành câm lặng mà chẳng nói được gì. Con đường áo trắng ở trong thơ tác giả là con đường của những ngày tan học bước về nhìn thấy nhau. Phải chăng đây là tình yêu tuổi ngọc ngà của đôi bạn chung trường chung lớp… Của lứa tuổi đôi mươi e ấp yêu mà chẳng bao giờ dám ngỏ.

Thà phụ tình nhau còn đỡ nhớ
Con đường áo trắng đã thành thơ
Dáng em e ấp theo chiều nắng
Lối về chung vẫn thấy bơ vơ.

(Hư Vô)

Vẫn là những trách móc về mình tại sao ngu ngơ bỡ ngỡ của tuổi mới lớn. Bởi vì tuổi mới lớn yêu thường chẳng bao giờ dám nói mà chỉ câm lặng để rồi đến một ngày nào đó thấy tình yêu mình đã vỗ cánh bay đi bởi người mình yêu có thể đã có người tình hay đã lấy chồng. Nhà thơ Hư Vô tiếc nuối tại sao mình không nói được với em cũng chỉ vì nhút nhát nên nắng cũng tàn phai. Tưởng tượng từng chiếc lá vàng rơi trên mái tóc em bay. Tình yêu của nhà thơ viết ôi sao mà thánh thiện. Nhưng rồi phải chấp nhận.

Hay tại anh ngu ngơ bỡ ngỡ
Ngập ngừng chờ ngọn nắng tàn phai
Một lời thôi còn chưa dám ngỏ
Sợ lá vàng trên tóc em bay..

(Hư Vô)

Tất cả giờ đây chỉ còn là quá khứ tác giả tự trách mình trách em. sao không nói, trách mình sao ngây khờ. Khi tình yêu đã mất thì chỉ còn trách và trách vì không thể nào níu kéo hay gọi tình yêu quay về.

Nhà thơ Hư Vô diễn tả trên bước đường tình của mình giờ chẳng biết về đâu đi đâu mà tưởng tượng nỗi đau giằng xé rướm máu đôi chân. Mà trên bước đường còn lại nhà thơ chỉ thấy những hàng cây và con đường trụi lá. Và bóng dáng em trong những màu áo ám ảnh suốt cuộc đời thi nhân mà dường như lúc nào cũng hiện ra trước mắt trong trơ trụi lá của trời đông..

Ngày tháng quằn vai thành quá khứ
Bước qua cầu còn gọi tên nhau
Hỏi em, ngày xưa sao không nói?

Anh ngây khờ để nắng vút cao.

Về đâu, chân trần đang rướm máu
Dốc cầu nghiêng động bóng em qua
Bỏ lại anh vòm cây trụi lá
Còn phất phơ vạt áo lụa là…

(Hư Vô)

Viết tới đây lòng tôi chùng xuống những ngậm ngùi hình như thi nhân thường “thương vay. Khóc mướn” như nhau. Lòng tôi buồn như những lời nhạc của Trần Trịnh – Hà Huyền Chi trong bài Lệ đá:

“Tình yêu đã vỗ cánh rồi, là hoa rót mật cho đời, chắt chiu kỷ niệm dĩ vãng…”

Dung Thị Vân

March 01, 2020

Nhà Văn Mai Thảo viết về danh ca Thái Thanh, năm 1971.


Mai Thảo

25CC34D5-A31B-43B8-B5A0-D0CF1840FC80.jpeg

(Chân dung danh ca Thái Thanh)

Bao nhiêu năm nay, mỗi lần nghe tiếng hát Thái Thanh, từ một ca khúc tiền chiến như hơi thở tuyệt vời duy nhất còn lại của một thời đã mất, đến những bài hát mới, phản ảnh sinh động cái hơi thở trăm lần đầm ấm hơn của âm nhạc bây giờ, tôi không khám phá mà chỉ thấy trở lại trong tâm hồn và thẩm âm của mình một số rung động và liên tưởng cố định.

Những rung động ấy đã có từ lâu, những liên tưởng ấy từ đầu đã có. Chúng có từ Thái Thanh với bài hát thứ nhất, và nguyên vẹn như thế cho đến bây giờ. Chẳng phải vì con người thưởng ngoạn âm nhạc trong tôi không có những thay đổi. Cũng chẳng phải vì tiếng hát Thái Thanh là một thực thể âm nhạc bất biến và bất động, không có những thay đổi.

Đã hai mươi năm Thái Thanh hát. Lịch sử âm nhạc ta đã được đánh dấu bằng cái hiện tượng khác thường, duy nhất, là Thái Thanh tiếng hát hai mươi năm. Nếu mỗi con người, mỗi vật thể đều được thực chứng như một biến thái thường hằng trước va chạm khốc liệt dữ dội với đời sống mỗi ngày là một khuôn mặt mới, một tiếng hát, dẫu vượt thời gian như tiếng hát Thái Thanh cũng vậy. Bằng chứng là Thái Thanh của những năm bảy mươi, Thái Thanh của bây giờ không thể và không còn là Thái Thanh của những năm tháng khởi đầu.

Mọi người dễ dàng nhận thấy như tôi là, chuyển lưu không ngừng qua nhiều vùng trời âm điệu khác biệt, hòa nhập không thôi vào mọi không khí, trào lưu âm nhạc và trình diễn thay đổi từng năm, từng mùa như mưa nắng, chính tâm hồn và ý thức người hát, trong mối liên hệ mật thiết một đời với nhạc, thế tất có những biến chuyển. Tiếng hát vì thế cũng đổi thay theo. Nói Thái Thanh hát bao giờ cũng vậy là sai. Lấy một bài hát bây giờ, một bài hát trong mười bốn ca khúc của băng nhạc Tơ Vàng chẳng hạn, cùng nghe với một bài hát cũ, ta thấy ngay, trên cái tiến trình và thành tựu rực rỡ của hai mươi năm đi tới không ngừng, tiếng hát Thái Thanh đang đích thực được lồng đựng trong một kích thước, một tinh thần mới. Sự thay đổi đó không ngẫu nhiên, chẳng tình cờ. Nó biểu hiện cho cái nỗ lực chính yếu của người hát tuyệt nhiên không bao giờ muốn ngủ yên trên những thành công đã có.

Hát với Thái Thanh là một tình yêu muốn cháy đỏ một đời, phải được làm mới từng ngày. Lối hát, cách hát, từ kỹ thuật trình bầy một ca khúc đến cái khó nhận thức hơn, vì ở bên trong, nhưng không phải là không thấy được, là trạng thái tâm hồn Thái Thanh gửi cho âm nhạc, cái phải có và phải thế nào cho tiếng hát của mình bây giờ, trước trưởng thành vượt bậc của âm nhạc và thưởng ngoạn hiện tại, thảy đều dẫn tới một minh chứng: Thái Thanh của những năm bảy mươi đã bỏ lại thật xa ở sau lưng và trong quá khứ, Thái Thanh của thời kỳ khởi nghiệp. Không nhận thấy nỗ lực thay đổi, làm mới này, đó chỉ là vì những người yêu nhạc đã nghe Thái Thanh đều đặn, không đứt quãng, suốt hai mươi năm. Nhìn thấy hoài một khuôn mặt quen thuộc, giản đơn là ta khó thấy những thay đổi của khuôn mặt ấy.

Điểm đặc biệt đáng nói, theo ý tôi, là nếu một mặt, tiếng hát Thái Thanh đã và đang còn vươn phóng rực rỡ tới bắt gặp những chân trời âm điệu mới, phía thưởng ngoạn và tiếp nhận ở rất nhiều người, trong đó có tôi, lại bất biến, từ đầu, không thay đổi. Hai mươi năm, chúng ta vẫn chỉ thấy có một Thái Thanh. Sự ngạc nhiên lại chính là cái hiện tượng muôn vàn quen thuộc. Tại sao như vậy? Tìm hiểu tiếng hát Thái Thanh, cái bởi đâu khiến cho tiếng hát hàng đầu này tồn tại suốt hai mươi năm, trong khi những tiếng hát khác đã tiếp nối nhau lặn chìm và tàn tạ. Cái tại sao, khiến cho sau hai mươi năm, khối lượng cảm tình của khán giả yêu nhạc cả nước dành cho Thái Thanh vẫn đầy ắp như một bát nước đầy, tìm hiểu đó phải được khởi đi từ cái hiện tượng khác thường của thưởng ngoạn tôi vừa nói tới. Nó giải thích được cho cái trường hợp thành tựu duy nhất trong âm nhạc ta. Của một tiếng hát.

Ở một bài giới thiệu ngắn trong một chương trình Nhạc Chủ Đề thực hiện trước đây trên làn sóng điện đài Saigon, nhà văn Nguyễn Đình Toàn đã nhận định về tiếng hát Thái Thanh như một giọng ca không có tuổi. Táng láng, hồng tươi, không quá khứ. Nhận định này chỉ nói đến một sự thực hiển nhiên. Tốt tươi và phơi phới, bay bổng và cao vút, tiếng hát Thái Thanh hai mươi năm nay là một hơi thở bình minh, ở đó không có một dấu vết nhỏ của tháng năm và quá khứ đè nặng. Đã là một giòng sông đầy, nó vẫn còn là cái thánh thót, cái trong vắt của một giòng suối, nước reo thủy tinh, sỏi lăn trắng muốt. Như một bông hoa không nở và tàn trong một buổi sáng, mà hoa đã mãn khai, vẻ hàm tiếu vẫn còn. Tiếng hát trẻ trung vĩnh viễn, không tuổi, không quá khứ là vì nó tạo mãi được cho người nghe cái cảm giác mát tươi đầu mùa như vậy. Cái não nùng, cái thê thiết rũ rượi là những cái làm già. Thái Thanh không hát cái chết bao giờ, trong cả những ca khúc nói về cái chết. Tiếng hát không bao giờ là một tiếng khóc, nó là đời sống, tiếng cười, và mặt trời. Những cái đen, những cái tối, gì là vũng lầy, gì là vực thẳm, ở ngoài tiếng hát Thái Thanh. Ở ngoài. Không đột nhập.

Nhưng nếu chỉ nói đến cái hiện tượng không có tuổi nằm trong một phía duy nhất là tiếng hát, không đủ. Không có tuổi còn ở phía đối diện, phía người nghe. Nghe Thái Thanh lúc nào cũng vậy, phút rất vui cũng như phút thật buồn. Nghe Thái Thanh ở một nơi chốn nào cũng thế, tiếng hát hàm chứa và phát hiện trong nó một hiệu lực đồng hóa, khiến cho tình yêu của hàng trăm ngàn người gửi cho tiếng hát Thái Thanh có thể thâu tóm toàn vẹn trong một người, trở thành cái có một. Trên dàn nhạc một phòng trà kín bưng mịt mùng khói thuốc, trên thảm cỏ một chương trình từ thiện ngoài trời, ngày nào dưới cái vòm cao vút của Nhà Hát Lớn Hà Nội, bây giờ dưới những đêm sao rực rỡ miền Nam, trên băng nhạc 1800 “phít” hay trên dĩa nhựa 45 vòng, tiếng hát gửi đến, gián tiếp, hay người hát đối diện trực tiếp với đám đông, bằng nhạc Văn Cao, Phạm Duy hay nhạc Hoài Bắc, Cung Tiến, hiệu năng đồng hóa và hiệu lực dẫn độ của tiếng hát Thái Thanh, vĩnh viễn phát xuất từ một khởi điểm tình cảm cố định. Nó dẫn dắt rung động người nghe hát tới những xúc cảm, những liên tưởng cố định. Không một người nào “lỡ” tiếng hát Thái Thanh. Đã gặp một lần là trùng phùng mãi mãi. Chẳng phải vì Thái Thanh đã hát hai mươi năm, còn hát, chỉ đơn giản là chúng ta đã nghe bằng cái trạng thái thuần túy, trong suốt nhất của thưởng ngoạn, nghe bằng cái không tuổi thênh thang phơi phới của mình. Tôi gọi vùng cảm xúc và liên tưởng cố định ấy là quê hương tiếng hát Thái Thanh. Như cây kim trong địa bàn chỉ xoay về hướng bắc, người nghe nào cũng gặp lại, bằng và với tiếng hát Thái Thanh, một thứ quê hương tình cảm muôn thuở trong mình. Chúng ta nói tiếng hát này gợi lại kỷ niệm, đánh thức trí nhớ, đâu phải vì tiếng hát Thái Thanh chỉ hát những bài hướng về kỷ niệm. Chúng ta nói tiếng hát Thái Thanh thân ái, tình nhân, bằng hữu, chỉ là người nghe đã thân ái, bằng hữu, tình nhân với chính mình, từ tiếng hát. Tôi nghĩ đó là nguyên nhân xâu xa đích thực nhất giải thích chu đáo cho khối lượng cảm tình đằm thắm, vững bền, không lạt phai, không lay chuyển, mà quần chúng yêu nhạc ba miền đã dành cho Thái Thanh từ hai mươi năm nay.

Đặt vào tiến trình và hình thành của âm nhạc Việt Nam những năm bảy mươi, tiến trình đó nhất định phải đưa tới một đoạn tuyệt hoàn toàn với những giòng nhạc cũ, hình thành đó tất yếu sẽ nâng đẩy âm nhạc tới những biểu hiện sinh động bay múa nghìn lần hơn cõi nhạc quá khứ, tiếng hát Thái Thanh, hơn mọi tiếng hát khác ở điểm này, hội đủ điều kiện cho một thăng hoa và một hòa nhập lý tưởng. Bởi sau hai mươi năm, nó vẫn là một ra khơi, một lên đường, của những năm bảy mươi và cho những năm bảy mươi, âm nhạc đang được định nghĩa lại, từ phía sáng tác, trình diễn, đến phía thưởng ngoạn. Trước đòi hỏi của một lớp người yêu nhạc càng ngày càng vươn tới những vùng nghệ thuật đích thực, những bước tiến lớn lao ghi nhận được về nghệ thuật hoà tấu, kỹ thuật hoà âm chúng ta thấy thể hiện trong một băng nhạc bây giờ, là những dấu hiệu mở đầu cho một trưởng thành toàn diện.

Tiếng hát Thái Thanh là một đồng nghĩa toàn vẹn với hiện tượng trưởng thành này. Không phải là trong quá khứ, mà bây giờ mới vẹn toàn tiếng hát Thái Thanh. Trên tinh thần này, và trước viễn tượng sáng tươi của âm nhạc Việt Nam những năm bảy mươi, tôi không nghĩ Thái Thanh đã tới, mà nói Thái Thanh mới bắt đầu.

Đừng đặt câu hỏi là sau hai mươi năm, bao giờ Thái Thanh vĩnh viễn giã từ âm nhạc. Mùa nhạc này, chúng ta mới chỉ đang nghe những bài hát thứ nhất của Thái Thanh, những bài hát đánh dấu cho một khởi hành mới, những bài hát mở đầu cho một sự nghiệp thứ hai. Những người yêu mến tiếng hát Thái Thanh từ hai mươi năm nay, chắc đều nhận thấy với tôi như vậy.

Mai Thảo
(Lời tựa cho băng nhạc Tơ Vàng 4 – tiếng hát Thái Thanh)

Hồ Trường An viết về Nhật Tiến và Đỗ Phương Khanh


Hồ Trường An

(Chân dung Nữ Sĩ Đỗ Phương Khanh và Nhà Văn Nhật Tiến – 1955)

Vào những năm 1969, 1870, 1971, Tô Thùy Yên thường bảo tôi:

– Các nhà văn có khuynh hướng xã hội, nghiêng xuống kẻ bất hạnh, người cùng đinh lại thường khá giả, có xe hơi đi. Còn các nhà văn có khuynh hướng mới thì nghèo hơn, chỉ đi xe gắn máy.

Đúng như lời anh nói, các nhà văn xã hội thời đó đều sắm xe cả: Lê Tất Điều, Vũ Hạnh, Minh Quân và cặp vợ chồng Nhật Tiến, Đỗ Phương Khanh.

Ở Việt Nam, tôi quen rất sơ đôi uyên ương cầm bút nầy nhưng tôi đọc hầu hết tác phẩm của họ. Về tác phẩm của Nhật Tiến, đầu tiên tôi đọc Những Vì Sao Lạc đăng từng kỳ trên tạp chí Tân Phong do chị Nguyễn thị Vinh chủ trương. Về truyện của Phương Khanh, tôi đọc một vài truyện ngắn của chị đăng rải rác trên Văn Hoá Ngày Nay và Tân Phong: Đi Mua Giày, Giận Nhau, Con So, Hương Thu.

Trên hành trình viết về xã hội, trước hết Nhật Tiến viết về các trẻ em mồ côi qua các tác phẩm: Những Vì Sao Lạc, Những Người Áo Trắng, Chuyện Bé Phượng, Chim Hót Trong Lồng. Sau đó anh mới viết về xã hội nghèo khó như: Thềm Hoang, Vách Đá Cheo Leo …Khi chiến tranh sôi động, anh có các tác phẩm: Tặng Phẩm của Dòng Sông, Giấc Ngủ Chập Chờn.
Cuốn Thềm Hoang đoạt giải Văn Học Nghệ Thuật toàn quốc nâng tên tuổi Nhật Tiến lên hàng đầu . Nhưng truyện kịch Người Kéo Màn của anh mới là tác phẩm gây xôn xao và có giá trị nghệ thuật.

Nhật Tiến là nhà giáo, nhà văn. Anh nghiêm trang, đạo mạo nên có vẻ già trước tuổi. Cái nhìn của anh như có vẻ thờ ơ, lãnh đạm sau cặp kính cận, nụ cười của anh nhẹ nhàng, lạt lẽo . Nhưng thật ra anh là người làm việc rất hăng say, nghiêm chỉnh và nồng nhiệt với văn nghiệp, với sự tranh đấu chống bất công, bạo lực. Gia nhập Trung Tâm Văn Bút, được bầu vào ban chấp hành, anh sát cánh với Linh Mục Thanh Lãng vận động cho hội viên thêm đông. Vào quân đội, được phái làm giảng viên ngành Chiến Tranh Chính Trị cho các sĩ quan, anh là kẻ giảng bài tỉ mỉ nhất, lời giảng hùng hồn lưu loát. Năm đó, vừa tốt nghiệp khoá 26 trường Bộ Binh Thủ Đức, tôi được biệt phái qua Địa Phương Quân ở Bình Dương và được cho theo học một khoá chiến tranh chính trị tại đường Đặng Đức Siêu, Sài Gòn. Ông thày dạy tôi là nhà văn Nhật Tiến.

Tôi đã gặp nhà văn Nhật Tiến vào dịp dự bữa tiệc do chị Hoàng Hương Trang và Thụy Vũ thết đãi tại nhà cụ Vi Huyền Đắc ở Ngã Năm Bình Hòa. Sau đó là bữa tiệc tại nhà chị Nguyễn thị Vinh ở cư xá Lữ Gia. Gần tàn bữa tiệc thì chị Phương Khanh bồng con tới. Chị không đẹp lắm nhưng hoạt bát, thông minh, duyên dáng. Hôm đó chị mặc chiếc áo xẩm cụt tay bằng gấm đen nổi hoa xanh đỏ. Ít lâu sau, nhà xuất bản Ngọc Minh thực hiện tuyển tập các nhà văn nữ do chị Nguyễn thị Vinh cố vấn việc chọn bài. Các nhà văn nữ có mặt trong tuyển tập gồm: Nguyễn thị Vinh, Linh Bảo, Minh Quân, Vân Trang, Trúc Liên, Đỗ Phương Khanh, Hoàng Hương Trang, Minh Đức Hoài Trinh, Trùng Dương, Nguyễn thị Thụy Vũ ….Trong tuyển tập ấy, truyện Vàng Son của Đỗ Phương Khanh rất hay, có khuynh hướng xã hội rõ rệt.

Nhật Tiến không ưa lối viết bạo của Thụy Vũ. Trên các tạp chí xuân năm Mậu Thân 1968, anh nạo Thụy Vũ tơi bời , cho rằng văn chương Thụy Vũ tục tĩu, ngang ngược, không có một chút giá trị căn bản của nghệ thuật. Song song với Nhật Tiến chà láng Thụy Vũ, nhóm Tin Văn pháo kích Nguyễn thị Hoàng tơi bời manh giáp. Nhưng trong hai năm liền, sách của hai nữ tác giả này bán chạy như tôm tươi.

Xét cho cùng, Nhật Tiến nạo sát ván Thụy Vũ chẳng phải vì tư thù. Anh có đường lối văn chương xã hội nên không thể nào chịu nổi lối viết mạnh bảo tả chân của Thụy Vũ. Dù bị phê bình tàn mạt, Thụy Vũ vẫn không có chút thù hằn Nhật Tiến. Bốn năm sau, hai chị em tôi có dịp đến Trung Tâm Văn Bút để gặp Linh Mục Thanh Lãng thì gặp lại cặp Nhật Tiến – Đỗ Phương Khanh. Giữa hai bên hầu như chưa hề có bài phê bình nặng lời đó. Chị Đỗ Phương Khanh rủ Thụy Vũ gia nhập Văn Bút trở lại.
Vào năm 1968, nhà xuất bản Huyền Trân do Nhật Tiến chủ trương, cho xuất bản tập truyện Hương Thu của Đỗ Phương Khanh. Tôi đã viết bài điểm cuốn ấy trên tạp chí An Lạc do Đại Đức Thích Thông Bửu làm chủ nhiệm.

Năm 1973, tôi ăn dầm nằm dề tại nhà ký giả Lê Khiêm (con trai nhà văn Lê Trương). Mỗi sáng chúng tôi ra cổng xe lửa số 6 đáp xe lửa đi Biên Hoà làm việc ở Quân đoàn 3. Chiều, hai đứa cùng về, tụ tập với lũ ký giả ăn nhậu tán dóc lu bù mà không ngờ Nhật Tiến ở gần đó (ngã ba Trương Minh Giảng – Nguyễn Huỳnh Đức). Thời gian đó, tôi đang theo dự lớp tôi ở đại học Minh Đức, phân khoa điện ảnh. Một hôm khi ra tới đường để đón xe lam đi học, tôi gặp chị Đỗ Phương Khanh. Cả mừng, chị rủ tôi đến chơi cho biết nhà và anh chị cho tôi một lô sách.

Sau ngày 30-4-75, tôi có tháp tùng nhà văn Vũ Mai Anh đến thăm Nhật Tiến. Anh có dịp hiểu tôi hơn, dù ba tôi thân Cộng, giữ chức cố vấn Hội Văn Nghệ Sĩ Giải Phóng đồng với cụ Á Nam Trần Tuấn Khải, nghệ sĩ Bảy Nhiêu (Hùynh Năng Nhiêu) và nhà thơ nữ Ái Lan, nhưng tôi vẫn là sĩ quan ngụy, đang trốn học tập và phải rời bỏ xóm cũ.

Rôi tôi cùng cặp Nhật Tiến, Đỗ Phương Khanh học khóa I Bồi dưỡng Chính trị vào năm 1976. Trong lúc bàn về sách vở, báo chí miền Nam, tên cán bộ văn hoá Mai Quốc Liên đã khinh miệt chê bai văn chương miền Nam là văn chương chợ trời, văn chương bán “sôn”. Chị Phương Khanh dằn không nổi, thét lớn:

” Sao anh dám nói thế? Anh đã xem hết sách vở miền Nam chưa? Anh nói thế là do ý anh hay anh nhân danh Bác và Đảng của anh?”

Chị bật lên khóc và ngồi xuống ghế . Sau đó, khi nghe một nhà văn nữ van xin Cộng Sản:

“Hãy để cho chúng tôi viết lại. Chúng tôi là kẻ bị chế đô cũ đầu độc, yếu đuối. Chúng tôi cần có sự dìu dắt của các anh”, chị Đỗ Phương Khanh đã dõng dạc nói: “Cô có xin thì xin cho cô ấy. Đừng có xin cho chúng tôi làm gì !”

Về phần Nhật Tiến, sau khi làm tự phê tự kiểm, anh vào phòng rửa mặt khóc nức nở. Anh bị tên Bùi Đức Ái (tức Anh Đức, tác giả truyện dài Hòn Đất ) nạo sát ván nhưng anh vẫn không chịu nhận đường lối văn chương xã hội của anh là sai, ngay cả những gì anh viết trong cuốn Giấc Ngủ Chập Chờn là bịa đặt (cuốn nầy tố Cộng khá nặng). Trước sau anh vẫn khăng khăng trả lời cán bộ Cộng sản rằng anh chỉ là kẻ ghi chép những gì mắt thấy tai nghe và anh cũng đã viết về những băng hoại, thối nát của chế độ miền Nam.

Hồ Trường An

Nguồn: Khai Phóng
Hồ Trường An viết trong “Những Khuôn Mặt Văn Nghệ”

Hà Nội, Những Mùa Xuân Phai, Lê Hữu


Lê Hữu

2015-MAR-27-Ho-Guom.jpg-450

“Hà Nội như một dĩ vãng đẹp và buồn.”

Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc…(1)

Tôi chưa hề nghe ai nói “yêu muốn khóc” bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm thơ là Hoàng Anh Tuấn. Yêu đến như thế là… yêu quá là yêu. Yêu đến như thế là quá mê đắm, quá si tình. Chỉ có yêu quá, nhớ quá, và chỉ có là “thi sĩ” mới thốt lên được những lời ấy. Trong tình yêu ấy có nỗi buồn bã thất vọng vì không gần được người mình yêu. Trong tình yêu ấy còn lẫn nỗi tiếc nhớ đến rưng rưng nước mắt. Yêu mà chỉ sợ mất người mình yêu.

Chỉ những ai đã từng… yêu muốn khóc mới hiểu được yêu thế nào là “yêu muốn khóc”.

Thế nhưng vì sao lại “yêu muốn khóc” ? Chỉ tại vì:

Mấy chục năm xa đến mấy nghìn năm (1)

Ra là vậy. Mối tình si của chàng thi sĩ là mối tình “trăm năm dù lỗi hẹn, nghìn năm vẫn không quên” (2)

Hà Nội trong những bài hát cũ

Tôi cũng chưa nghe ai xưng “anh” ngọt lịm với Hà Nội như Hoàng Anh Tuấn. Gọi Hà Nội là “em” vào thuở ấy (không phải bây giờ), ngoài thi sĩ họ Hoàng còn có nhạc sĩ Vũ Thành.

Nhìn em mờ trong mây khói
bước đi nhưng chưa nỡ rời…
Rồi đây dù lạc ngàn nơi
ta hướng về chốn xa vời
tìm mộng xưa lãng quên tháng ngày tàn phai
nghẹn ngào thương nhớ em, Hà Nội ơi!…
Ta nhớ thấy em một chiều chớm thu
dáng yêu kiều của ngày đã qua
thướt tha bên hồ liễu thưa
(“Giấc mơ hồi hương”, Vũ Thành)

giac-mo-hoi-huong-0-vu-thanh-amnhacmiennam.blogspot.com-dongnhacxua.com_

Trong tiếng “em” ấy có tình yêu Hà Nội. Tiếng “em” nghe thiết tha, gần gũi và thương yêu. Gọi thành phố nào khác là “em” nghe không thấy hay, không thấy dạt dào cảm xúc như gọi Hà Nội là “em”. “Yêu em, Hà Nội” nghe tự nhiên và trìu mến hơn là… “Yêu em, Huế” hoặc “Yêu em, Sài Gòn”, cho dù người ta gắn bó với thành phố nào khác hơn là Hà Nội. “Em” vừa là người “em” gái tôi yêu, vừa là thành phố Hà Nội, “thành phố có em”, nói như nhà thơ Vũ Hữu Định.

Nhạc điệu, tiết tấu bài hát nghe mênh mang và dìu dặt như tiếng bước chân ai lững thững dạo trên những phố cũ hè xưa. “Người em Hà Nội” trong “Giấc mơ hồi hương” của Vũ Thành có nét đẹp kiêu sa của “Đêm mơ Hà Nội giáng kiều thơm” trong thơ Quang Dũng.

Sau Ánh Tuyết, được xem là giọng hát gắn liền với bài ấy, hầu như không ca sĩ nổi tiếng nào của miền Nam một thời mà không từng hát “Giấc mơ hồi hương”. Mỗi giọng có cái hay riêng qua những cách thể hiện riêng.

Nghẹn ngào thương nhớ em, Hà Nội ơi! … Câu hát nghe sao mà… nghẹn ngào.

Không chỉ “Giấc mơ hồi hương”, những bài hát cũ về Hà Nội thuở ấy vẫn nghe có những tiếng nấc nghẹn như thế, vẫn có chung một khí hậu tái tê, một nỗi đau xót đến tận cùng như thế.

Tôi đứng bên này vĩ tuyến
thương về năm Cửa Ô xưa
Quan Chưởng đêm tàn dẫn lối
Đê cao hun hút chợ Dừa
Cầu Rền mưa dầm lầy lội
Gió về đã buốt lòng chưa?
Yên Phụ đôi bờ sóng vỗ
Nhị Hà lấp lánh sao thưa
Cầu Giấy đường hoa phượng vỹ
Nhớ nhung biết mấy cho vừa
(“Thương về năm Cửa Ô xưa”, Y Vân & Tạ Tỵ)

Vẫn là nỗi niềm “bước đi nhưng chưa nỡ rời”, vẫn là nỗi lòng “nhớ nhung biết mấy cho vừa”, vẫn nghe “Yên Phụ đôi bờ sóng vỗ”, vẫn thấy “Nhị Hà lấp lánh sao thưa”, tưởng như Hà Nội vẫn còn nguyên vẹn đó, Hà Nội không mất đi bao giờ. Lời thơ ý nhạc nghe thiết tha đến não lòng.

Hà Nội trong “Tình cố đô” của Lam Phương & Mạnh Thương (1955) là Hà Nội đã mịt mùng, Hà Nội của đôi bờ thương nhớ, của nặng trĩu sầu thương qua những giọng Việt Ấn, Thái Thanh, Mỹ Thể…

Buồn nhìn về xa xôi
Hà Nội ơi, đã xa cách rồi
Mịt mùng ngàn trùng khơi
thành phố cũ lắng sau núi đồi
Đâu Thăng Long năm xưa
cùng tháp cũ rêu xanh mờ
Còn tìm đâu nên thơ
Ngày hồi hương ta vẫn mong chờ

Trong những lời nhạc của các bài hát về Hà Nội ngày ấy luôn có những “ly hương”, “hoài hương”, “hồi hương” và giấc mơ về một “ngày vui về cố hương”.

Hôm nay đi nghe tiếng sóng rạt rào nghe tiếng gió nghẹn ngào / nhìn làn mây buồn trôi
Ôi, quê hương / giờ chìm trong khói sương Mây bao la gợi sầu ai viễn phương…
Ðêm nay ta lặng ngắm mây trôi / nhớ về phía xa xôi hận sầu dâng đầy vơi…
Thăng Long ơi! Không biết tới bao người đang sống với mong chờ / ngày vui về cố hương
(“Hận ly hương”, Anh Hoa)

Bài hát với nhịp điệu chầm chậm, buồn buồn, với âm điệu mênh mang, réo rắt, như nghe một nỗi gì tái tê, ray rứt qua từng nốt nhạc rưng rưng. Hà Nội là nỗi sầu khắc khoải, là nỗi đau quặn thắt, là đau đáu trông vời về một quê hương đành lìa bỏ.

Nào phải chỉ có “Hận ly hương”, những cuộc chia ly não nùng và những sầu đau gửi về Hà Nội còn nghe thấy qua những “Sầu ly hương” (Lam Phương & Lê Mộng Bảo), “Thu ly hương” (Nhật Bằng & Đan Thọ), “Xuân ly hương” (Phó Quốc Lân)…, chưa kể những “Xa quê hương” (Đan Thọ & Xuân Tiên), “Mộng ngày hồi hương” (Hoàng Trọng & Hồ Đình Phương), “Hướng về đất Bắc” (Phó Quốc Thăng), “Nhớ thu Hà Nội” (Lê Trọng Nguyễn), “Giấc mơ Hà Nội” (Y Vân), “Vọng cố đô” (Đan Thọ & Nhật Bằng), “Mùa hoa nở”(CungTiến),“Bắc một nhịp cầu” (HoàngTrọng & Hồ Đình Phương), “Gửi một cánh chim” (Nguyễn Hiền)…, bao nhiêu là khúc hát chất chứa bao nhiêu tâm sự, gửi gấm bao nhiêu nỗi niềm về một thành phố, một quê hương đã “nghìn trùng xa cách”.

Còn đâu nữa Hà Nội của “ba mươi sáu phố phường”, của trai thanh gái lịch, của những “dáng yêu kiều của ngày đã qua”…

Em Hà Nội hàng Đường trong giọng nói
để hàng Bông êm ái lót cơn mơ…
Ôi, hàng Ngang tội nghiệp mối tình đầu
Anh hờn giận mơ hàng Buồm lãng tử (1)

Những “người em Hà Nội” đẹp như là giấc mơ trong những câu thơ cũ.

Tóc mây Hà Nội năm nào
em đem từng sợi buộc vào đời anh
Bây giờ tóc bạc, tóc xanh
tình xưa anh vẫn quẩn quanh tìm hoài (3)

Một đời mãi tìm nhau. “Tóc mây Hà Nội” là thế, tình yêu Hà Nội là thế. Người ta yêu Hà Nội như người tình chung, yêu từ thuở còn xanh tóc cho đến khi bạc đầu. Yêu như yêu từng sợi tóc mây trói buộc vào đời nhau. Yêu như yêu mầu son môi tươi thắm của “em tôi”.

Em tôi đi / mầu son lên đôi môi Khăn san bay / lả lơi trên vai ai
Trời thắm gió trăng hiền Hà Nội thêm bóng dáng nàng tiên
(“Gửi người em gái”, Đoàn Chuẩn)

Chiếc “khăn san” ấy cũng “lả lơi” bay trong những câu thơ tình “Yêu em, Hà Nội”.

Hà Nội yêu, áo lụa ngà óng ả Thoáng khăn san nũng nịu với heo may (1)

Những ngọn gió heo may se se lạnh và những “áo lụa ngà óng ả” ấy cũng lất phất trong “Mưa Sài Gòn, mưa Hà Nội” của Phạm đình Chương & Hoàng Anh Tuấn.

Mưa hoàng hôn
trên thành phố buồn gió heo may vào hồn thoảng hương tóc em ngày qua
Ôi, người em Hồ Gươm về nương chiều tà Liễu sầu úa thềm cũ nằm mơ hiền hòa Thương màu áo ngà / thương mắt kiêu sa hiền ngoan thiết tha…

“Mưa Sài Gòn, mưa Hà Nội” mà chỉ nghe thấy tiếng mưa Hà Nội. Nhịp điệu Beguine Rock nghe mênh mang, dào dạt như tiếng nhạc mưa. Cả thành phố như chìm dưới màn mưa. Mưa giăng kín bầu trời, mưa phủ kín không gian, mưa lấp kín thời gian. Mưa trắng xóa, mưa mịt mù. Mưa não nề, mưa sướt mướt. Mưa hiu hắt trên những cảnh đời tăm tối, mưa sụt sùi cho những kiếp người lầm than.

Hà Nội sũng nước mưa.

Một bài nhạc khác cũng nhắc đến tên hai thành phố, nhưng không phải là những cơn mưa nối dài hai thành phố ấy mà từ phương này gửi về phương đó những hoài niệm đẹp về một thời để yêu và một thời để tiếc nhớ.

Hà Nội ơi, nào biết ra sao bây giờ Ai đứng trông ai ven hồ
khua nước trong như ngày xưa…
Hôm nay Saigon bao nhiêu tà áo khoe mầu phố vui
Nhưng riêng một người tâm tư sầu vắng đi trong bùi ngùi
(“Nỗi lòng người đi”, Anh Bằng)

Viet-Hai_HaNoiVaAnhBang-1NoiLongNguoiDi-AnhBang-02

Nghe những bài hát như thế ai mà không nghe lòng xao xuyến, không thấy nỗi ngậm ngùi cho dù có hay không mối tình nào với Hà Nội.

Hà Nội không chỉ là Hà Nội, Hà Nội là đất Bắc, là “cố hương”. Hà Nội là nỗi nhớ rưng rức, là nỗi cách xa muôn trùng.

“Đắm say chờ những kiếp sau”

“Hướng về Hà Nội” (1954) của Hoàng Dương vẫn được xem là bài hát “kinh điển” về Hà Nội, từng được bao nhiêu người hát, bao nhiêu người nghe. Đến cả những người chưa một lần đặt chân đến Hà Nội, hoặc đang sống ngay giữa lòng Hà Nội cũng… “hướng về Hà Nội”. Lý do có thể hiểu được, người ta muốn đi tìm lại cái đẹp, cái thơ và một tình yêu về một thành phố chỉ còn tìm thấy được trong bài hát ấy.

Cái đẹp và quyến rũ của bài hát là ở giai điệu man mác, nghe một nỗi gì ray rứt, khắc khoải, và ở lời nhạc mang nhiều hình ảnh thật nên thơ, thật trữ tình. Người ta nghe được trong bài hát ấy có tình yêu say đắm, có lời thề hẹn, có niềm tin yêu, có nỗi thiết tha và nhớ nhung luyến tiếc.

Bài hát là bài thơ đẹp nhất về Hà Nội của một mùa nào đã xa như dĩ vãng.

Hà Nội ơi! Hướng về thành phố xa xôi
ánh đèn giăng mắc muôn nơi / áo mầu tung gió chơi vơi
Hà Nội ơi! Nước hồ là ánh gương soi nắng hè tô thắm lên môi / thanh bình tiếng guốc reo vui
Hà Nội ơi! Mắt huyền ngây ngất đê mê tóc thề thả gió lê thê / Hãy tin ngày ấy anh về!…

Hà Nội ơi! Mỗi chiều sương gió dâng khơi có người lặng ngắm mây trôi / biết bao là nhớ tơi bời…

Những “Hà Nội ơi!… Hà Nội ơi!” lặp đi lặp lại như tiếng gọi thì thầm của một người tình đã xa biệt. Thật khó mà tìm được bài hát nào về Hà Nội đẹp cả nhạc lẫn lời và “Hà Nội” hơn thế. Cứ mỗi lần nghe bài hát ấy là mỗi lần tôi muốn… “yêu muốn khóc” và muốn ngước mặt nhìn trời, “lặng ngắm mây trôi” về phương nào xa xôi mà lòng nghe “biết bao là nhớ tơi bời”.

Tôi chưa hề nghe ai nói “nhớ tơi bời” bao giờ, và thật khó mà tìm được những chữ nào hay hơn để tả nỗi nhớ thương ngập lòng. Làm sao mà người nhạc sĩ ấy lại bật ra được hai tiếng “tơi bời” ấy (mà không phải là nhớ “da diết”, nhớ “mênh mang”, nhớ “quay quắt”, nhớ “thẫn thờ”…), nghe mà gió mưa, mà giông bão… tơi bời.

Sau “Hướng về Hà Nội”, ta còn nghe được những “tơi bời” khác ở những bài nhạc khác, như:

Thùy dương rũ bến tơi bời
(“Thuyền viễn xứ”, Phạm Duy & Huyền Chi)

Giờ đây trên sông hoa rụng tơi bời
(“Hoa rụng ven sông”, Phạm Duy & Lưu Trọng Lư)

Tóc tơi bời lộng gió bốn phương
(“Mấy dặm sơn khê”, Nguyễn Văn Đông)

Cũng đâu phải chỉ có “tơi bời” thôi, ta còn nhặt ra được những câu, chữ thật đẹp trong những lời nhạc ấy:

Áo mầu tung gió chơi vơi

Không phải “thướt tha” hay “lất phất” mà… chơi vơi. Chữ “chơi vơi” như vẽ lên hình ảnh những vạt áo dài lay động chập chờn, rất lửng lơ và rất… chơi vơi.

Đắm say chờ những kiếp sau

(Không phải là “đắng cay chờ những kiếp sau” như ít ca sĩ vẫn hát)

Khi người ta nói “Đắm say chờ những kiếp sau” thì lời ấy không còn là lời nói với một nơi chốn, một thành phố nữa mà là lời của một người tình nói với một người tình. Phải yêu đắm đuối, yêu say mê đến mức nào mới thốt lên được lời tình ấy, mới hẹn thề “nhớ kiếp sau chờ nhau” (4). Tình ấy là tình muôn thuở, là tình muôn-đời-muôn-kiếp-không-phai.

2015-MAR-27-Huong-Ve-Ha-Noi.jpg-300

Trong những lời nhạc ấy người ta còn thấy được cách sử dụng các động từ thật hay, thật lạ. Chữ “reo” chẳng hạn.

Thanh bình tiếng guốc reo vui

(Không phải là “… tiếng hát reo vui” như ít ca sĩ vẫn hát)

Mỗi lần nghe ca sĩ (những giọng hát tôi yêu) hát đến câu “Hà Nội ơi! Nước hồ là ánh gương soi/ nắng hè tô thắm lên môi…” là mỗi lần tôi lại… hồi hộp, chỉ sợ câu hát tiếp theo bị đổi thành “thanh bình tiếng hát reo vui”, làm hỏng mất câu hát tôi yêu. “Tiếng guốc”, nói như tác giả bài hát, là “âm thanh rất ‘riêng’ của Hà Nội thuở ấy”. Thay “tiếng guốc” bằng “tiếng hát” thì… chẳng thấy đâu Hà Nội nữa (chưa nói là tiếng “hát” thì khó mà… “reo” được)! Đánh mất tiếng “guốc” là đánh mất bức tranh thật đẹp thật sinh động, là đánh mất những âm thanh rộn rã rất “thanh bình” trên những hè xưa phố cũ, và cũng đánh mất hình ảnh thướt tha, mềm mại của những tà “áo mầu tung gió chơi vơi” trong nắng trong gió Hà Nội. “Thanh bình tiếng guốc reo vui”, chỉ trong một câu hát, người ta vừa đọc được ý tưởng, vừa nghe được âm thanh, vừa thấy được hình ảnh.

Cũng đâu phải chỉ có tiếng “reo” ấy thôi, ta còn nghe thấy những…

Mắt buồn dâng những đêm mưa…

(Không phải “… giăng những đêm mưa” như ít ca sĩ vẫn hát)

Hà Nội ơi, mỗi chiều sương gió dâng khơi…

Chữ “dâng” rất thơ, rất gợi hình ấy cũng gợi nhớ những câu hát khác trong những bài hát nào.

Gió dâng khúc đàn thanh bình
(“Tạ từ”, Tô Vũ)

Như hương hoa soan dâng bên thềm
(“Hoa soan bên thềm cũ”, Tuấn Khanh)

Hà Nội ơi! Phố phường dãi ánh trăng mơ…
Liễu mềm nhủ gió gây thơ…

(Không phải “… nhủ gió ngây thơ” như ít ca sĩ vẫn hát)

Tóc thề thả gió lê thê…

Nắng hè tô thắm lên môi…

Dáng chiều ủ bóng tiên nga…

(Không phải “… phủ bóng tiên nga” như ít ca sĩ vẫn hát)

Bài hát nghe được hai tiếng “anh”,Biết đâu ngày ấy anh về”“ Hãy tin ngày ấy anh về!” Tiếng “anh” như vừa nói với thành phố ấy vừa nói với người em “dáng huyền tha thướt đê mê, tóc thề thả gió lê thê…” Nghe những lời ấy là nghe những ray rứt và nỗi ước mơ của một người tình thủy chung gửi về “thành phố xa xôi” ấy.

“Hãy tin ngày ấy anh về!” Câu hát như lời thề hẹn sắt son, thiết tha và tràn đầy niềm tin.

“Hướng về Hà Nội”, với những người tình một thuở của Hà Nội, là “hướng về” những năm tháng tươi đẹp nhất của một thời tuổi trẻ. Nghe bài hát mà tưởng như nghe được cả khí hậu, mùa màng của Hà Nội, nghe được cả những thoáng dư hương Hà Nội cũ còn rơi rớt lại. “Cứ nghe ai hát, tôi lại thấy không gian xưa trở về, vượt qua mọi thời gian”, (5) nhạc sĩ Hoàng Dương có lúc đã thốt lên như thế khi nói về bài nhạc của mình.

Bản nhạc “Hướng về Hà Nội” được nhà xuất bản Tinh Hoa ấn hành lần thứ nhất ở miền Nam năm 1954 với tranh bìa màu tím của họa sĩ Duy Liêm, vẽ hai thiếu nữ đứng cạnh nhau, một cô chít khăn mỏ quạ, một cô tóc quăn kiểu thời trang miền Nam ngày ấy. Hai cô gái, hai khuôn mặt xinh đẹp thoáng vẻ buồn nhớ, tư lự và cùng “hướng về Hà Nội” với hình Hồ Gươm–Tháp Rùa làm nền phía sau.

Bản nhạc “Hướng về Hà Nội” ấn hành lần thứ hai năm 1955, cũng nhà xuất bản Tinh Hoa và cũng họa sĩ Duy Liêm, tranh bìa màu nâu vẽ “người em gái” Hà Nội chít khăn mỏ quạ, tì tay vào má với vẻ mặt âu sầu. Xa xa, mờ mờ cũng là hình Hồ Gươm–Tháp Rùa. Trang trong, bên dưới tựa bài nhạc là dòng chữ “Riêng tặng Hoàng Trọng, bạn thân yêu, gửi đây niềm thương nhớ một mùa chia phôi…” Tác giả “Hướng về Hà Nội”–trong một bài báo ở trong nước–cho biết bài hát được phổ biến lần đầu tiên trên làn sóng Đài phát thanh Hà Nội năm 1954 với giọng hát Kim Tước và ban nhạc Hoàng Trọng. Ông được biết ca sĩ Kim Tước hiện vẫn còn giữ được cuốn băng thu âm bài hát phổ biến lần đầu tiên ấy. “Thú thật,” ông nói, “tôi rất muốn có được một bản sao cuốn băng đó mà không biết bằng cách nào.”(5)

Kể từ ngày đất nước chia đôi, người Hà Nội đã không còn được nghe“Hướng về HàNội”, tưởng như bài hát ấy chưa hề ra đời, tưởng như không hề có bài hát nào như thế về Hà Nội. Bài hát câm nín như Hà Nội câm nín. Hơn bốn mươi năm sau, “Hướng về Hà Nội” mới được phép phổ biến lại ở trong nước. Bài hát như từ quá khứ nào bước ra, như được tái sinh, như có hai đời sống.

Kể từ ngày bài hát được giọng hát mang tên loài chim quý ấy cất lên, đến nay đã có tới ba thế hệ ca sĩ hát “Hướng về Hà Nội”, và thật khó mà biết được có bao nhiêu người đã hát, đã nghe và đã yêu bản tình ca ấy.

“Biết đâu ngày ấy anh về!”

Trừ ít bài được sáng tác về sau này, hầu hết những bài hát cũ về Hà Nội thường được viết ra giữa thập niên 1950’s, sau ngày đất nước chia đôi, khi mà vết cắt trong tim những người phải lìa xa Hà Nội vẫn chưa lành lặn, khi mà tình yêu dành cho Hà Nội vẫn còn nóng ấm.

Những bài hát về Hà Nội bây giờ có khá nhiều và cũng khá nhiều bài “rằng hay thì thật là hay”, tuy nhiên “nghe ra” có khác với những bài “hướng về Hà Nội” của những năm tháng cũ. Những bài hát hoài niệm về một dĩ vãng xa xôi, một quê hương xa khuất, một nơi chốn người ta đã sống đã yêu, đã hạnh phúc đã khổ đau, bao giờ cũng làm người ta bâng khuâng tiếc nhớ.

Hà Nội trong những bài hát cũ là một Hà Nội khác, một thành phố khác, không phải là Hà Nội bây giờ. Sau bao nhiêu là biến động của lịch sử, bao nhiêu là tang thương dâu bể, hầu như người ta khó mà tìm lại được dấu vết Hà Nội cũ. Hà Nội như đã thay hình đổi dạng, như đã hóa thành người nào khác. Những người tình một thuở của Hà Nội muốn đi tìm lại Hà Nội cũ như tìm lại chính mình, như tìm lại mối tình cũ, như tìm lại một phần đời của mình còn gửi lại nơi chốn ấy. Đi tìm nhưng không mong gì gặp lại được.

Tôi kiếm hồn tôi xưa Hà Nội
thuở còn trong vắt gió vào thu (1)

Còn đâu nữa Hà Nội của những “áo mầu tung gió chơi vơi”, của những “thanh bình tiếng guốc reo vui”. Còn đâu nữa Hà Nội của những “khăn san bay lả lơi trên vai ai”, những “dáng yêu kiều của ngày đã qua / thướt tha bên hồ liễu thưa”…

Hà Nội chỉ còn là tấm nhan sắc của một thời vang bóng. Hà Nội chỉ còn lại trong những trang sách cũ, trong những câu chuyện kể, trong những tấm ảnh đen trắng mờ mờ và trong những thước phim cũ kỹ. Hà Nội chỉ còn lại trong những bài thơ, bài nhạc và trong những giọng hát người ta luôn muốn được nghe lại để tìm về những tháng năm kỷ niệm đã phôi pha.

Với những người tình năm xưa của Hà Nội, nghe lại những bài hát cũ ấy như tìm lại được những thoáng hạnh phúc, như thấy lòng mình trẻ lại, như trái tim chưa bao giờ già cỗi, như là… chưa bao giờ rời xa Hà Nội.

Hà Nội yêu, vẫn y nguyên tưởng nhớ nên nghìn năm vẫn ngỡ mới hôm qua (1)

Hà Nội như thành phố mang vẻ đẹp mơ màng, huyền ảo trong những câu chuyện thần tiên. Hà Nội ấy, thành phố ấy đã mất hút, đã chìm khuất trong sương mơ.

Hà Nội như một người tình cũ. Người ta yêu Hà Nội như yêu mối tình cũ mà người ta tin rằng vẫn còn nguyên vẹn đó, vẫn suốt đời thủy chung. Người ta nhớ Hà Nội ngay cả những lúc đang sống giữa lòng Hà Nội.Người ta đi tìm Hà Nội ngay trên những đường phố của Hà Nội. Như vậy thì Hà Nội chắc phải là thành phố nào khác chứ đâu phải thành phố cùng một cái tên gọi.

Tôi biết có những người yêu Hà Nội đến độ không muốn quay về Hà Nội vào cuối đời để không phải chạm mặt những hụt hẫng, xót xa và để nuôi giữ mãi trong lòng mình những kỷ niệm ấm áp, những giấc mơ êm đềm, ngọt ngào.

Hà Nội anh giờ là giấc chiêm bao
cùng thơ ấu đã già đi trăm tuổi
Buổi sáng nay tâm hồn nghe thơ dại
một thoáng vui chợt tới, chợt bay đi (1)

Ôi Hà Nội của những đời người đã cũ! Ôi Hà Nội chỉ còn là thoáng “hương xưa”!… Có phải là người ta đã cố tình xóa bỏ một Hà Nội, hay là Hà Nội như một cô gái quê không còn hợp thời trang nữa nên không tồn tại được. Không hẳn là những người yêu Hà Nội cứ muốn Hà Nội mãi mãi là “tháp cũ rêu xanh mờ”, là “tóc thề thả gió lê thê”; thế nhưng, những đổi thay của Hà Nội trong những năm dài chinh chiến ấy và những năm sau ngày dứt chiến chinh chắc không phải là những gì người ta hằng trông đợi.

Chuyện trở về Hà Nội nay không còn là “giấc mơ hồi hương” nữa. Giấc mơ ấy có chăng là giấc mơ tương phùng với “người em Hà Nội”. Không rõ là đã có bao nhiêu cuộc “hội ngộ cố nhân” của những lứa đôi mỏi mòn ở “đôi bờ đất nước nhớ thương nhau”(6). Không rõ là đã có bao nhiêu nước mắt và nụ cười, bao nhiêu bẽ bàng và tiếc hận.

Một trong những người thực hiện sớm nhất giấc mơ “biết đâu ngày ấy anh về” là Phạm Huấn,một người lính miền Nam. Rời bỏ Hà Nội ngày đất nước chia đôi, mười chín năm sau, cùng với hai người lính miền Nam khác, ông đã có được cơ hội làm một chuyến về thăm “cố hương” vào một ngày tháng Hai năm 1973 (18/2/1973), trong một phái đoàn hỗn hợp và trong vai trò quan sát viên của đợt tiếp nhận đầu tiên những người tù nhân chiến tranh, và đã ghi lại những gì “quan sát” được trong tập hồi ký Một Ngày Tại Hà Nội (Diều Hâu xuất bản, Saigon, 21/3/1973):

“Ngồi trên chuyến xe di chuyển từ Gia Lâm về Hà Nội, nhìn thấy Hồ Gươm, Tháp Rùa, tôi có trong lòng một nỗi xao xuyến muốn làm ứa lệ… Nỗi nhớ thương Hà Nội đã choán ngợp tâm trí đến độ trong khoảnh khắc tôi không còn nhận ra Hà Nội đã không còn là Hà Nội nữa. Nước hồ vẫn xanh. Tháp Rùa vẫn như tự bao giờ giữ màu vôi cũ kỹ. Nhưng tất cả vẻ đẹp của Hà Nội, màu sắc của Hà Nội đã mất hết… Hà Nội trong thơ văn, Hà Nội trong âm nhạc, Hà Nội trong trí nhớ, một lần nữa lại làm dấy động tâm khảm tôi. Cái Hà Nội thơ mộng tuyệt vời mới chỉ trong vòng hai mươi năm đã bị người ta làm cho biến đi không còn một dấu vết nào đó, liệu còn có một ngày nào có thể sống lại?

Hà Nội còn đó, nhưng Hà Nội đã làm chảy nước mắt tất cả những người nhìn thấy lại Hà Nội.”

Trong những trang sách ấy có một chi tiết, một hình ảnh, còn đọng lại ở trong tôi mãi đến tận bây giờ. Dương Phục, một bạn đồng hành của Phạm Huấn, kể lại rằng, những gì trông thấy được trong “một ngày tại Hà Nội” ấy đã khiến ông có những lúc phải bước vào phòng rửa mặt, lặng lẽ ôm mặt nấc lên, cố ngăn không để cho những giọt nước mắt ứa ra.

Tại sao phải bước vào phòng rửa mặt? Tại sao muốn khóc mà không khóc được? Tôi hiểu. Có những giọt lệ người ta phải giấu đi, không cho ai thấy. Có những giọt lệ chảy thầm mà đớn đau gấp nhiều lần những tiếng khóc bật ra được… Người sĩ quan của quân đội miền Nam ấy, người quân nhân dạn dày với đời sống quân ngũ ấy đã có những phút như thế, những phút không giấu được tiếng nấc nghẹn ngào khi chỉ mới vừa chạm mặt với một phần rất nhỏ của Hà Nội, của thành phố mà suốt bao nhiêu năm trời ông chỉ mong được một lần trông thấy lại.

“Nếu về lại Hà Nội để mà nhìn thấy những cảnh như thế, tôi sẽ không bao giờ trở về nữa,” ông nói lời sau cùng.

Người ta đã làm gì Hà Nội để cho người lính ấy phải ôm mặt nấc lên như thế!? Người ta đã làm gì Hà Nội để cho người lính ấy phải thốt lên những lời chua xót đến như thế!? Người ta đã làm gì Hà Nội để cho những người được nhìn thấy lại Hà Nội sau bao nhiêu năm phải mang tâm trạng nặng nề đến như thế!?

Hà Nội đổi thay như khuôn mặt người thân yêu sau bao năm cách xa đã thay đổi đến mức người ta phải quay mặt đi để không phải… bật khóc.

Lâu lắm em mới về Hà Nội
đi trên viên gạch tuổi thơ ngây
Gió mùa đông bắc làm em khóc
Hà Nội, anh ơi phố rất gầy! (7)

Hà Nội đổi thay như thế nào khiến cho những ai từng có “một thời để yêu” với Hà Nội đều… muốn khóc.

Dẫu thế nào đi nữa, điều may mắn là sau cùng chúng ta vẫn còn có được những bài hát cũ về Hà Nội, những bài hát còn sống mãi với thời gian, để người đời sau biết được rằng đã từng có một Hà Nội như thế, như thế…

Đêm xuân, nghe vẳng bên tai điệu nhạc cũ và những câu hát cũ về những ngày Tết Hà Nội đã vắng xa mà lòng bâng khuâng “Những người muôn năm cũ / hồn ở đâu bây giờ!” (8)

Cành hoa tim tím bé xinh xinh báo xuân nồng Rừng đào phong kín cánh mong manh hé hoa lòng Hà Nội mừng đón Tết
hoa chen người đi / liễu rủ mà chi
Đêm tân xuân / Hồ Gươm như say mê
Chuông reo ngân / Ngọc Sơn sao uy nghi
Ngàn phía đến lễ đền
chạnh lòng tôi nhớ tới người em…
(“Gửi người em gái”, Đoàn Chuẩn)

“Người em” ấy, “đêm tân xuân” ấy là Hà Nội của những ngày vui mơ hồ trong trí tưởng.

Cám ơn những bài hát cũ về Hà Nội đã giữ cho những giấc mơ về Hà Nội không bao giờ tắt hẳn. Hà Nội ấy còn đọng lại trong dư âm lời ca tiếng nhạc của những bản tình ca một thuở.

Hà Nội như một dĩ vãng đẹp và buồn. Hà Nội chỉ còn là những mùa xuân phai.

Lê Hữu
2015 MAR 27

***
(1) Thơ Hoàng Anh Tuấn
(2) Nghìn năm vẫn chưa quên, nhạc Phạm Duy
(3) Thơ Nhất Tuấn
(4) Gợi giấc mơ xưa, nhạc Lê Hoàng Long
(5) Người Lao Động Online, 28/8/2010
(6) Thơ Quang Dũng
(7) Thơ Trần Mộng Tú
(8) Thơ Vũ Đình Liên

( Nguồn:http://www.vietthuc.org/ha-noi-nhung-mua-xuan-phai/)

Dục Tính Trong Âm Nhạc Trịnh, Hoàng Thanh Tâm


nhac-trinh-cong-son-khong-loiphoto

    (Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và Nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm)

Gởi NS Tô Hải, nhà thơ Linh Phương, Agonboy, PV Hải, Khắc Huy, Hoàng Guitar, Bùi Hoàng Hải (Bỉ), Nguyễn Văn Rích, NC Viên, Đàm Xuân Lộ, Võ Đình Sơn, Trần Cảnh Mẫn và tất cả bạn hữu Pétrus Ký của tôi ….

Hoàng Thanh Tâm

“Tôi biết sức mạnh của ngôn từ…ngôn từ là tướng của đạo quân sức mạnh con người. Và ngôn từ khi được cất lên bằng giai điệu của trái tim, sẽ là thần tướng của đạo quân Nhân Bản..”” (Maiakovsky)

Tân nhạc cải cách Việt Nam chỉ thật sự được khai sinh từ năm 1930, và có thể xếp loại theo từng giai đoạn như sau:

1. Giai đoạn tượng hình (theo NS Trần Quang Hải) [1] 1930-1937
2. Giai đoạn thành lập 1938-1945 hay còn thường được gọi là dòng Nhạc Tiền Chiến
3. Giai đoạn kháng chiến 1945-1954
4. Giai đoạn 1954-1975 thời cực thịnh của nền tân nhạc tự do miền nam Việt Nam
5. Giai đoạn nhạc hải ngoại 1975 cho đến nay.

Trong khuôn khổ của bài viết theo chủ đề này, tôi chỉ xin đề cập đến dòng nhạc của 2 giai đoạn 1954-1975, và dòng nhạc từ 1975 cho đến nay. Chủ yếu là những sáng tác của những nhạc sĩ ở trong miền Nam sau năm 1954, và một số sáng tác ở hải ngoại sau 1975.

Trước khi đi vào bài viết này, tôi xin phép được lưu ý quý độc giả, là bài viết này chỉ mang tính cách là một bài phiếm luận. Không phải là một bài viết phân tích về giá trị nghệ thuật trong âm nhạc, hay một bài phê bình văn học. Tôi chỉ viết những gì thuộc về cảm tính của mình, với những hiểu biết khiêm tốn của một nhạc sĩ sáng tác. Xin những nhà nghiên cứu âm nhạc và những học giả uyên bác hãy lượng thứ cho những thiếu sót nếu có.

Co nhac si trinh cong sonimages     BDTrinhCongSon2

Không biết tôi có chủ quan hay mang nặng “dân tộc tính” trong suy nghĩ của mình không, khi nói rằng ngôn ngữ Việt Nam của chúng ta phong phú và kỳ diệu hơn ngôn ngữ …. Tây phương. Phong phú ở chỗ là khi muốn diễn đạt một ý tưởng hay một hình ảnh nào, chúng ta có thật nhiều từ ngữ và nhiều cách khác nhau, để nói lên được cho người khác hiểu điều mình muốn nói. Ngoài những phương pháp (thủ thuật) trong mỹ từ pháp như: nhân cách hóa, ẩn dụ, điệp ngữ, ngoa ngữ, thậm xưng, hoán dụ, đảo ngữ…Tiếng Việt còn những cách nói lái, nói mĩa, nói bóng gió, nói cạnh, nói khóe, nói ẩn dụ, nói “chặn họng”, nói cương, nói đãi bôi, nói điêu, nói lẫy vv….

Trong âm nhạc, cách sử dụng những từ ngữ để đặt thành lời nhạc, không thể học bằng lý thuyết, như môn giảng văn hay những môn khoa học…Ngay cả khi học về lý thuyết sáng tác trong âm nhạc, không ai có thể dạy cách đặt những ca từ như thế nào mới là đúng là hay cả! Những lời lẽ, hay ý tưởng để diễn tả cảm xúc vào bản nhạc, đều nằm trong cái năng khiếu sáng tạo, để tạo nên “hồn nhạc” của người viết nhạc. Và cái hồn nhạc này quyết định cho sự thành công hay thất bại của một bản nhạc.

Vì vậy để sáng tác một bản nhạc hay, làm rung động hồn người, người nhạc sĩ ngoài những kiến thức chuyên môn trong âm nhạc, cần phải có chiều sâu và sự nhạy cảm trong tâm hồn. Một khối óc thông minh, tinh tế và cảm thức thẩm mỹ, để có thể “thẩm định” một cách chính xác, cái đẹp của những giai điệu mình đã viết ra. Sao cho thính giả cũng cảm nhận được cái đẹp giống như người sáng tạo. Giai điệu đẹp, khi được chuyển tải bằng lời nhạc hay, viết ra từ những cảm hứng đích thực, sẽ tạo được một sự cộng hưởng, để mang lại sự rung động thật sự cho người thưởng ngoạn …. Những kỹ năng này đòi hỏi một khả năng thiên phú ở người nhạc sĩ. Vì nếu không, bản nhạc chỉ là một tập hợp những chuỗi âm thanh vô vị, và những từ ngữ thô thiển, sáo rỗng …

Đa số những nhạc sĩ nổi tiếng, đều có những sáng tạo ngôn ngữ riêng cho mình, bằng những từ ngữ mượt mà, trau chuốt trong những tác phẩm của họ. Chính cái ngôn ngữ tạo nên một thần thái riêng này, đã hình thành nên phong cách của từng nhạc sĩ. Những phong cách đó sẽ được khán thính giả đánh giá và thẩm định qua chính những tác phẩm của mỗi tác giả, tùy theo trình độ cảm nhận của người thưởng ngoạn. Trong khuôn khổ hạn hẹp của một bài phiếm luận, tôi chỉ có thể đưa ra một số ví dụ của một vài nhạc phẩm, để minh họa cho sự sáng tạo phong phú của những nhạc sĩ, và sự khác biệt trong phong cách của họ.

Ví dụ khi người nhạc sĩ muốn diễn tả “sự phụ rẫy” của người tình. (Đề tài này có trong rất nhiều những bản nhạc sáng tác trong giai đoạn 1954-1975). Sự diễn đạt tâm trạng của mỗi tác giả thật vô cùng phong phú và đa dạng. Từ “chấp nhận” đến “than khóc”, đến “trách cứ”, đến “phẩn nộ”, đến muốn “trả thù” vv… Tựu chung, chỉ nói về cùng một đề tài là thất tình, nhưng mỗi tác giả lại diễn tả sự xúc cảm bằng “ngữ pháp” riêng của mình. Những ngôn ngữ này thể hiện trình độ diễn đạt và thái độ khác nhau của từng nhạc sĩ đối với cùng một sự kiện:

* “ … Sao em nỡ đành quên kỷ niệm chan chứa êm đềm
Sao em nỡ đành quên cho lòng này đau xót thêm…”
(Sao em nỡ đành quên_Tô Thanh Tùng)

Thái độ của người bị phụ bạc trong nhạc phẩm của NS Tô Thanh Tùng là sự trách móc, than van, rồi khẩn nài như muốn níu kéo người tình trở về với mình, bằng một ngôn ngữ mộc mạc bình dị, không cần thi ngữ….

* “ … Em theo đời cơm áo.
Mai ra cùng phố xôn xao.
Bao nhiêu ngày yêu dấu tan theo
Ta ôm tình nặng trĩu
Nghe quanh đời mưa bão,
Ôi những ngày yêu dấu bọt bèo …”
(Yêu dấu tan theo_Trịnh Công Sơn)

Trịnh Công Sơn chấp nhận sự ra đi của người yêu, như một lẽ tự nhiên, không một lời oán trách, dẫu chỉ là một oán trách nhẹ nhàng. Tâm hồn ông bao dung và mênh mông như đất trời. Và cũng bởi ông đã từng quen với sự phụ rẫy của những người tình đã đi qua đời mình, với lời hẹn thề chỉ thoảng như gió bay, hay như những cơn mưa chợt đến rồi đi…“Từng người tình bỏ ta đi như những giòng sông nhỏ, ôi những giòng sông nhỏ, lời hẹn thề là những cơn mưa …” (Tình xa_Trịnh Công Sơn)

* “ … Em xé đi linh hồn tôi đã bán
Em xé đi tim hồng tôi đã trao
Em, em xé đi cho nát tan một nụ cười
Cho chết đi một cuộc đời
Tình ta trót trao lầm …”
(Xé thư tình_Trương Hoàng Xuân)

Thái độ của người bị phụ tình trong bài “Xé thư tình”, có thể “thấy” được ngay ở cái tựa của bài hát. Tác giả tiếc nuối đã trao duyên lầm một “ác quỷ đầy quyền năng” và đã lỡ “bán linh hồn” mình cho “ác quỷ”. Vì vậy những lời oán trách kẻ phụ tình có vẻ “hằn học” hơn, chớ không nhẹ nhàng như Tô Thanh Tùng. Những ca từ cũng vay mượn nhiều mỹ từ pháp như thậm xưng, điệp ngữ, ẩn dụ, để diễn tả cõi lòng tan nát, khi người yêu đang tâm xé đi bức thư tình nồng cháy, như xé đi trái tim hồng của thi nhân…

* “ … Giết người đi! Giết người đi!
Giết người trong mộng đã bội thề
Giết người đi! Giết người đi!
Giết người quên tình nghĩa phu thê
…………………………………………………….
Làm sao giữ được người trong mộng
Để được tình yêu, dẫu bẽ bàng.
Giết người trong mộng?
Hay giữ người trong mộng?
Giết người trong mộng?
Hay giữ người mộng mơ? …”
(Giết người trong mộng_Phạm Duy & Hàn Mặc Tử)

Nhạc phẩm “Giết người trong mộng” của NS Phạm Duy, phổ từ thơ Hàn Mặc Tử, diễn tả sự đau đớn tột đỉnh của tác giả khi bị phụ bạc, ca từ với điệp ngữ “giết người”, được “phù thủy âm nhạc” Phạm Duy cố tình lập đi lập lại, trong suốt bài hát, để diễn tả sự uất hận nghẹn ngào… Niềm đau đớn, dày vò, đày đọa trong tâm thức người thi sĩ, là chỗ mâu thuẩn nội tâm, giữa yêu và hận, giữa cái sống và cái chết… Tác giả giục giã gào thét “giết người đi”, nhưng rồi lại hỏi lại chính mình: “Làm sao giữ được người trong mộng, để được tình yêu dẫu bẽ bàng…”

* “ …Anh trở lại, đây kỷ vật viên đạn đồng đen
Em sang sông cho làm kỷ niệm
Anh trở về, anh trở về trên đôi nạng gỗ
Anh trở về, anh trở về bại tướng cụt chân
Em ngại ngùng dạo phố mùa xuân
Bên người yêu tật nguyền chai đá …”
(Kỷ vật cho em_Phạm Duy & Linh Phương)

Nhạc phẩm “Kỷ Vật Cho Em” của Phạm Duy, được phổ từ bài thơ “Để trả lời một câu hỏi” của Linh Phương năm 1970, là một thông điệp thống thiết để đánh thức lương tâm nhân loại trước một chiến tranh ý thức hệ, đã hủy diệt hằng triệu người Việt của cả hai miền Nam Bắc. Bản nhạc chỉ đề cập đến thân phận nhỏ nhoi của đôi tình nhân trong chiến tranh, nhưng những câu trả lời của người lính, đang phải kề cận với từng giây phút của cái chết, là một ám ảnh khôn nguôi trong tâm thức của hàng triệu người Việt Nam, trong giai đoạn dầu sôi, lửa bỏng của quê hương những năm đầu thập niên 70 khi bản nhạc ra đời, và cả cho đến hôm nay…
Lời lẽ của người lính trong bài thơ của Linh Phương, là một chứng cớ hùng hồn, để nói lên sự bi thảm, và hệ lụy của cuộc chiến Việt Nam, đã biến những trái tim yêu thương trở thành điên đảo lạnh lùng, và loang lỗ những vết chai đá hận thù …

* “… Chiều qua ru em ngủ,
chiều nay em theo chồng,
thế hỏi lòng có buồn không?…”
(Tương tư 4_Mặc Thế Nhân)

* “… Mưa bên chồng có làm em nhớ
những khi mình mặn nồng?… “
(Bài không tên cuối cùng_Vũ Thành An)

Chỉ riêng Mặc Thế Nhân và Vũ Thành An đều chấp nhận sự ra đi của người yêu, không một lời oán trách, mà chỉ lặng lẽ ôm nỗi tiếc nuối cho riêng mình …

Trong âm nhạc của Trịnh Công Sơn, hầu như những lời nhạc của ông đều mang đậm chất thơ. Ngoài những câu nhạc như thi ngữ, người nhạc sĩ tài hoa này đã có những sáng tạo ngôn ngữ vô cùng phong phú cho riêng ông, để diễn tả ý tưởng hay cảm xúc, với những hình ảnh thật nghệ thuật bằng chữ nghĩa. Những chữ nghĩa mà chúng ta không thể tìm thấy ở bất cứ cuốn tự điển tiếng Việt nào như:

“Tóc chiều” (Dấu chân địa đàng), “Vết lăn trầm”(Vết lăn trầm), “Mắt đêm đèn vàng” (Biển nhớ), “Con tinh yêu thương” (Một cõi đi về) , “Tuổi đá buồn” (Tuổi đá buồn), “Hồn xanh buốt” (Diễm Xưa), “Tình đã nghìn thu” (Còn tuổi nào cho em), “Đá ngây ngô” (Rồi như đá ngây ngô), “Đá lên trong mình” (Du mục), “Vết buồn khắc trên da” (Yêu dấu tan theo), “Phơi tình” (Cỏ xót xa đưa), “Quỳ gối vong nô” (Ru em), “Một hồn thơm cây trái” (Ru Tình) vv …

Những ca từ trong âm nhạc Trịnh Công Sơn, chưa kể tới những triết lý hay nhân sinh quan bàng bạc trong những câu nhạc của ông, đều mang một ngôn ngữ rất TCS. Những bài thơ lục bát, thơ đồng dao, thơ 4 chữ, thơ 5 chữ của một “thi sĩ” TCS, đã được lồng vào những giai điệu mượt mà trong những bản nhạc của ông, để trở thành những tuyệt tác làm mê hoặc lòng người. Nói một cách nôm na là nhạc sĩ TCS đã phổ nhạc những bài thơ của “một nhà thơ mang tên là Trịnh Công Sơn” [2], như lối ví von của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo. Hay có thể nói một cách không ngoa, nhạc sĩ TCS đã tạo được một trường phái âm nhạc mang tên nhạc Trịnh, bởi những nét đặc thù có một không hai của ông, trong một vài ví dụ điển hình như:

Trong bài “Chiều một mình qua phố” của Trịnh Công Sơn có câu:

“… Có khi nắng khuya chưa lên, mà một loài hoa chợt tím … “

Trong đó thay vì “nói” “có khi ánh trăng chưa lên, mà một loài hoa chợt tím”. Nhạc sĩ TCS đã thay thế chữ “ánh trăng” bằng một “ngôn ngữ” của riêng mình. Và nếu có nhạc sĩ nào muốn dùng chữ “nắng khuya” để ám chỉ “ánh trăng” thì ắt hẳn phải chịu khó mua lại cái “bản quyền sở hữu trí tuệ” của nhạc sĩ TCS …

Trong bài “Tình nhớ” với những “câu thơ” 5 chữ:

“… Ôi áo xưa lồng lộng
Đã xô dạt trời chiều
Như từng cơn gió lộng
Xóa một ngày đìu hiu ..”

TCS đã dùng thật nhiều mỹ từ pháp như nhân cách hóa, tượng hình, ẩn dụ, hoán dụ, thậm xưng … trong 4 câu nhạc trên, để diễn tả những cảm xúc hân hoan đang trào dâng trong lòng mình:

Chỉ với một tà “áo xưa” mà có thể “xô dạt” cả một trời chiều. Và cái “lồng lộng” của áo xưa, đã hóa thân thành những “cơn gió lộng” để xóa tan nỗi cô đơn, “đìu hiu” của TCS, khi người yêu bỗng nhiên trở về với ông không hẹn trước….

Ngoài một “thi sĩ” trong âm nhạc, TCS còn là một “họa sĩ”, một “nhiếp ảnh gia”, một “phóng viên chiến trường” tài ba, bởi ông đã “vẽ” và đã “chụp” được những bức chân dung thật lãng mạn, cho đến những hình ảnh não lòng của chiến tranh, bằng những rung động dạt dào, trong trái tim nhân ái tha thiết của ông:

“Yêu em quỳ gối vong nô…”
“…Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ”
(Ru em_Trịnh Công Sơn)

Hãy nhìn vào “bức tranh trừu tượng”, với hình ảnh một người đang “quỳ gối” để xưng tụng tình yêu, như một tín đồ ngoan đạo. Tín đồ đã “ngộ” ra lẽ kỳ diệu của tôn giáo mình đang tín ngưỡng, để bất chợt thấy lòng mình trở nên từ bi, và trái tim đã “nở hoa siêu độ”. [3]

Văn Cao đã gọi chính danh Trịnh Công Sơn là người ca thơ – để nói về các thi ca sĩ troubadour/minstrel – những sứ giả sống để phụng thờ và ca tụng tình yêu như là nguồn sáng cứu rỗi trong đêm trường Trung cổ. Một khoảnh khắc sống với quả tim yêu nồng nhiệt đáng giá hơn một trăm năm sống bằng quả tim khô héo, dù ngay cả khi ca tụng tình yêu bằng những bài tình ca không có hạnh phúc [4]

Hoặc hình ảnh sau đây:

“Em hôn trên tay mình
Để chua xót tình trần”
(Tôi ru em ngủ_Trịnh Công Sơn)

Còn hình ảnh nào đẹp hơn, lãng mạn hơn, thi vị hơn hình ảnh người con gái hôn lên tay mình để “chua xót tình trần”. Bởi vì bất cứ cuộc tình nào trong cõi trần gian đầy bi lụy này, đều không thể tránh khỏi những giọt lệ ngậm ngùi và chua xót bởi những chia cách, mất mát, đau thương, tan vỡ … Nhất là khi tình yêu đó mang những hệ lụy của một cuộc chiến phi lý:

“Tình yêu như trái phá con tim mù lòa…”
…………………………………………………………….
“…Tình yêu như vết cháy trên da thịt người”
(Tình Sầu_Trịnh Công Sơn)

Những hình ảnh thảm khốc của chiến tranh là một ám ảnh khôn nguôi trong tâm thức của người nhạc sĩ, và đã len lỏi vào trong từng ngỏ ngách sâu kín nhất của trái tim, khiến cho tình yêu cũng bị tàn phá và biến dạng. Nỗi “đau xé thịt” đã khiến “hồn mình như vá khâu”, và cuối cùng chỉ còn lại tan tác và hư hao trong “con tim tật nguyền” sau khi “cơn bão đi qua địa cầu” ……

Nếu “nhiếp ảnh gia” Linh Phương [5] “chụp” được tấm hình:

“Anh trở về hòm gỗ cài hoa” hay “Poncho buồn lịm kín đời anh”
(Kỷ vật cho em_Phạm Duy & Linh Phương)

Thì TCS lại “chụp” được những hình ảnh ghê rợn và bi thảm hơn, không phải tại chiến trường, mà ở ngay “trên con đường mòn” của những ruộng làng Việt Nam hiền hòa, thơ mộng:

“Một ngày mùa đông
Trên con đường mòn
Một chiếc xe tang
Trái mìn nổ chậm
Người chết hai lần
Thịt da nát tan”

Và có nỗi đớn đau nào hơn nỗi đau của người mẹ, khi phải tận mắt chứng kiến hình ảnh:

“Súng từ thị thành
Súng từ ruộng làng
Nổ xé da con”
(Ngụ Ngôn Mùa Đông_Trịnh Công Sơn)

Hay tiếng “vỗ tay” như tiếng gào thét phẩn nộ từ thinh không của người mẹ mất trí bên xác con thơ, không biết có đủ để làm thức tỉnh lương tâm nhân loại?

“Mẹ vỗ tay reo mừng xác con,
Chị vỗ tay hoan hô hòa bình
Người vỗ tay cho thêm thù hận
Người vỗ tay xa dần ăn năn”
(Hát trên những xác người_Trịnh Công Sơn)

Những năm cuối thập niên 60 đến đầu thập niên 70, khi chiến tranh Việt Nam đang ở đỉnh điểm của những cuộc giao tranh. Phong trào sinh viên phản chiến lan tràn ở Mỹ với khẩu hiệu “Make Love Not War”, phong trào hippies, cộng với chủ nghĩa hiện sinh (Exstantialism) của Jean-Paul Sartre, Camus… du nhập vào Việt Nam, đã thổi một luồng gió mới vào cánh cửa văn học của Việt Nam, làm ảnh hưởng cách suy nghĩ cũng như lối sống của nhiều tầng lớp trí thức, điển hình là giới sinh viên, học sinh tại miền nam Việt Nam.

Sự nguy hại của thuyết hiện sinh cho giới trí thức trẻ Việt Nam là ở chỗ “ăn theo” những tư tưởng phản chiến, với thái độ bất cần, chán chường, “buồn nôn” trước những phi lý của cuộc đời vv … Trong khi đại đa số giới trẻ cũng chưa thật sự hiểu rõ ngọn ngành, hay kết cuộc của một chủ thuyết, sẽ đưa đến một kết quả gì cho tương lai, hay vận mệnh của đất nước mình. Họ chỉ đơn thuần nhắm mắt đi theo, chỉ vì tính thời thượng, và tính cách thích “nổi loạn” của tuổi trẻ thì đúng hơn!

Bối cảnh của đất nước trong giai đoạn này, đã tác động mạnh mẽ đến tư duy của những tác giả trong nhiều lãnh vưc, đặc biệt là những người cầm bút mang nặng ảnh hưởng của nền văn học lãng mạn Pháp và triết hoc Tây phương.

Trong lãnh vực âm nhạc, những sáng tác không chỉ đơn thuần diễn tả những cảm xúc tình yêu lãng mạn của đôi lứa, mà đã bắt đầu nhen nhuốm hơi hướng của thân phận con người. Mùi vị của thuốc súng, của bom đạn trong chiến tranh đã len lỏi vào trong âm nhạc qua phong trào du ca, và dòng nhạc phản chiến với Ca Khúc Da Vàng của NS Trịnh Công Sơn đã ra đời từ đó.

Ngôn từ được sử dụng trong những sáng tác âm nhạc, cũng từ đó mang tính đột phá. Và phải công nhận, những đột phá đó đã làm cho nền tân nhạc cận đại mang nhiều nét phong phú và độc đáo. Những bản tình ca của Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Lê Uyên Phương, Từ Công Phung, Vũ Thành An, Anh Bằng, Lam Phương, Trần Thiên Thanh, Nhật Ngân, Duy Khánh ….. sáng tác trong giai đoạn này đều bị ảnh hưởng bởi tác động của cuộc chiến, nên ca từ trong âm nhạc, không ít thì nhiều, đều mang không khí của chiến tranh. Đặc biệt trong một số tác phẩm, lại mang hơi hướng của tình yêu nhục tính, với những ngôn từ mới mẽ mang tính thời đại và táo bạo, để diễn tả tâm trạng tuyệt vọng, chán chường trong tình yêu, khi đối diện với sự ám ảnh của nỗi chết, hay sự phi lý của chiến tranh ….

Bài viết này không chỉ đơn thuần nói về khía cạnh dục tính trong âm nhạc Trịnh Công Sơn, mà còn muốn trích dẫn thêm một số “hình ảnh” trong những bản nhạc, để nói lên sự phong phú trong ngôn ngữ Việt, mà với tài năng thiên phú, những nhạc sĩ đã thể hiện một cách tài tình, khi diễn tả một hình ảnh trần tục bằng những ngôn từ thật thanh thoát…

Tôi có nêu một nhận xét riêng của mình với NS Phạm Duy về đề tài dục tính trong âm nhạc Việt Nam, với nguyên văn như sau: “Trong những bản nhạc nói về dục tính, cháu thích nhất là bài “Cúi xuống thật gần” của NS Trịnh Công Sơn và bài “Cỏ Hồng” của bác…” . Tôi nhớ là NS Phạm Duy đã im lặng, không tỏ thái độ gì với nhận xét này của tôi, nên tôi không biết là ông có đồng ý với lời nhận xét hơi đường đột của tôi hay không?

Quả thật vậy, trong suốt quá trình phát triển của nền âm nhạc Việt Nam, từ lúc tượng hình sơ khai cho đến ngày hôm nay. Và ngay cả những nhạc phẩm trong phong trào phản chiến của Mỹ, với khẩu hiệu nổi tiếng dành riêng cho cuộc chiến Việt Nam: “Make love not war”. Tôi chưa thấy một nhạc sĩ nào “dám” diễn tả thật đầy đủ, hình ảnh ân ái của đôi tình nhân, một cách rõ ràng và táo bạo như trong bản nhạc “Cúi xuống thật gần” của NS Trịnh Công Sơn.

Ở nhiều đoạn của bài hát, những hình ảnh trần trụi của cặp tình nhân đang “yêu nhau” trong “một sớm” mai, hay trong một “đêm mở hội âm thầm”, được phô bày như một bức chân dung lõa thể, qua một ống kính filter. Và sự thần sầu của cái filter, chính là cách sử dụng ngôn từ “thiên biến vạn hóa” của “phù thủy ngôn ngữ” Trịnh Công Sơn, đã cho thấy một hình ảnh nude rất nghệ thuật, và không hề có chút dung tục hay gợi dục…

Hãy lắng nghe những lời như :

“ …Cúi xuống cho tình dấy lên,
Cho da thịt mềm, cho cơn mặn nồng ngất lịm…”

Chữ “dấy” được dùng ở đây, hết sức tượng hình, khó có một chữ nào có thể thay thế được, để diễn tả hình ảnh hưng phấn, khi người tình “cúi xuống” thân thể mềm mại và nồng nàn của người con gái ….

Hay:

“ … Cúi xuống cho tắt nụ cười, cho chút da thịt người
Trong tan hoang vẫn còn bóng mát che ngang…”

Khi môi đã kề môi, thì nụ cười “mời gọi” sẽ tắt đi, để thay vào đó tiếng nói của sự im lặng trong hoan lạc của hai thể xác. Lúc đó ngôn ngữ không cần phải diễn đạt thành lời, mà vẫn có thể nghe được mỗi rung động trong từng nỗi xúc cảm … Thính giác đã trở nên dư thừa, để có thể nghe được tiếng nói của hai trái tim, đang rừng rực lửa yêu đương …. “People talking without speaking, People hearing without listening” [6].

Chữ “tan hoang” trong câu nhạc diễn tả sự trần trụi (nudity) và buông thả trong tận cùng thể xác người con gái, nhưng vẫn được “che chắn” bởi “bóng mát” ngợp trời của người tình, như một lời vỗ về dịu dàng cho tình yêu đôi lứa. …

Thử nhìn vào hình ảnh của người con trai:

“ …Cúi xuống nghe đời nhấp nhô
Nghe tim rạn vỡ Nghe trong tuổi nhỏ khóc oà …”

Động từ “nhấp nhô” (go up and down) trong câu nhạc trên, diễn tả rõ nhất hành động hoan lạc của đôi tình nhân. Những rung cảm trong từng phút giây ân ái, đã làm căng những sợi dây thần kinh xúc giác, và làm òa vỡ thành những giọt nước mắt của hạnh phúc, như niềm rung động đầu đời của những năm tháng tuổi thơ chưa một lần dậy sóng…

“Cúi xuống
Cúi xuống thật gần
Cho tóc em bềnh bồng
Cơn đau anh vui lòng bóng mát trên cao”

Giọt nước mắt của hạnh phúc trộn lẫn với khổ đau cho một quê hương chinh chiến khói lửa, trong đó tuổi trẻ mang nhiều nỗi hoang mang cho thân phận mình, khi phải đối diện với những bất trắc và mất mát của chiến tranh. Cúi xuống “vùng non xanh mát” hay cúi xuống “trên bờ xót xa” thơm tóc em bềnh bồng, để quên đi ưu phiền trong phút chốc. Vì ngoài kia máu vẫn đổ, xương vẫn rơi, bom đạn vẫn đang mịt mù cày xới mọi miền của một quê hương trong khói lửa …Và 20 năm chinh chiến là 20 năm tuổi trẻ đã “no tròn tuổi biết đau thương”:

“Cúi xuống cúi xuống thật buồn
Cho nước sông cuồn cuộn
Hai mươi năm no tròn tuổi biết đau thương …”

Sự mê hoặc trong âm nhạc của Trịnh Công Sơn là ở chỗ, người nghe không cần trình độ thưởng ngoạn âm nhạc cao, hay có thể chưa cần phải hiểu được một cách thấu đáo những ý tưởng, những hình ảnh ẩn dụ, trong từng lời nhạc của ông, vẫn có thể thấy bản nhạc hấp dẫn bởi giai điệu, với những quảng bốn, quảng năm gần gủi. Và khi phân tích sâu vào trong từng lời nhạc, hiểu được những tinh hoa, những ẩn dụ thật tài tình, “dấu” trong ngôn ngữ riêng của ông, thì sẽ càng thấy yêu thêm những nhạc phẩm đã thường nghe một cách chung chung..

Điển hình là trong nhạc phẩm “Cúi Xuống Thật Gần”, ông đã diễn tả được sự “tột đỉnh” của niềm hoan lạc (ejaculation), mà nếu chúng ta không “quan sát” kỹ lưởng, sẽ không bao giờ thấy được cái “thần sầu” trong cách diễn đạt ngôn ngữ của ông:

“…Cúi xuống
Nhìn sâu trong mắt
Và nghe mưa bão tan đi trong đại dương…”

Ngôn ngữ Việt Nam của chúng ta phong phú và kỳ diệu nhất ở chỗ, nhiều khi chúng ta không cần phải dùng đúng nghĩa một ngôn từ, mà vẫn làm cho người nghe hiểu được chính xác điều chúng ta muốn bày tỏ…. Đó cũng là sự khác biệt giữa ngôn ngữ Đông phương và ngôn ngữ “thực dụng” Tây phương. Ví dụ trong những lời nhạc của Mỹ như:

“ … Let’s make love all night long, until our strength is gone…”
(Let’s make love_Green, Marv & Lindsey, Chris do Tim Mcgraw trình bày)

“… Me and you stay true never hesitate to make love?…”“I can hardly wait as we go through the motions, damn it’s great to make love?”
(Make Love do ban nhạc Big Bang trình bày)

Hay trong nhạc phẩm Casablanca qua giọng ca nồng nàn của Higgins Bertie với những câu như:

“ …Popcorn and cokes beneath the stars became champagne and caviar
Making love on a long hot summer’s night …”
(Casablanca_Souchon, Alain & Mac Neil Davis)

Nếu chúng ta dịch sát nghĩa những câu nhạc này sang tiếng Việt để hát lên, thì có thể sẽ bị mang tội “công xúc tu sĩ”. Hoặc nếu đang sống tại đất nước Việt Nam, sẽ bị kết tội truyền bá văn hóa “đồi trụy”, và có thể sẽ bị …“hỏi thăm sức khỏe” hay “mời” vào “trường phục hồi nhân phẩm” như diễn viên ….. Yến Vy!

Tuy nhiên, qua nghệ thuật sử dụng ngôn từ, cộng với sự thâm trầm, ý nhị của người Á Đông, những nhạc sĩ Việt Nam đã khéo léo diễn tả cũng những ý trên, với những lời lẽ rất ý nhị và thanh thoát:

* “…Cho tôi xin em như gối mộng,
cho tôi ôm em vào lòng. Xin cho một lần,
cho đêm mặn nồng, yêu thương vợ chồng …”
(Niệm Khúc Cuối_Ngô Thụy Miên)

Hoặc:

* “ … Bao đêm cùng chăn cùng gối êm đềm…..
Ôi ái ân đâu rồi cơn tình ngất buông xuôi…”
(Trên Da Tình Yêu_Lê Uyên Phương)

NS Hoàng Thanh Tâm cũng đã diễn tả sự mời gọi nồng nàn của người con gái, đi đến “đỉnh điểm” của niềm hoan lạc, trong âm nhạc của mình:

* “Người xin tìm đến bên chăn chiếu buồn
Làm cơn mưa tưới trên vườn hồn hoang”
(Cỏ lá xanh xao_Hoàng Thanh Tâm)

Hay chỉ là những thể hiện tự nhiên của bản năng (basic instinct) trước tình yêu, để quên đi nỗi nhọc nhằn của phận người, trong một thế giới đã quên dần “tiếng nói yêu thương”:

* “Cho nhau ngọt ngào chăn chiếu
Nghe đời nhọc nhằn trôi xa”
(Ru đời chỉ là mơ qua_Hoàng Thanh Tâm)

Trong nhạc phẩm “Cỏ Hồng” của Phạm Duy, với hình ảnh lãng mạn của đôi tình nhân, đã quen hơi nhau, và tình yêu đã “thôi khép nép”:

* “ … Cỏ không tên nằm thênh thang,
rồi vươn lên vì ta yêu nàng
Hỡi ôi con đồi ngoan ! Hỡi ôi cỏ hồng hoang!
Cỏ xanh đổi sắc theo nhân tình
Mặt trời cũng đứng soi tia lành
Cỏ hoang xao xuyến trên ngọn ngành
Đỏ như trong giấc mơ lung linh …”
(Cỏ hồng_Phạm Duy)

Cỏ xanh không tên, đã nóng lên vì ta “yêu” nàng và đổi thành hồng, rồi lại thành “đỏ như trong giấc mơ lung linh”, và cuối cùng đã biến thành cỏ “hồng hoang”, nơi mà con người “trần truồng yêu nhau trong trời đất” [7]…

Cả Phạm Duy lẫn Trịnh Công Sơn đều đã tô lên tác phẩm của mình một gamma màu nóng đỏ, như một điểm nhấn, để diển tả sự đam mê rạo rực, và nỗi khát khao tù đày của thân xác:

* “…Cúi xuống Trên bờ xót xa
trên cơn lửa đỏ, trên khuôn mặt đã im lìm…”

Nếu có một giải thưởng âm nhạc về nhạc phản chiến với chủ đề là “Make Love Not War”, thì thiết nghĩ có lẽ NS Trịnh Công Sơn sẽ là người xứng đáng nhất, để nhận giải thưởng này với tác phẩm “Cúi xuống thật gần”, bởi giá trị nghệ thuật, tính thẩm mỹ, tính văn học, và bởi nội dung thật “khít khao” với “chủ đề” trong nhạc phẩm độc đáo này, như nhận định của NS Phạm Duy trong hồi ký của ông, khi nói về NS Trịnh Công Sơn:

“Trịnh Công Sơn muốn nói lên nỗi đau con người trong cuộc sống hiện đại, có tình yêu, có chiến tranh, có hận thù, có cái chết dễ dàng như chết trong mơ. Anh ca tụng tình yêu và — cũng như bất cứ nghệ sĩ nào ở trên đời này — anh chống bạo lực và chống chiến tranh” [8]

TCS đã bày tỏ thật rõ thái độ của mình trước chiến tranh. Ước vọng của suốt một đời người, cho đến bạc đầu, là chờ đợi phút giây nhiệm mầu sẽ đến, để lấp đầy những khao khát của một trái tim biết đau thương, khi đứng trước những hoang tàn đổ nát trên quê hương của mình…
Hãy nghe lại những câu nhạc trong “Cúi xuống thật gần”, với những lời van xin tha thiết của ông, như một lời nguyện cầu sau cùng sau 20 năm chiến chinh khói lửa:

“Cúi xuống, cúi xuống thật gần.
Cho trái tim đập dồn
Cho đam mê thay vào đổ nát quê hương
…………………………………………………….
Cúi xuống, cho đến bạc đầu.
Trên phút giây nhiệm mầu
Hai mươi năm xin còn một sớm thương nhau”

1 – Cúi xuống

Cho máu ngược dòng
Cho nước sông cạn nguồn
Cho cây khô trên cành trút lá bơ vơ

Cúi xuống
Cho bóng đổ dài
Cho xót xa mặt trời
Cho da thơm trên người nay cũng phôi pha

Cúi xuống
Nghe đời nhấp nhô
Nghe tim rạn vỡ
Nghe trong tuổi nhỏ khóc oà

Cúi xuống
Trên bờ xót xa
Trên cơn lửa đỏ
Trên khuôn mặt đã im lìm

Cúi xuống
Nhìn sâu trong mắt
Và nghe mưa bão tan đi trong đại dương

Cúi xuống
Cúi xuống thật buồn
Cho nước sông cuồn cuộn
Hai mươi năm no tròn tuổi biết đau thương

Cúi xuống
Cho tắt nụ cười
Cho chút da thịt người
Trong tan hoang vẫn còn bóng mát che ngang

2 – Cúi xuống

Cúi xuống thật gần
Cho trái tim đập dồn
Cho đam mê thay vào đổ nát quê hương

Cúi xuống
Cúi xuống thật gần
Cho chiếc hôn ngọt nồng
Cho trăm năm ưu phiền phút chốc hư không

Cúi xuống
Cho tình dấy lên
Cho da thịt mềm
Cho cơn mặn nồng ngất lịm

Cúi xuống
Cho đời lãng quên
Cho mây trời chìm
Cho đêm mở hội âm thầm

Cúi xuống
Vùng non xanh mát
Và cao tiếng hát cho cơn ưu phiền tan

Cúi xuống
Cúi xuống thật gần
Cho tóc em bềnh bồng
Cơn đau anh vui lòng bóng mát trên cao

Cúi xuống
Cho đến bạc đầu
Trên phút giây nhiệm mầu
Hai mươi năm xin còn một sớm thương nhau

Niềm mơ ước của NS Trịnh Công Sơn, vẫn là ước vọng của hàng triệu con tim Việt Nam hôm nay, bởi vì sự đổ nát của quê hương vẫn còn đó! Không phải từ bom đạn chiến tranh, mà là sự đổ nát toàn diện giữa niềm tin con người đối với con người. Sự đổ nát của lương tâm nhân loại, khi đứng trước những nỗi đau và bất hạnh của con người. Sự đổ nát trong băng hoại của những khối óc vô tri, của những trái tim vô cảm. Và sự đổ nát trong tâm hồn của những thế hệ mầm non, tuổi trẻ không được dạy những đạo lý làm người, để phân biệt giữa ĐÚNG_SAI, THIỆN_ÁC, HAY_DỠ, ĐẸP_XẤU …là những mất mát lớn lao nhất cho dân tộc Việt Nam, và là nỗi bất hạnh triền miên làm nung nấu những trái tim Việt Nam, đang khao khát một nền tự do, dân chủ, nhân ái, và công bằng thật sự cho quê hương …

NS Trịnh Công Sơn và biết bao tài năng nữa của đất nước, đã bị lợi dụng cho những mưu đồ chính trị bẩn thỉu, cũng chính bởi sự khao khát chính đáng này. Ước mơ về những “ảo vọng thiên đường” của một thiên tài âm nhạc trong ông, đã khiến ông phải mang “niềm tuyệt vọng” cho đến cuối đời mình!

Lời tự sự của Trịnh Công Sơn (Đỗ Trung Quân diễn đọc)

“Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau. Từ buổi con người sống quá rẻ rúng, tôi biết rằng vinh quang chỉ là điều dối trá.
Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng, để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa. Tôi không muốn khuyến khích sự khổ hạnh, nhưng mỗi chúng ta hãy thử sống, cùng một lúc, vừa là kẻ chiến thắng, vừa là kẻ chiến bại… Nỗi vinh nhục đã mang ta ra khỏi đời sống để đưa đến những đấu trường.”
(Lời tự sự của Trịnh Công Sơn)

Chúng ta không “oán trách” thái độ “tiến thoái lưỡng nan” [9] của ông, bởi vì nghĩ cho cùng, ông chỉ là một người nghệ sĩ yếu đuối, đã thổ lộ tình yêu của mình với cuộc sống, và đã giữ được lòng chân thật với cuộc sống này. Và cũng chính ông đã “linh cảm” được trước những ước mơ trong suốt cuộc đời mình, chỉ là những “giấc mơ đời hư ảo”, (illusion) cũng như giấc mơ của biết bao văn nghệ sĩ của những thế hệ trước ông, đã bị “tàn lụi” trong đau đớn ngậm ngùi ….

Tuy nhiên, nếu không muốn làm kẻ vong ân, thì chúng ta phải biết tri ân những gì mà NS Trịnh Công Sơn, khi “ghé qua” cuộc đời này, đã để lại cho chúng ta những tặng phẩm vô giá, với hàng trăm “áng thơ” tuyệt tác, mà có người đã nhận định rằng, có thể đến 100 năm hay hơn nữa, chúng ta mới có được một tài năng, đem đến cho cuộc đời này những tặng phẩm như Trịnh Công Sơn đã ban tặng cho chúng ta.”

Riêng tôi, cũng xin được cảm tạ những “giấc mơ đời hư ảo” của ông. Bởi vì cũng chính nhờ vào đó, khi chúng ta không bằng lòng với thái độ “tiến thoái lưỡng nan”, là lúc chúng ta sẽ bước ra khỏi “những giấc mơ đời hư ảo”, để tiến đến những ước mơ có thật trong đời. “Ước mơ có thật”, chắc chắn sẽ thành hiện thực một ngày không xa. Bởi vì ước mơ đó không dựa trên một chủ thuyết nào, và cũng không dựa trên tham vọng của bất cứ một cá nhân hay quyền lực nào cả, mà chỉ là ước vọng chính đáng của cả một dân tộc với hơn 90 triệu người. Một dân tộc đã bị quá nhiều lầm than, điêu đứng và lừa dối bởi lòng tham của con người.

Xin hãy thắp lên một ngọn nến lung linh trong tâm hồn, để cầu nguyện cho những ước mơ có thật, và xin hãy nguyện cầu cho tình yêu trong trái tim của mỗi người trong chúng ta, sẽ mãi mãi là ngọn lửa yêu thương, thắp sáng tinh cầu chúng ta đang trú ngụ hôm nay…

Nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm

Chú thích:
[1] Trong bài Lịch sử Tân nhạc Việt Nam nhạc sĩ Trần Quang Hải gọi đây là “giai đoạn tượng hình”. Còn nhạc sĩ Phạm Duy cho rằng những năm đầu thập niên 1930 là “thời kỳ đi tìm nhạc ngữ mới” (Nguồn: Wikipedia tiếng Việt : Tân Nhạc Việt Nam)
[2] Tựa đề một bài viết về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, đăng trên báo Văn Nghệ ngày 23/08/2002
[3] Trích từ câu thơ: “Nước mắt em trên chánh điện tình, nở hoa siêu độ hóa tâm kinh” trong bài thơ: “Vì em tôi đã làm sa di” của thi sĩ Du Tử Lê
[4] Trích đoạn bài viết “Chiêm ngắm đóa hoa vô thường” của tác giả Hà Vũ Trọng, Toronto 2.5.2001
in trong Hợp Lưu, số 59 (tháng 6-7/2001), tr. 16-28.
[5] Linh Phương, nhà thơ quân đội, tác giả bài thơ “Để trả lời một câu hỏi”, đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành ca khúc nổi tiếng “Kỷ Vật Cho Em” vào năm 1970
[6] Trích đoạn lời bài hát “The sound of silence” của Simon & Garfunkel
[7] Câu nhạc trích từ nhạc phẩm “Hạ Hồng” của nhạc sĩ Phạm Duy
[8] Trích trong hồi ký Phạm Duy III, thời phân chia Quốc – Cộng
[9] Tựa đề một nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn sáng tác khoảng năm 1998

Bước Vào Khu Rừng Tình Khúc Anh Bằng. Bài viết của Du Tử Lê


1229858_527910097278543_1671946048_n

Chân dung Nhạc Sĩ Anh Bằng

 Du Tử Lê

Tôi nghĩ không ai có thể biết nhạc sĩ Anh Bằng có tất cả bao nhiều ca khúc được nhiều người yêu thích, dù chỉ là con số ước lượng. Tôi nghĩ, nếu có hỏi Anh Bằng, ông cũng không thể cho chúng ta con số, dù không chính xác.

Theo tôi, có hai lý do để câu hỏi, nhiều phần sẽ vẫn là câu hỏi vì:

Trước hết, với hàng ngàn ca khúc đã được sáng tác từ hơn nửa thế kỷ qua, ở đủ mọi thể loại, từ nhạc quê hương, đất nước, tới chiến tranh, xã hội và dĩ nhiên, tình ca (nhiều hơn cả) mà, ở thể loại nào, dù Anh Bằng viết một mình hay viết chung với Lê Dinh, Minh Kỳ, những ca khúc ấy, thường được quần chúng ở nhiều trình độ khác nhau, đón nhận nồng nhiệt.

Về tình khúc Anh Bằng, có người đã ví sự phong phú của ông trong thể tài này, như một cánh rừng rậm rạp với rất nhiều loại cây cỏ, hoa trái bất ngờ. Thậm chí Anh Bằng có những tình khúc được nhiều người ưa thích, nhưng số người không biết đó là sáng tác của ông, cũng là con số đáng kể.

Tôi nhớ, thời trước tháng 4, 1975, một nhạc sĩ nổi tiếng và, ông cũng nổi tiếng là người có tài “bắt mạch quần chúng,” “bắt mạch thị trường” từng cho biết, nếu mỗi năm, một nhạc sĩ có khoảng 4, 5 bài khi tung ra thị trường, được liệt kê vào danh sách “Top Hits” thì kể như đã giỏi lắm rồi.

Ông giải thích:

“Bởi vì không phải bất cứ một sáng tác nào khi được tác giả, nhà xuất bản nhạc lẻ cũng như nhà thu đĩa quảng bá bằng mọi phương tiện, cũng được quần chúng đón nhận. Dù cho tác giả có khẳng định, đó là một ca khúc thuộc loại công phu, và hết sức có giá trị… thì khi đã “sượng” thị trường rồi thì có làm gì cũng vô ích mà thôi. Bởi thế, có những nhạc sĩ mỗi năm sáng tác cả chục bài; nhưng tổng kết lại, vẫn không được một bài nào hết…”

Người nhạc sĩ tài ba này nhấn mạnh:

“Ngày xưa, thời tiền chiến, nhiều nhạc sĩ chỉ cần có một bài ‘ăn khách’ là nổi tiếng, đủ dương danh với đời… Thí dụ như Hoàng Quý với “Cô láng giềng,” Nguyễn Văn Tý với “Dư âm,” hay Lê Hoàng Long với “Gợi giấc mơ xưa”… Nhưng thời buổi bây giờ là thời buổi của hàng ngàn chứ không phải hàng trăm hay vài chục nhạc sĩ. Sự nhộn nhịp, sầm uất ở lãnh vực tân nhạc này, đương nhiên đưa mọi người tới tình trạng cạnh tranh ráo riết! Nếu không muốn bị lãng quên thì lâu lâu, hoặc một hai năm, tối thiểu cũng phải có một ca khúc vào ‘top hits’ mới được…”

Trong khi đó, thực tế lại cho thấy, với Anh Bằng và, Lê-Minh-Bằng (bút hiệu chung của ba người), chẳng những không phải mỗi ba tháng hay một, hai năm mà:

“Có khi ông ấy trúng ‘jack pot’ tới hai, ba lần trong vòng vài tháng, thời Saigon trước 1975 của chúng tôi…”

Một nhạc sĩ hiện ở miền Nam Cali., khi được hỏi về trường hợp Anh Bằng, phát biểu.

Thứ đến, vẫn theo tôi thì, bình thường, khả năng sáng tạo của những người làm công việc sáng tác, dù ở bộ môn văn học, nghệ thuật nào, cũng bị chậm lại, trước khi lụi tàn hoàn toàn theo thời gian, tuổi tác…

Sức sáng tác của một nhà thơ hay một nhạc sĩ ở độ tuổi dưới năm mươi, đương nhiên sung mãn hơn cũng tác giả đó, ở tuổi sáu mươi. Ngọn lửa sáng tạo cũng của tác giả đó, ở tuổi bảy mươi, nếu vẫn còn hoạt động, nhiều phần sẽ yếu hơn, sẽ lom đom hơn nữa, từ lượng tới phẩm, trước khi đi dần đến chỗ tắt hẳn…

Nói như thế, không có nghĩa không có những tác giả… ngoại lệ. Số người làm công việc sáng tác nằm trong trường hợp được coi là ngoại lệ vừa kể, tuy rất ít, nhưng một khi đã là ngoại lệ thì, chẳng những nhịp độ sáng tác của họ không giảm sút mà, có khi còn mạnh mẽ hơn, tính chung cho cả lượng lẫn phẩm.

Tôi nghĩ, nhạc sĩ Anh Bằng, có mặt trong số ít oi đó.

Sự kiện này được thực chứng qua những năm tháng ở quê người, khi càng lớn tuổi, tác giả “Người thợ săn và con chim nhỏ” càng cho thấy mức độ sáng tác sung mãn của ông.

Hiện tại, ở khoảng tuổi 80, với tình trạng gần như mất hẳn thính lực từ nhiều năm trước, nhưng không vì vậy mà, khả năng sáng tác của Anh Bằng bị chậm lại, hoặc gặp trở ngại.

Trong vòng trên dưới một năm qua, khi được giới thiệu với giới thưởng ngoạn bởi Trung Tâm Asia, một loạt những tình khúc của ông, đã liên tiếp tạo nên những cơn sốt hâm mộ ở hải ngoại cũng như trong nước.

Nếu tôi nhớ không lầm thì cơn sốt “Mai tôi đi” (thơ Nguyên Sa, nhạc Anh Bằng) vừa dấy lên, còn như một cơn địa chấn trong trái tim những người yêu nhạc, qua hai tiếng hát Diễm Liên và Nguyên Khang, thì những ca khúc kế tiếp, như “Anh còn nợ em,” “Anh còn yêu em” (cả hai đều là thơ Phan Thành Tài, do Anh Bằng soạn thành ca khúc); hay gần hơn là ca khúc “Có một ngày,” (thơ Nguyễn Khoa Ðiềm, nhạc Anh Bằng) (1)… nối tiếp nhau làm thành những trận bão thao thiết lòng người.

Ðó là chưa kể, trước đấy, những ca khúc như “Từ độ ánh trăng tan” (thơ Ðặng Hiền, nhạc Anh Bằng,) “Ðừng Ea Em,” hay “Chia Tay Hư ảo” (cả hai bài sau, đều là thơ của BH (2), đến hôm nay vẫn còn được nhiều ca sĩ cất lên trong những đêm nhạc thính phòng, hoặc những chương trình đại nhạc hội…

Tưởng cũng nên nhấn mạnh, đó chỉ là một phần rất nhỏ, những sáng tác của nhạc sĩ Anh Bằng, được phổ biến tới công chúng. Phần rất lớn còn lại của gia tài âm nhạc Anh Bằng, được gia đình ông lưu giữ trong một “Safety box bank.”

Bước sâu thêm vào khu rừng tình khúc Anh Bằng, tôi nghĩ, chúng ta không thể không đề cập tới khía cạnh thơ phổ nhạc của người nhạc sĩ đa năng, đa diện này.

Tôi muốn đề cập tới lãnh vực này, không phải vì ông là một trong số ít những nhạc sĩ tìm đến với thi ca. Trái lại, ngay từ thời nhạc tiền chiến, các nhạc sĩ mở đường cho nên tân nhạc Việt, cũng đã tìm đến với thơ, như một tình yêu ngây ngất, hay đó mới là những cuộc hôn phối không thể lý tưởng hơn, giữa thi ca và, âm nhạc.

Nhưng nếu phải chọn một nhạc sĩ ăn ở được với thi ca một cách tốt đẹp từ 20 năm văn học, nghệ thuật miền Nam và, gắn bó keo sơn này, càng bền chặt hơn, với trên 3 thập niên văn chương hải ngoại, thì theo tôi, người đó chính là nhạc sĩ Anh Bằng vậy.

Tôi có cảm tưởng, nhạc sĩ Anh Bằng là người được định mệnh ưu ái, mỉm cười, hào phóng mở mọi cánh cửa thi ca, cho ông bước vào… Như người tình thủy chung, hoài hoài đi tìm tình yêu thứ nhất của đời mình.

Nhìn lại hành trình thơ/nhạc Anh Bằng, người ta thấy, ông không chỉ tìm đến với những thi sĩ hiện đại, hoặc những nhà thơ tỵ nạn nơi quê người hôm nay mà, ông đã đến với thơ của những thi sĩ tiền chiến, như Thái Can, Yên Thao, Hồ Dzếnh, v.v…

Ðặc biệt, có những thi sĩ của 20 năm văn học miền Nam trước đây, được rất nhiều nhạc sĩ thuộc các thế hệ khác nhau tìm đến, như trường hợp thơ Nguyên Sa. Thơ của thi sĩ này, (người từng được cố nhà văn Mai Thảo ngợi ca là một trong bảy ngôi sao Bắc đẩu của nửa thế kỷ thơ Việt Nam), đã đem thành công, tên tuổi đến cho nhiều hơn một nhạc sĩ.

Không kể những bài thơ tự do có trong thi phẩm “Thơ Nguyên Sa” tập một, (xuất bản lần thứ nhất ở Saigon, năm 1958), những bài còn lại, đã được các nhạc sĩ lần lượt khai thác. Tuy nhiên, có một bài thơ ở dạng thơ tự do, nhưng rất giầu hình ảnh và âm điệu, lại không được một nhạc sĩ nào chấm, chọn. Ðó là bài “Paris.” (3) Phải đợi tới lúc nhạc sĩ Anh Bằng, thực hiện một cuộc hợp hôn cách đây vài năm, “Paris” mới trở thành ca khúc, với tên mới “Mai tôi đi.” Và “Mai tôi đi” đã… ở lại! Quay về. Ðể bước vào “Top hits.”

Cảm thụ nhậy bén với thi ca, cũng như khả năng cho ca từ của mình, tính kể chuyện, theo tôi là hai trong số những yếu tố quan trọng, làm thành vương quốc nhạc Anh Bằng hôm qua, hôm nay và, cả ngày mai nữa.

Du Tử Lê

Chú thích:

(1) Có hai nhạc sĩ phổ nhạc bài thơ “Có Một Ngày” của Nguyễn Khoa Ðiềm. Ở trong nước là nhạc sĩ Phú Quang. Hải ngoại là nhạc sĩ Anh Bằng. Cả hai ca khúc đều được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nếu Phú Quang phổ gần như trọn vẹn bài thơ thì, Anh Bằng chỉ giữ 5 câu đầu, theo nguyên bản. Sau đó, phần ca từ, đôi chỗ được ông soạn lại cho phù hợp với giai điệu của bản nhạc.

(2) BH là bút hiệu (viết tắt) của một nhà thơ hiện cư ngụ tại Mỹ. BH còn được nhiều người biết đến như một trong những người làm báo tại Hoa Kỳ Hai ca khúc này trong CD “Ðừng Xa Em” phát hành cuối năm 2011.

(3) Có thể tìm đọc “Paris” nguyên bản trong “Thơ Nguyên Sa Toàn Tập,” trang 59. Ðời, California xuất bản năm 2000.

( Nguồn: Người Việt Tây Bắc )

Tiểu sử Nhạc Sĩ Anh Bằng

1043967_3204603931754_1719070631_nphc6a1i-c3a1o-tc3acnh-nhc3a2n-ngc3a0y-gic3a1p-te1babft

Anh Bằng tên thật Trần An Bường, sinh năm 1925 tại thị tứ Điền Hộ, nay thuộc xã Nga Điền, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa giáp giới tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội khoảng 100 cây số về phía Nam. Năm 1935 ông xa gia đình để học Tiểu chủng viện Ba Làng tại huyện Tĩnh Gia thuộc tỉnh Thanh Hóa, sau đó ông lại tiếp tục theo học trung học ở Hà Nội trước khi theo gia đình di cư vào Nam năm 1954 và sinh sống ở Sài Gòn cho đến năm 1975.

Trong thời kỳ 1954 – 1975, nhạc sĩ Anh Bằng rất nổi tiếng với nhiều tác phẩm sáng tác và phổ nhạc. Các tác phẩm như “Nỗi lòng người đi” (đanh dấu cuộc di cư vào Nam), “Nếu vắng anh” (phổ từ bài thơ “Cần thiết” của nhà thơ Nguyên Sa), “Hoa học trò (Bây giờ còn nhớ hay không)”, “Người thợ săn và đàn chim nhỏ”… đã được các ca sĩ Tuấn Ngọc, Ngọc Lan, Khánh Ly thể hiện rất thành công.

Ông gia nhập Quân lực Việt Nam Cộng hòa năm 1957 ngành Công binh sau chuyển sang Nha Chiến tranh Tâm lý đến năm 1962 thì giải ngũ. Cũng trong thời gian trong quân đội, Anh Bằng sáng tác vở kịch Đứa con nuôi. Tác phẩm này đoạt “Giải Văn học Nghệ thuật Toàn quốc” thời Đệ nhất Cộng hòa. Những vở kịch khác do ông soạn tiếp theo nhau ra đời là Hoa Tàn Trên Đất Địch, Lẽ SốngNát Tan.[1] sau khi giải ngũ ông tiếp tục hoạt động trên đài truyền thanh VTVN.

Năm 1975, Anh Bằng cùng gia đình di tản sang Mỹ ở độ tuổi 50, và vẫn tiếp tục hoạt động âm nhạc với Trung tâm sản xuất và phát hành băng nhạc cassette Dạ Lan (19811990). Thời gian sau này ông cộng tác với Trung tâm Asia. Thời kỳ tại hải ngoại, ông sáng tác nhiều ca khúc, đáng kể có “Anh còn nợ em”, “Căn gác lưu đày”, “Chuyện giàn thiên lý”, “Khúc thụy du”, “Kỳ diệu”, “Mai tôi đi”…

Sau năm 1975, nhạc của ông bị cấm lưu hành tại Việt Nam, nhưng gần đây một số ca khúc đã được Đàm Vĩnh Hưng, Hồng Ngọc… hát lại. Từ cuối năm 2010, đã có một số ca khúc của ông được chính thức cấp phép tại Việt Nam như “Người tình mùa đông”, “Anh còn nợ em”, “Tình là sợi tơ”, “Chuyện tình Lan và Điệp”…

Trung tâm Asia tại Hoa Kỳ đã thực hiện một số chương trình ca nhạc và DVD để vinh danh ông, như ASIA 15: Tình ca Anh Bằng (1997), ASIA 52: Huyền thoại Lê Minh Bằng (2007), ASIA 62: Anh Bằng – Một Đời Cho Âm Nhạc (2009), Golden Asia DVD 1: Anh Bằng – Dòng nhạc lưu vong (2011).

( Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia )

Nhớ Nhau Xin Nhớ Tình Dân Tộc Lẳng Lặng Mà Xem Đá Nở Hoa. Phan Đông Bích


Phan Đông Bích

(Nhà Văn Phan Lạc Phúc – Ông Phan Đông Bích –  Cố Hòa Thượng Thích Thanh Long)

Nhân ngày phát hành Bè Bạn Gần Xa của Nhà Văn Phan Lạc Phúc, 30 tháng 11 năm 2001 (ngày 16 tháng 10 năm Tân Tỵ)

Nhớ nhau xin nhớ tình dân tộc
Lẳng lặng mà xem đá nở hoa. . .
(Thơ của Cố Hòa Thượng Thích Thanh Long)

Hôm nay nhân ngày phát hành bút ký Bè Bạn Gần Xa của nhà văn Phan Lạc Phúc và nhân đọc câu chuyện Ngày Giỗ trong bút ký này, nên người viết đã có cơ duyên được đọc hai câu thơ sau đây của Cố Hòa Thượng Thích Thanh Long:

Nhớ nhau xin nhớ tình dân tộc
Lẳng lặng mà xem đá nở hoa. . .

1. “Ông bạn tù già”

Bút ký có câu chuyện “Ngày Giỗ” (trang 359 – 365) mà trong đó tác giả đã nhắc đến “ông bạn tù già”:

..”Hôm nay là ngày giỗ hết một ông bạn tù già của tôi. Ông Thượng Tọa nguyên Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo Thích Thanh Long. Có thể nói trong những năm đi tù, người tôi kính trọng nhất là ông Thượng Tọa này. Ông như một ông già nhà quê, không bao giờ nói một lời “đạo đức”, cứ từ từ, cười cười “đừng có lo”, “rồi đâu có đó” mà ở gần ông mình thấy “vững” ra nhiều. Có lẽ ông đạt đến mức “vô úy” nên không thấy ông lo lắng, sợ sệt cái gì bao giờ. Tôi cũng ở chung với nhiều vị tu hành nhưng theo con mắt tôi và cũng theo số đông những người tù khác nữa thì không ai được trọng bằng ông Thượng Tọa “nhà quê” này.”..

..”Tôi tù cùng trại với ông cụ ngoài Bắc khá lâu, đến 6, 7 năm. Nhưng khi được về Nam giữa năm 83 thì tôi về trước. Ông cụ còn ở lại. Tôi được tha năm 85 thì Ông già năm 87 mới được về.”..

..”Ông bạn già của tôi khi được tha về trở lại làm trụ trì ở chùa Giác Ngạn – ở cuối đường Trương Minh Giảng, qua cổng xe lửa chừng 300m rẽ tay mặt là tới nơi. .. Những năm sau, gần Tết đến thăm thể nào Ông bạn tù già (đã lên Hòa Thượng) cũng cho cặp bánh chưng chay. .. Ở hậu liêu của chùa, lúc nào cũng có thuốc lào ngon. Bữa nào nhớ bạn tù, nhớ thuốc lào là tôi lại rẽ vào thăm ông cụ..”

..”Hồi tưởng lại khi ở trong tù, ở trại K2 Thanh Phong một nơi thâm sơn cùng cốc, gần biên giới Lào, năm 1982 ông cụ cùng tất cả những vị Tuyên Úy Công Giáo, Phật Giáo, Tin Lành, đổi đi trại khác. Trước khi từ biệt, ông cụ không biết vì một thúc đảy nào đang đêm đi sang chỗ tôi nằm và nói: “Trước khi chia tay, tặng ông 2 câu thơ”. Ròi ông cụ đọc:

Nhớ nhau xin nhớ tình dân tộc
Lẳng lặng mà xem đá nở hoa. . .”

“Xưa nay không bao giờ thấy ông cụ thơ thẩn gì bao giờ. Bây giờ ông cụ lại cho thơ. Quý lắm. Câu trước cụ cho thì hiểu được, tình cảm cụ dành cho kẻ hậu sinh này. Xin bái tạ.” “Nhưng câu sau thì không hiểu hay là chưa hiểu được cứ như là câu thai, câu sấm. Mãi cho đến cuối năm 1990, từ Hốc Môn lên thăm ông cụ ở chùa Giác Ngạn, khi các nước Đông Âu đang giã từ Chủ Nghĩa Xã Hội, khi Liên Xô đang bời rời, rơi rụng, ông cụ mới bảo rằng: “Ông thấy không đá bây giờ đang nở hoa rồi đấy”. Một chuyện tưởng tượng không thể nào xảy ra được mà nó đã xảy ra. Hình như ông cụ nhìn thấy trước.”

2. Nhớ nhau xin nhớ tình dân tộc

Sau khi Nguyễn Trãi (1380 – 1442) mất đã hơn 500 năm, cựu Tổng Thống Hoa Kỳ Bill Clinton trong chuyến công du sang Việt Nam và trong bữa tiệc khoản đãi quốc khách do chính phủ cộng sản Việt Nam khoản đãi tại dinh Chủ Tịch Nhà Nước tại Hà Nội ngày 17 tháng 11 năm 2000 đã đọc diễn văn và Ông có trích dẫn một câu văn của Nguyễn Trãi.

Việc cựu TT Clinton dùng câu văn của Nguyễn Trãi trong diễn văn được xem như là một cách để vinh danh Nguyễn Trãi. Ông Clinton đã dùng câu văn của Nguyễn Trãi để khuyên bảo các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam và Ông đã nói:

“In short, people will look back and reach the same conclusion as the great Vietnamese statesman, Nguyen Trai, when he said 500 years ago, “After so many years of war, only life remains.”

Xin được chuyển sang tiếng Việt là:

“Ngắn gọn, nhân loại sẽ nhìn lại lịch sử và đi đến cùng một kết luận như Nguyễn Trãi, nhà lãnh đạo nổi tiếng của Việt Nam, khi Ông đã nói 500 năm trước, “Sau bao năm chiến tranh, chỉ còn lại sự sống”.

Sự sống là gì nếu không phải là nếp sống dân tộc với tất cả tình dân tộc? Phải chăng Ông Clinton muốn nhắc với các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam nhớ về bổn phận của chính phủ phải chăm lo cho đời sống của người dân Việt Nam được sống trong ấm no và tình người?

Nếu thế thì quả thật khá ngẫu nhiên tương hợp với câu thơ tiên tri của cố Hòa Thượng Thích Thanh Long năm 1982: ” Nhớ nhau xin nhớ tình dân tộc”.

Tình dân tộc bàng bạc trong hành động của HT Thanh Long chia xẻ gạo cho các bạn tù, trong hành động của hai vợ chồng ông taxi Công Giáo ở gần bên chùa trông nom ông cụ khi đau yếu, trong hành động của gia đình nhà văn Phan Lạc Phúc cứ đến ngày 20 tháng 10 âm lịch làm mâm cơm chay cúng ông cụ.

3. Lẳng lặng mà xem đá nở hoa. . .

Cuối năm 2000 tức là 235 năm sau khi Nguyễn Du (1765 -1820) sinh ra tại thành Thăng Long (bây giờ là Hà Nội) và 180 năm sau khi Nguyễn Du mất, cựu Tổng Thống Hoa Kỳ Bill Clinton, trong chuyến công du sang Việt Nam và trong bữa tiệc khoản đãi quốc khách do chính phủ cộng sản Việt Nam khoản đãi tại Hà Nội trong dinh Chủ Tịch Nhà Nước ngày 17 tháng 11 năm 2000, đã đọc diễn văn trước các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam.

Ông Clinton đã dùng hai câu thơ của Nguyễn Du trong Đoạn Trường Tân Thanh (ĐTTT) để diễn tả về sự thay đổi của vạn vật qua bốn mùa rồi từ đó chuyển sang ý tưởng thời cuộc và quan hệ bang giao giữa hai nước, Ông nói:

“As the tale of Kieu foretold, “Just as the lotus wilts, the mums bloom forth; time softens grief, and the winter turns to spring.” Now the frozen images of the past have begun to thaw. The outlines of a warmer shared future have begun to take shape. Let us make the most of this new spring together.”

Xin được chuyển sang tiếng Việt là:

“Như Truyện Kiều đã tiên đoán trước, “Sen tàn cúc lại nở hoa; Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.” Bây giờ những hình ảnh băng giá của thời quá khứ đã bắt đầu tan đá. Những nét đại cương của một tương lai chung ấm áp hơn đã bắt đầu thành hình. Chúng ta hãy cùng tận dụng khả năng của mùa xuân mới này.”

Theo từ điển The Macquarie Dictionary:

Clint, n. a flat-topped ridge between furrows or grikes, caused by solution in a horizontal limestone surface.

Như vậy danh từ “clint” có nghĩa là một dải đá trên đỉnh bằng phẳng nằm giữa những rãnh cắt, tạo ra bởi dung dịch trên mặt phẳng nằm ngang của đá vôi. Tên của cựu Tổng Thống Clinton rất gần với chữ ‘clint’ mà danh từ ‘clint’ có nghĩa là một dải đá trên đỉnh bằng phẳng. Và tại thủ đô Hà Nội, cuối năm 2000, Ông Clinton đã đọc câu thơ của Nguyễn Du: ” Sen tàn cúc lại nở hoa”

Nếu thế thì quả thật khá ngẫu nhiên tương hợp với câu thơ tiên tri của cố Hòa Thượng Thích Thanh Long năm 1982: “Lẳng lặng mà xem đá nở hoa”. Việc cựu TT Clinton dùng hai câu thơ của Nguyễn Du được xem như là một cách để vinh danh Nguyễn Du, và chỉ sau khi Nguyễn Du mất có 180 năm.

Ông Clinton đã không khóc Tố Như như Nguyễn Du đã từng viết:

Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ thùy nhân khấp Tố Như

Xin được tạm chuyển như sau:

Chẳng hay sau ba trăm năm lẻ
Thiên hạ còn ai khóc Tố Như?

mà Ông lại ca ngợi Nguyễn Du khi Ông đọc hai câu thơ trong ĐTTT như đã nêu trên.

Không hiểu vì vô tình hay cố ý mà cựu TT Clinton lại chọn hai câu thơ ấy trong ĐTTT vì hai câu thơ trên nằm trong đoạn thơ sau đây để diễn tả tâm trạng của Thuý Kiều lúc đó bâng khuâng, lo lắng không biết tương lai của mình sẽ đi về đâu?

Phải chăng Ông Clinton muốn nói đến tâm trạng của những nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam cũng đang lo lắng cho tương lai mờ mịt và vô định của chế độ cộng sản kể từ năm 1990 khi “các nước Đông Âu đã giã từ Chủ Nghĩa Xã Hội, khi Liên Xô đã bời rời, rơi rụng.” và khối cộng sản bây giờ chỉ còn lại có bốn nước là Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba?

Bốn phương mây trắng một màu,
Trông vời cố quốc biết đâu là nhà?
Lần lần tháng trọn ngày qua,
Nỗi gần nào biết đường xa thế này.
Lâm-Truy từ thuở uyên bay,
Phòng không thương kể tháng ngày chiếc thân.
Mày ai trăng mới in ngần,
Phấn thừa hương cũ bội phần xót xa!
Sen tàn cúc lại nở hoa,
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân.
Tìm đâu cho thấy cố nhân?
Lấy câu vận mệnh khuây dần nhớ thương.

4. Tổng Thống Bill Clinton đã trích dẫn kinh Phật trong diễn văn của Ông tại Hà Nội

Cũng giống như cố HT Thích Thanh Long đã đọc kinh Phật, cựu Tổng Thống Bill Clinton cũng đã đọc và lấy kinh Phật ra để dẫn chứng cho điều Ông muốn nói là chỉ có tình thương hay lòng từ bi mới diệt được hận thù.

Trong bài diễn văn đọc tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội ngày 17 tháng 11 năm 2000, Ông Clinton đã nói:

Never does hatred by hatred cease
Hatred ceases by love alone
This is an eternal law.

4.1 Ông Clinton đã đọc bản dịch Anh ngữ của bài kệ thứ 5 trong phẩm Song Yếu (Yamaka Vagga) của kinh Lời Vàng hay kinh Pháp Cú (Dhammapada) đã được chuyển sang Anh ngữ mà nguyên văn bằng tiếng Pali là:

Na hi verena veràni
sammantidha kudacanam
averena ca sammanti
esa dhammo sanantano. (1:5)

Explanatory translation (verse 5)

idha verena verani kudacanam na hi sammanti
averena ca sammanti esa sanantano dhammo

idha: in this world; verani: hatred;
verena: through hatred; kudacanam: at no time;
na hi sammanti: not subsided;
averena ca: only by non-hatred;
sammanti: are pacified; eso: this (is);
sanantano: ageless; dhammo: wisdom.

(Ven. Weragoda Sarada Maha Thero, Chief Monk, Singapore Buddhist Meditation Centre, Singapore, “Treasury of Truth”, Illustrated Dhammapada, page 11, published and donated by the Corporate Body of the Buddha Educational Foundation, Taipei, Taiwan, 1993)
Bài kệ nói trên của kinh Lời Vàng hay kinh Pháp Cú (Dhammapada) đã được Hòa Thượng Thích Minh Châu, Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh chuyển dịch sang tiếng Việt như sau:

Hận thù diệt hận thù
Đời này không thể có
Từ bi diệt hận thù
Là định luật thiên thu

4.2 Giáo Sư F. Max Muller đã dịch kinh Dhammapada từ tiếng Pali sang Anh ngữ và bản dịch đầu tiên xuất bản năm 1870, bản dịch thứ nhì xuất bản năm 1881 do Clarendon Press của viện đại học Oxford University. Giáo Sư Muller dịch:

Verse 5: For hatred does not cease by hatred at any time: hatred ceases by love, this is an old rule. (Dhammapada, Chapter 1, The Twin-Verses, page 5, Sacred Books of the East, Vol. 10)

4.3 Hòa Thượng Thích Minh Châu, Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh đã chuyển dịch kinh Dhammapada sang Việt ngữ để cúng dường Phật Đản 2513 (1969) theo thể kệ và mỗi câu kệ có 5 chữ:

Kệ thứ 5:

Hận thù diệt hận thù
Đời này không thể có
Từ bi diệt hận thù
Là định luật thiên thu

và bốn bài kệ đầu tiên của phẩm Song Yếu là:

1. Tâm dẫn đầu mọi pháp                          2. Tâm dẫn đầu mọi pháp
Tâm chủ, tâm tạo tác                                   Tâm chủ, tâm tạo tác
Nếu nói hay hành động                               Nếu nói hay hành động
Với tâm tư ô nhiễm                                      Với tâm tư thanh tịnh
Khổ não sẽ theo ta                                       Hạnh phúc sẽ theo ta
Như xe theo vật kéo                                     Như bóng không rời hình

3. “Nó mắng tôi, đánh tôi,                         4. “Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó hại tôi, cướp tôi                                     ” Nó hại tôi, cướp tôi”
Ai ôm ấp niệm ấy,                                        Không ôm ấp niệm ấy
Hận thù không thể nguôi.                          Hận thù sẽ tự nguôi.

Kinh Dhammapada thuộc tập Khuddaka Nikàya (Tiểu Bộ Kinh) gồm có 26 phẩm, 423 bài kệ và là một trong những kinh được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất trong các kinh sách Phật Giáo.

“Không những 423 bài kệ trong kinh này tóm thâu tinh hoa giáo lý Đức Phật, nhưng nhiều bài kệ đã là những lời dạy chính Đức Phật thân thuyết, và đọc những bài kệ này, chúng ta cảm như thân nghe chính lời Phật dạy từ hơn 2500 năm trước vang lại. Giá trị bất hủ của kinh Dhammapada là ở chỗ này và chúng ta cảm thấy không còn sự trung gian của các vi Tổ Sư kiết tập kinh điển.”

5. Hòa Thượng Thanh Long noi gương Bồ Tát Thường Bất Khinh

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Phẩm ‘Thường Bất Khinh Bồ Tát’ thứ 20 có ghi:

.. “Trong thời quá khứ vô lượng kiếp về trước, có vị Bồ Tát Tỳ Kheo tên Thường Bất Khinh. Vì cớ gì tên Thường Bất Khinh? Vì vị Tỳ Kheo đó phàm khi ngó thấy hoặc Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, hoặc ưu-bà-tắc, ưu-bà-di thảy đều lễ lạy khen ngợi mà nói rằng: “Tôi rất kính quí ngài chẳng dám khinh mạn. Vì sao? Vì quí ngài đều tu hành đạo Bồ Tát sẽ được làm Phật”..” (trích trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Phẩm thứ 20 ‘Thường Bất Khinh Bồ Tát’)

“Dạo ấy, tù đang đói kinh hoàng, hạt gạo quý như hạt ngọc. .. Ông cụ nhận được chừng 5 kg gạo thăm nuôi, nhưng chiều đến số gạo ấy đã được ông cụ phân phát hết; ông chỉ còn dành lại cho mình ký đường và lọ muối vừng. Ông cụ nói ‘của thập phương cho mình thì mình lại cúng dường Tam Bảo’.” (chuyện Ngày Giỗ, bút ký Bạn Bè Gần Xa của nhà văn Phan Lạc Phúc)

Hòa Thượng Thanh Long đã noi gương Bồ Tát Thường Bất Khinh xem tất cả chúng sinh đều có Phật tánh và sẽ thành Phật nên HT Thanh Long mới nói là cúng dường Tam Bảo, và ngoài việc bố thí tài vật (tài thí), HT luôn luôn ban bố tinh thần không sợ hãi (vô úy thí) cho các bạn tù.

Tinh thần bình đẳng (bình đẳng trí) và lòng từ bi bàng bạc trong hành động của HT Thanh Long chia xẻ gạo cho các bạn tù và luôn luôn ban bố tinh thần không sợ hãi (vô úy thí) cho các bạn tù, trong hành động của hai vợ chồng ông taxi Công Giáo ở gần bên chùa trông nom ông Cụ khi đau yếu.

Xin cảm ơn nhà văn Phan Lạc Phúc qua bút ký “Bạn Bè Gần Xa” đã cho chúng ta những câu chuyện chan chứa tình dân tộc.

Phan Đông Bích

REMARKS BY THE PRESIDENT IN TOAST REMARKS AT STATE DINNER

THE WHITE HOUSE
Office of the Press Secretary
(Hanoi, Socialist Republic of Vietnam)
For Immediate Release November 17, 2000

REMARKS BY THE PRESIDENT IN TOAST REMARKS AT STATE DINNER
Presidential Palace
Hanoi, Socialist Republic of Vietnam
7:38 P.M. (L)

“In short, people will look back and reach the same conclusion as the great Vietnamese statesman, Nguyen Trai, when he said 500 years ago,”After so many years of war, only life remains.”

Today, our people face a changing world and a changing life together, with the same basic aspirations and even some of the same worries. How can we seize the opportunities of a global economy while avoiding its turmoil? How can we open our doors to new ideas while protecting our traditions, our cultures, our way of life? “

“After just one day in your country, I am certain there will be no stopping the people of Vietnam as they gain the chance to realize their full potential. The people of the United States are happy that the time has come when we can be partners.

As the tale of Kieu foretold, “Just as the lotus wilts, the mums bloom forth; time softens grief, and the winter turns to spring.” Now the frozen images of the past have begun to thaw. The outlines of a warmer shared future have begun to take shape. Let us make the most of this new spring together.”

REMARKS BY THE PRESIDENT TO EMBASSY PERSONNEL

THE WHITE HOUSE
Office of the Press Secretary
(Hanoi, Socialist Republic of Vietnam)
For Immediate Release November 17, 2000
Daewoo Hotel
Hanoi, Socialist Republic of Vietnam
7:00 P.M. (L)
In his remarks, President Clinton said:

“One of the most famous sayings of the Buddha is, “Never does hatred by hatred cease; hatred ceases by love alone. This is an eternal law.” Even eternal laws have to be made real in the lives of particular people, and that is a law which has been made real in the life and service of Pete Peterson.”

Cảm Nhận Từ Bạn Văn


Bài thơ Lạ Lẫm của Hư Vô, đối với chúng tôi thì không lạ lẫm với Người Tình Hư Vô nhưng lạ vì cái hư vô trong cuộc tình…

Có say đắm mới có xót xa…Hư Vô thật tài tình khi diễn tả Tình Yêu ẩn hiện giữa cái Lạ và Quen…Vì đã quen mới nhận ra cái lạ, trong cơn mê ta mới thấy hồn ta thức…

Cám ơn Hư Vô rất nhiều, bài thơ Lạ Lẫm rất hay.

Cuộc tình càng xót xa thì bài thơ càng tuyệt vời..

Rất thích 2 câu cuối..

“Lần mò theo dấu chân ai
Lạ là Em vẫn ở ngoài Hư Vô “

Thay vì ở ngoài hư vô…. sao không để Em ở “hoài” trong  Hư Vô!?

Chung Phạm.
Lạ Lẫm

Lạ là lạ lẫm xuân thì
Rõ là em, đâu có gì hồ nghi!!
Con mắt bén ngót dị kỳ
Bóng tôi trong đó ngồi lì yêu em.

Lạ từ cái dáng quen quen
Thơm tho một chút hường nhan cũng là
Em cười cho nắng kiêu sa
Tôi chết đứng giữa lụa là như không .

Lạ làn môi trổ mầu son
Trái tim thì chắc vẫn còn nguyên si
Mùi hương con gái dậy thì
Bùa mê, thuốc lú cũng vì nợ nhau.

Lạ tôi không biết lối vào
Đầu thai lần nữa còn đau kiếp này
Lần mò theo dấu chân ai
Lạ là em vẫn ở ngoài hư vô …

Hư Vô

Cảm nhận từ Bạn Văn về Thơ Hư Vô


Anh Hư Vô thân quý,

Mỗi lần đọc một bài thơ mới của anh tôi miên man thấy nó nhiều hồn hơn bài trước và cứ như thếmãi cho đến một hôm tôi mở sách đọc lại những bài trước thì thấy nhiều bài cũng gợi cảm không thua, thếmới kỳ thú. Trong bài Đêm Trăng Trên Darling Point hôm nay anh đã nhân cách hóa thu, biển, sóng, trăng (trăng trần áo em), Darling Point thật tài tình. Bốn câu chót chất đầy lâm ly, cảm giác. Anh là một trong những nhà thơ favorite của tôi đây. Xin vạn tạ thi nhân những bài thơ đã rung động tâm hồn tôi.

Cao Minh Nguyệt.

Trăng Đêm Trên Darling Point...

Từ trăng tan vỡ vào thơ
Chảy thành tơ lụa ngang bờ vai em
Lần mò trong cõi tóc đêm
Mùa thu có sợi vàng thêm chỗ ngồi.

Tựa nhau da thịt quen hơi
Trái tim em đã có tôi dự phần
Biển khuya tấu khúc tình nhân
Sóng xô con nước trăng trần áo em.

Vân vê theo ngón tay mềm
Darling Point đứng chờ đêm tượng hình
Trăm năm mấy bận hồi sinh
Để em đếm hết tội tình trên tay.

Còn nhau chỉ một đêm này
Thì em hãy khóc cho đầy mắt tôi
Thắp trăng bên ẩn tích người
Thấy trong gương. Áo em phơi cuối ngàn…

Hư Vô

Thi Tập Người Tình Hư Vô Một Dư Âm Huyền Diệu, Cao Minh Nguyệt


Cao Minh Nguyệt

Vừa đọc xong tập thơ Người Tình Hư Vô đêm qua, giờ đây lòng vẫn còn lâng lâng dư âm huyền diệu của những mối tình không tuổi, vượt thời gian và không gian.

Đặc điểm của thơ anh là bài đầu cũng như bài cuối, đắm đuối như chuyện tình Romeo-Juliet, dìu dặt sâu xa như nhạc vàng, mênh mông, huyền hoặc như liêu trai, ngọt như cô gái yêu tình nhân lần đầu, và nhiệt cuồng, trang trọng, vội vã như những mối tình muộn, đang yêu đã nghĩ đến phút ly biệt, đêm còn sớm mà đã cầu xin cho nó dài mãi cho đến kiếp sau.

Thơ anh bao gồm tất cả những giai đoạn của tình yêu. Trong khi lịch sử đã có rất nhiều bài thơ tuyệt đỉnh, nhưng phần đông là bởi những tác giả chỉ sáng tác được dăm câu hay dăm bài bất hủ để rồi lại chỉ cho ra những bài rất thường, dễ bị chìm trong lãng quên, và thường ngừng lại ở một chặn đường của tình yêu. Tôi thấy thi sĩ Hư Vô là người đã yêu với tất cả tâm hồn và huyết quản của mình. Người đã yêu với tình yêu nhẹ nhàng như cánh bướm của Nguyên Sa, thầm lặng như Đỗ Huy Nhiệm, tuyệt vọng như Hàn Mặc T̉ử, vò xé tơ lòng như Nguyễn Bính trong bài Rượu Xuân:

“Em đi dệt mộng cùng người.
Lẻ loi chỉ một góc trời riêng anh”

Và sống động, mê ly, man dại như Vũ Hoàng Chương và Đinh Hùng.

Tôi không biết chọn những câu nào, bài nào tôi thích nhất của Hư Vô, vì bài nào cũng là một bản nhạc thâm trầm, đi sâu vào lòng người. Hư vô đã thăng hoa tình yêu. Ẩn dụ và hoán dụ được người khai thác rất khéo để dàn ý tình và cảm xúc mình – và cũng là của phần đông độc giả, vì rất thiết thực – trên trang giấy trắng.

Đặc biệt những câu sau đây đã để lại nơi tôi một ấn tượng khó quên:

“Đường xa lạ hoắc lạ quen.
Đâu còn ai đợi mà chen chúc vào”

“Anh về bước chậm cầu cao.
Gai ngang vết cắt nát nhầu dấu chân.
Có qua hết đoạn đường trần.
Xin em chăn giữ mộ phần riêng anh.”

“Trăm năm tôi vẫn nặng lòng.
Hạt mưa rớt xuống cong vòng bóng em”

“Môi em sẵn mới vào mùa.
Tôi nghiêng nghiêng thấp cho vừa vặn đau”

“Lỡ tay đánh mất nửa đời trước.
Còn nửa đời sau cho hết em”

“Ta vềcho kịp tái sinh.
Nửa đêm chiếc bóng cựa mình khóc vang.
Thắp trăm ngọn nến da vàng.
Trăng đang động nguyệt ngang tàn tích em”

“Hồn tôi bỗng chốc lên men.
Trái tim nhảy nhỗm cuồng điên lạ kỳ.
Thì em cũng đã u mê.
Cơn say gào thét cho kề cận môi”

“Ngày em xõa tóc theo chồng.
Có nghe xám hối động phòng cô dâu?..”

“Từ em sợi tóc biết buồn.
Áo bay cuốn góc linh hồn tôi theo”

“Nắng trong veo, thấu lụa là.
Áo em mỏng quá, lòng ta gập ghềnh.
Dù là một thoáng lênh đênh.
Đã nghe mùa hạ chảy trên phím đàn”

Và còn nhiều đoạn nữa, kể sao cho hết. Tôi xin tạm ngưng ở đây và cảm tạ thi sĩ Hư Vô mà dòng thơ đã khơi dậy trong tôi tiếng lòng êm ái của một thời khó quên.

Cao Minh Nguyệt

Thơ Hư Vô Là Ngọn Lửa Cháy Bùng Trong Yên Lặng…Hạ Vàng


Hạ Vàng

Mỗi người chúng ta đều đã ít nhất một lần trong đời – yêu, và được yêu. Nhớ về những ngày tháng rong chơi của một thời còn son trẻ,  tôi cũng có một mối tình đầu thật ngọt ngào và đằm thắm.  Một tình yêu có cảm thông cùng chia sẻ, có khoan dung, quảng đại và chấp nhận hoàn cảnh cùng tâm tư với nhau. Một tình yêu lãng mạn, không làm phiền nhau, không đòi hỏi, không hứa hẹn, không đề cập đến tương lai, không ích kỷ, không xâm phạm cuộc sống cá nhân của nhau. Chúng tôi có thể nắm tay nhau đi chung đến cuối cuộc đời và chúng tôi cũng có thể buông tay khi cần phải mỗi người mỗi ngả. Và cuộc đời dâu bể đã ngăn cách chúng tôi theo vận mệnh nổi trôi của đất nước…

Một tình cờ như định mệnh, tôi có dịp đọc những dòng thơ của Hư Vô. Thơ của Hư Vô sâu sắc, lãng mạn, trẻ trung,  trừu tượng nhưng đượm nhiều nỗi buồn trong đó. Những dòng thơ trữ tình đã giúp tôi tìm lại được mối tình đầu ngày nào, đã cho tôi sống lại với cuộc tình năm xưa sau những năm tháng khát khao, quay quắt, đớn đau, nghiệt ngã mà cuộc đời đã ngăn cách chúng tôi.

Đã từ lâu tôi thu mình trong vỏ ốc để chờ đợi gặp lại người tình năm xưa. Những dòng thơ của Hư Vô như con ốc đã trở mình dậy hình như nó nghe tiếng gọi quen thuộc của năm nào. Thời gian trôi qua với nhiều kỷ niệm không tàn phai đã trổi dậy trong lòng tôi qua những dòng thơ bâng khuâng, u uất và cô đơn này. Những nỗi niềm ray rức, hắt hiu, khát khao đã làm cho hồn thơ được sống động cũng như câu tôi đã viết cho người tình năm xưa:

 ” tình yêu của chúng ta như ngọn lửa cháy bùng trong yên lặng “.

Chúng tôi đã tìm được lá diêu bông của nhau nhưng hoàn cảnh nghiệt ngã không cho phép chúng tôi đi chung đường như những cặp tình nhân hạnh phúc khác. Tôi chân thành cám ơn Hư Vô đã gợi lại mối tình năm xưa, một mối tình mà tưởng chừng như đã đi vào quên lãng. Cám ơn những dòng thơ tuyệt tác truyền cảm đã đi vào tâm hồn những đôi tình nhân thật sự hiểu giá trị mầu nhiệm của tình yêu với những thi vị của cuộc đời mật ngọt,  đắng cay, hạnh phúc, bẽ bàng…

Cám ơn Hư Vô đã nói lên nỗi lòng tuyệt vọng vô bờ bến về mối tình đầu không bao giờ phai nhạt trong lòng tôi.  Cám ơn Hư Vô đã cảm thông, diễn đạt tâm tình mà tôi muốn chia sẻ với người tình muôn thuở. Cám ơn Hư Vô đã giữ gìn tấm lòng son sắt thủy chung cho Người Tình Hư Vô. Cám ơn đời đã cho tôi gặp lại người tình năm xưa qua những dòng thơ truyền cảm của Hư Vô.

Dù đời có thăng trầm dâu bể, nhưng ở bất cứ hoàn cảnh nào thì cuộc tình đau khổ Hư Vô này cũng sẽ mãi mãi lưu truyền đến muôn đời sau…

Hạ Vàng

 

Đêm ra mắt 2 tác phẩm Thơ Nhạc Hư Vô tại Brisbane ngày 31-03-2012, Nguyễn Sĩ Nam


 

Nguyễn Sĩ Nam

Chiều Thứ Bảy ngày 31/03/2012, vào lúc 6 giờ, chúng tôi có dịp tham dự Buổi Ra mắt 2 Tác phẩm Thơ Nhạc Thi sĩ Hư Vô, và nhạc phổ thơ Hư Vô của Nhạc Sĩ Phạm Quang Ngọc tại CJ Greenfield Sports Complex ở Freeman Rd cùng với khoảng 70 đồng hương. Thực tình mà nói, đây là một đêm Thi Nhạc Thính Phòng thật tuyệt vời mà tôi có dịp tham dự tại Brisbane này. Người phụ giúp chương trình tổ chức tại Brisbane là nữ ca sĩ khả ái Thanh Vân (cũng là nhà thơ tài tử, có bút hiệu MÂY). MC chương trình này là nghệ sĩ Cung Đàn.

Trong ánh sáng dìu dịu của Hội trường vào một buổi tối thứ Bảy mà đa số hầu hết đều bận tiệc tùng, số đồng hương tham dự tuy khiêm nhường nhưng cũng đủ để làm ấm lại tình người qua những giòng thơ nhạc giao duyên hòa điệu. Đó là những đồng hương có tinh thần yêu văn chương, nghệ thuật, thi nhạc, yêu ngôn ngữ Mẹ đẻ nồng nàn. Trong số quý khách có mặt đêm ấy có Ông bà Bs Bùi Trọng Cường (Chủ Tịch CD/NVTD/QLD),  anh Trần Thanh Vân (Phó CT/CD), Thầy Thích Thiện Hữu (Chùa Phật Đà) và một số đồng hương Ba Xuyên, Sóc Trăng cùng nhiều đồng hương khác trong cộng đồng. Về phần tác giả có thi sĩ thi sĩ Hư Vô (đi cùng với bà xã là chị Hạ Lan). Ngoài ra còn có mặt của các nam nữ ca sĩ, ngâm thơ hàng đầu tại Brisbane. Trên sân khấu có tấm ‘poster’ thật lớn Người Tình Hư Vô nằm ở cả hai cánh gà càng làm tăng thêm sự huyền diệu, lãng mạn, tình tứ của đêm thi nhạc.

Mở đầu chương trình, sau phần nghi thức Chào cờ Úc & Việt và phút mặc niệm, MC Cung Đàn giới thiệu

TẬP THƠ NGƯỜI TÌNH HƯ VÔ – THI SI HƯ VÔ
VÀ CD PHỔ NHẠC CỦA NHẠC SĨ PHẠM QUANG NGỌC

Thi sĩ Hư Vô trong tập thơ Người Tình Hư Vô của ông chú trọng hầu hết đến tình yêu. Nói về chủ đề này, chúng tôi nhớ đến Đại văn hào Voltaire có lần nói: “Chân lý cuối cùng trên cõi đời vẫn là tình yêu. Yêu là còn sống và còn sống là còn yêu”. Và anh cũng đã thể hiện tình yêu bao la ấy trong thi phẩm của mình. Đó là một đề tài bất hủ khi ông trách yêu nhẹ nhàng người yêu đầu đời của mình như sau:

“Tại em bước vội qua cầu
Đâu hay ngọn tóc vướng vào vai anh…”
(Người Tình Hư Vô)

Hay

“Nắng trong veo, thấu lụa là
Áo em mỏng quá lòng ta gập ghềnh
Dù là một thoáng lênh đênh
Đã nghe mưa hạ chạy trên phím đàn”
(Áo Hạ Vàng)

Và khi đường đời gặp nhiều nghịch cảnh trái ngang, tình yêu cũng theo giòng sông định mệnh ấy để họp tan, chia cách thì thi sĩ cũng đã ngâm rằng:

Đâu biết trước đời nhiều dâu bể
Chạy loanh quanh tóc đã hai màu
Tìm được lối về, trăng rơi xuống đất
Chúng mình mất hết, chỉ còn nhau”
(Chúng mình mất hết, Chỉ còn nhau)

Làm thơ thì ai cũng làm được nhưng làm thơ sao để được gọi là ‘hay’ thì chỉ có các nghệ nhân và thi sĩ là nắm bắt được thôi. Cái nắm bắt nhiều khi chỉ trong một khoảnh khắc thời gian độc nhất vô nhị một ý tưởng tuyệt vời, chợp được một câu thơ thật hay bất thần chạy ngang qua đầu, hái được một nốt nhạc tuyệt mỹ để hoà thành một bài thơ, chẳng khác nào sự khó khăn của cái nắm bắt một con chim đang đậu bên bờ tường hay một đoá hoa vừa nở bất chợt trong sương sớm hay giữa đêm khuya, không bao giờ gặp lại… Đó không phải là điều dễ làm và lúc nào cũng có sẵn.

Nhà văn Nguyễn Kiên (Tác giả cuốn The Unwanted: A Memmoir of Childhood) đã nhận xét về thơ của Hư Vô như sau: “Từ một cõi riêng của Hư Vô, với ngòi bút lão luyện và tâm hồn gắn bó trong văn chương, ông đã chú trọng đến giá trị nghệ thuật văn học, vẻ đẹp gợi cảm, âm điệu nhịp nhàng, trang nhã và sang trọng của từ ngữ…”. Nhà văn cho hay “phong cách phóng bút vẽ Thơ Tình của Hư Vô thật là điêu luyện, nó hàm chứa nhiều rung động của trái tim chan chứa tình yêu cùng thú đau thương tuyệt vời mà tác giả đã cho chúng ta cảm nhận được…”.

“Em ơi đừng bối rối
Đời còn có gì đâu
Chắc gì nụ hôn cuối
Hay chỉ mới bắt đầu”
(Lận đận tìm môi nhau)

Mối tình mà ông mong đợi, như ẩn như hiện, mơ hồ ảo vọng, hình bóng ‘ai’ như có như không, thoáng qua như bóng như vàng, chốc đã trôi về phương trời biền biệt xa thẳm…

“Gửi em sợi nắng vô thường
Về phơi nhan sắc hoang đường bên sông
Em hình như có. Như không
Ta nghiêng cổ xuống giữa thòng lọng cao”
(Như Không)

“Tôi vo tròn sợi tóc em huyền tuyệt
Buộc lại trần ai mối gút thăng trầm
Lần mò mãi vuột tay vào vô tận
Níu áo em về một nhúm hư không!
(Valentine, Mùa Vàng Son Đã Mãn)

Hay:

“Cõng cùng cái nỗi buồn tôi
Chân chưa động đất đã còi cọc em
Đường xa lạ hoắc lạ quen
Đâu còn ai đợi mà chen chúc vào”
(Cõi Hoang)

Thi sĩ Luân Hoán khi nói về Hư Vô cũng đã khen rằng “Vịn vào đề tài tình yêu là một chọn lựa khôn ngoan của những người làm thơ. Với chủ đề này, nội dung thi phẩm tránh được sự đánh giá mới, cũ, bởi sự bất diệt của tình yêu…”.  Và nhạc sĩ Phan Ni Tấn thì cho rằng “Thơ Hư Vô thường nghiêng về âm điệu trữ tình, say mê nhạy cảm. Ngôn từ, nhạc điều và hình ảnh là ba yếu tố cơ bản kết hợp hài hòa làm thơ Hư Vô rất có hồn…”.

Cho nên ta không lấy làm lạ khi nhạc sĩ Phạm Quang Ngọc đã một hơi dài phổ nhạc hàng chục bài thơ của Hư Vô một cách không mệt mỏi với giòng nhạc phong phú, êm đềm như làn nước chảy vô tận… Trong CD Nhạc Người Tình Hư Vô chúng tôi thấy có 12 bài thơ đã được phổ nhạc với hòa âm của Ns Vũ Văn Tuyên. Tất cả các ca khúc này rất đáng trân trọng nâng niu trong kho tàng âm nhạc VN.

Đặc biệt trong chương trình là phần trình diễn văn nghệ với sự giao hòa giữa thi ca và âm nhạc thật tuyệt vời đã khiến cho cả thính phòng đồng hương hoàn toàn yên lặng để thưởng thức. Đây là công lao của nữ ca sĩ khả ái Thanh Vân đã có công phối hợp các nam nữ ca sĩ địa phương cùng với Ban nhạc của Bùi Tuấn (keyboard) & Anh Sơn (guitar).

Mở đầu chương trình là giọng ngâm thơ nổi tiếng của chị Thu Hường với chiếc áo dài thật xinh, chị ngâm các bài thơ thơ Lưng Nguyệt và bài chót là 80 Năm Mẹ Vẫn Còn Ngồi Đợi thơ của Hư Vô đã gây xúc động mạnh trong lòng người nghe. Đặc biệt bài thơ chót chị đã ngâm bằng giọng Huế nghe thật dễ thương. Nữ ca sĩ duyên dáng Ý Nhi với chiếc áo dài màu xanh nhạt đã trình bày bản nhạc Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu của Nam Lộc và bản Nắng Thủy Tinh của TCS thật là tuyệt vời, đã nhận được những tràng pháo tay cổ võ nồng nhiệt.

Thêm vào đó với sự góp mặt của giọng ca vàng Thanh Hùng, giọng mạnh, vút cao, cuống quít người nghe qua nhạc phẩm Tình Buồn (của Đỗ Lễ) và Sao Đành Xa Em (của Nguyệt Ánh) đã khiến cho thính giả say mê theo tiếng hát nồng ấm của anh. Đặc biệt có sự xuất hiện của nam ca sĩ trẻ Đức Nguyễn với dáng dấp cao ráo dễ thương tựa Quang Lê, ĐN đã trình bày hai nhạc phẩm rất nổi tiếng, đó là bản Trả Lại Thời Gian của Ns Thanh Sơn và bản Lệ Đá (Nhạc Trần Trịnh, thơ Hà Huyền Chi) khiến ai cũng hết sức hâm mộ. Đây là tiếng hát có nhiều triển vọng trong tương lai.

Và cuối cùng phải có lời khen tặng cô nữ ca sĩ Thanh Vân – người đã có công kết hợp với Ban nhạc và các nam nữ ca sĩ. Cô đã trình bày hai nhạc phẩm nổi tiếng là Bài Không Tên Số 50 của Ns Vũ Thành An và bài Mùa Thu Trong Mưa của Ns Trường Sa khiến cá thính phòng ai cũng vỗ tay vang dội.

Cũng trong chương trình có phần phỏng vấn hai nhà thơ  Hư Vô do Thanh Vân thực hiện qua việc tò mò muốn biết nỗi lòng của quý thi sĩ qua các bài thơ Lưng Nguyệt (Hư Vô). Thi sĩ Hư Vô đã giải thích Lưng Nguyệt một cách thật ý nhị qua ánh trăng rớt trên lưng một người tình đã khiến cho anh cảm xúc mà sáng tác ra bài thơ, đã để lại niềm cảm mến vô biên trong lòng đồng hương Brisbane.

Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng hết sức hân hạnh mời được Thầy Thích Thiên Hữu lên sân khấu tỏ bày một vài tâm tình về đêm thi nhạc này. Thầy TTH là một nhà thơ trầm mặc ai cũng biết nên việc nhận xét của Thầy về đêm thi nhạc rất là giá trị. Thầy nhắc đến những khó khăn mà quý nhà thơ gặp phải từ lúc cưu mang đứa con tinh thần (thời gian sáng tác bài thơ), cho đến khi sinh ra (hoàn tất và in xong), và ra mắt tập thơ là cả một quang trình dài đầy gian khổ mà nếu người thi sĩ không vì tình yêu của trái tim, vì tình yêu văn hóa nghệ thuật của ngôn ngữ Mẹ đẻ thì không ai có thể làm nổi. Thầy đã rút từ kinh nghiệm của Thầy để ngợi ca tấm lòng cao cả của hai nhà thơ có mặt trong đêm ấy là cả một sự hy sinh vô bờ bến.

Kế đến, Bs Bùi Trọng Cường với tư cách Chủ tịch CD, là người đã giúp cho BTC có được hội trường để tổ chức Đêm thi nhạc, ông đã hết sức cổ võ hai nhà thơ đã tạo cơ hội tốt đẹp cho đồng hương QLD có được đêm thi nhạc thính phòng tuyệt vời như thế này. Sự thành công này khiến ông có thêm ý nghĩ là trong tương lai, Cộng Đồng cần có những đêm thi nhạc có chủ đề mỗi quý một lần để tạo sinh hoạt văn học nghệ thuật tại Brisbane ngày càng thêm phong phú.

Kết thúc chương trình là phần chiêu đãi thức ăn nhẹ do chị Hạ Lan (phu nhân của nhà thơ Hư Vô) đảm trách. Chị nấu ăn rất ngon ai cũng thích. Có người bảo ăn thế này là “nặng” chứ không nhẹ. Nói như thế để tỏ tấm lòng cảm tạ của quý đồng hương đối với gia đình thi sĩ. Tất cả quý đồng hương đều vui vẻ ở lại sau đêm thi nhạc để ủng hộ hai tập thơ và CD nhạc và dùng bữa ăn nhẹ để cùng nhau tâm tình với thi sĩ. BTC cũng đã ngỏ lời cảm ơn Ban nhạc là Anh Sơn và Bùi Tuấn chơi rất là xuất sắc trong đêm ấy. Hai anh đã tạo cho đêm nhạc những giòng nhạc thánh thót tuyệt vời. Và cuối cùng BTC cũng không quên cảm ơn anh Trần Thanh Vân – Phó CT Cộng đồng là người đã có công lo lắng giúp đỡ phần sân khấu, âm thanh, ánh sáng v.v… được hoàn hảo.

Buổi ra mắt tập thơ Người Tình Hư Vô với CD Nhạc Người Tình Hư Vô đã kết thúc thật thành công vào lúc hơn 10 giờ đêm. Thật là một đêm thi nhạc tuyệt vời mà quý đồng hương QLD tham dự ai cũng hết lời khen ngợi. Xin cảm ơn BTC và thi sĩ  Hư Vô.

Hẹn ngày tái ngộ!

Nguyễn Sĩ Nam

Cảm nhận về 2 buổi phát hành Thơ Nhạc tại Sydney và Melbourne, Dáng Thơ


https://picasaweb.google.com/104215082575923614845/20111022?authkey=Gv1sRgCJqewr-c042F-QE&feat=email#

huvo

Dáng Thơ ghi nhanh

Gặp người cùng họ. Lạ tên ..
Em, người dưng. Đã kiêu kỳ thơ anh!”

(Trích từ Bến Bờ, thơ Hư Vô).

Một Melbourne xa lạ; sáng lạnh, trưa nóng, chiều mưa, tối trở gió, một ngày gần như có bốn mùa, được ví von thật dễ thương là Melbourne bốn mùa; bỗng dưng đã kiêu kỳ hiển hiện trong thơ của Thi sĩ Hư Vô. Melbourne lạ lẫm với những con đường vàng ngập lá, sương giăng mờ mịt vào những buổi sáng sớm, lạnh, tan trong khói thuốc cuộn tròn vào dáng thơ của Hư Vô, đã vướng vào trong sợi nhớ của một thi khách, để anh phải một lần nữa trở lại Melbourne qua thi tập Người Tình Hư Vô,

Melbourne mùa thu tôi trở li,
chân dẫm vô tình trên li xưa..”

(Trích từ Melbourne Mùa Thu Không Ch Da, thơ Hư Vô).

 Phát hành thi tập Người Tình Hư Vô với Thi sĩ Hư Vô, và Thi Sĩ Lâm Hảo Khôi với thi tập Người Như Lá Biếc . Đặc biệt hơn nữa là phát hành CD Người Tình Hư Vô gồm 12 tình khúc do Nhạc sĩ Phạm Quang Ngọc phổ từ thơ của Thi sĩ Hư Vô, đã được tổ chức tại Melbourne vào tối Thứ Bảy ngày 17 tháng 3 năm 2012, ở Footscray Community Art Centre. Vào ngày 22 tháng 10 năm 2011, tại Trung Tâm Văn Hoá của cộng đồng người Việt ở Sydney, tôi cũng đã được tham dự và làm phóng viên phụ giúp Đài Truyền Hình Việt Ngữ cho buổi phát hành 3 tác phẩm này. Và sắp tới đây buổi lễ phát hành 3 tác phẩm thơ, nhạc lại sẽ được tổ chức tại Brisbane vào ngày 31 tháng 3 năm 2012 ở Greenfield Sports Complex Centre.

Tại Sydney, chương trình phát hành 3 tác phẩm thơ và nhạc được hai MC Lã Anh Dũng và Đào Thuý cùng các ca sĩ Thu Hồng, Tố Minh, Kim Yến, Thiên Hương và Thu Hà, trong ban hợp ca Sóng Thần đã  tạo nên một không khí vui tươi và thân mật nhưng không thiếu phần trang trọng với sự phát biểu, chia sẻ của ông Thuyền Nhân, Chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại tại Úc và ông Phạm Hoài Nam, Chủ nhiệm báo Việt Luận. Tôi cũng đã hân hạnh gặp được nhiều Văn, Thi Nhạc sĩ tài hoa tại Sydney tham dự buổi lễ như Nhạc sĩ Vũ Hùng, Nhạc Sĩ Nguyễn Canh Tân, Nhạc sĩ La Tuấn Dũng, nữ sĩ Lệ Hoàng, nghệ sĩ Trúc Quân, xướng ngôn viên đài SBS Phan Bách…

Trong buổi lễ phát hành 3 tác phẩm tại Sydney, Thi sĩ Hư Vô đã dành một sự ngạc nhiên khó quên cho tôi. Anh dành riêng một tiết mục cho bài nhạc Dáng Thơ do chính tôi phổ nhạc từ thơ của anh. Ca sĩ Tố Minh đã trình bày bài nhạc Dáng Thơ qua tà áo dài tím duyên dáng, rất Huế và sự nồng nhiệt ủng hộ của khán giả đã làm tôi thật cảm động.

DSC_5820

Tại Melbourne, chương trình phát hành hai thi tập Người Tình Hư Vô của Thi sĩ Hư Vô và Người Như Lá Biếc của Thi sĩ Lâm Hảo Khôi và CD Người Tình Hư Vô của Thi sĩ Hư Vô và Nhạc sĩ Phạm Quang Ngọc được tổ chức trong không khí thính phòng ấm cúng qua phần điều khiển của MC Mỹ Lý và các giọng ca của ca sĩ Vân Anh, Trúc Ly, Hoàng Hoa, Thanh Xuân, Cẩm Đài, Cẩm Văn và Thanh Huệ.

Lời phát biểu trang trọng của Thi sĩ Lê Nguyên Tịnh về thi tập Người Như Lá Biếc và sự thán phục của anh qua thi bút của Thi sĩ Lâm Hảo Khôi như là một sự khiêm nhường và sự tôn trọng đối với thi khách phương xa. Có lẽ vì thế mà Thi sĩ Lâm Hảo Khôi đã thật lòng chia sẻ với khán giả Melbourne về nguồn gốc của các bài thơ.

Người như lá biếc trêu ngoài ni
Lòng dẫu vô tình cũng gió lay
Người như chim bin theo muôn sóng
Đâu biết trường giang nước th dài

Người nhưmây nhớ ngàn thu trước
Đi để mơ màng chuyn nng mưa
Người như hương nh ngàn hoa di
Đi để rng xưa có đi ch ..”

(Trích từ Người Như Lá Biếc, thơ Lâm Ho Khôi)

Lần thứ hai tôi được thưởng thức nhạc phẩm Người Như Lá Biếc, thơ Lâm Hảo Khôi, nhạc Thân Trọng Cẩm Văn , nhưng là lần đầu tiên mới được nghe với chính giọng ca và tiếng đàn của người phổ nhạc tại Melbourne. Trong buổi ra mắt tại Sydney lần trước, tôi cũng đã bị lôi cuốn vào lời thơ và dòng  nhạc qua tiếng hát của ca sĩ Thu Hồng. Lần này các ca sĩ Thu Hồng, Kim Yến, Thu Hà, và các anh chị Hạ Lan, chị Cơ và anh Kiệt trong ban hợp ca Sóng Thần tại Sydney cũng có mặt tại Melbourne. Nhưng rất tiếc là không được nghe các chị trình diễn như trong buổi ra mắt tại Sydney.

Em qua bóng đổ hiên ngoài
Đàn chim sáo nhỏ vt bay cui ngàn
Giật mình h rt thênh thang
Nở trên nhánh tóc em vàng cánh hoa

 Nắng trong veo, thu la là
Áo em mỏng qúa lòng ta gp ghnh
Dù là một thoáng lênh đênh
Đã nghe mùa hạ chy trên phím đàn ..”

(Trích từ Áo H Vàng, thơ Hư Vô)

Dường như mùa hạ đang chảy trên từng phím đàn và đang len lỏi vào từng nốt nhạc, làm tôi lênh đênh, gập ghềnh theo từng lời, từng dòng nhạc. Đã bao lần nghe bài nhạc Áo Hạ Vàng của Nhạc sĩ Phạm Quang Ngọc phổ từ thơ Thi sĩ Hư Vô, qua những giọng ca khác nhau, nhưng lần nào tôi cũng như bị cuốn hút vào cái lãng mạn của dòng thơ, khúc nhạc ấy.

Ngoài những nhạc phẩm của Nhạc sĩ Phạm Quang Ngọc phổ từ thơ của Thi sĩ Hư Vô và Nhạc sĩ Cẩm Văn phổ từ thơ của Thi sĩ Lâm Hảo Khôi, hai nhạc phẩm Dáng Thơ của Dáng Thơ phổ từ thơ của Thi sĩ Hư Vô và Dường Như Đã Chông Chênh của Nhạc sĩ Lê Phú phổ từ thơ của Thi sĩ Hư Vô cũng đã được trình bày bởi hai giọng ca trẻ trung của Câu lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ tại Melbourne là Quách Giang và Hoàng Vân.

Đặc biệt trong chương trình, nghệ sĩ Đào Thuý đến từ Sydney đã ngâm một bài thơ Melbourne Mùa Thu Không Chổ Dựa mới được Thi sĩ Hư Vô sáng tác khi vừa đặt chân trở lại Melbourne. Tôi đã gặp chị tại Sydney năm 2009 trong dịp ra mắt Văn Đàn Đồng Tâm. Giọng ngâm ấm áp, gợi cảm của chị cứ mãi ray rức trong tôi từ đó. Gặp lại chị hai lần gần đây tại Sydney và Melbourne, giọng ngâm của chị càng làm tôi cảm động hơn qua dòng thơ của Thi sĩ Hư Vô:

 Melbourne mùa thu tôi trở li
Chân d
m vô tình trên li xưa
Heo may gãy đ
t ngang chi nhn
Như l tan vào trong vào giấc mơ.

Cũng có đôi lần tôi tr hn
Ch
ưa v kp lúc áo em xanh
Th
m trách mùa thu sao bi bc
V
i vàng chi quên mt du chân.

Va hè quen bng dưng xa l
Lá chen cành che khu
t bóng tôi
Melbourne mùa thu vàng nh
ư la
Trong đám đông đã thi
ếu mt người.

Đâu còn nghe ging cười khúc khích
Đ
tim tôi cung quýt bàng hoàng
Bàn tay nào mộ
t ln luýnh quýnh
Thì làm sao em bi
ết tôi bun!

Ghế đá khc chung li hò hn
Gi
t mưa đã di ướt tên người
Tôi ng
i xung không còn ch da
H
t chân làm ri si tơ tri.

Em đi, có khi nào quay lại
Th
y tôi dù rt đi tình c
Đ
em biết tôi còn ct gi
S
i tóc thu bun trong dáng thơ

 (Mebourne Mùa Thu Không Ch Da, thơ Hư Vô)

Ngoài sự vương vấn trong mỗi khán giả Melbourne qua những nhạc phẩm trữ tình, trên môi khán giả ra về còn đọng lại hương vị những món ăn do chị Hạ Lan và ban tổ chức chuẩn bị trong giờ giải lao. Trời vào đêm tại Melbourne hôm nay thật nhẹ nhàng, không có những cơn gió buốt da như thường lệ. Có lẽ khí hậu Melbourne cảm được thơ của hai Thi sĩ Sydney nên đã dành ưu ái này chăng? Có lẽ ông trời cũng đồng cảm với khán giả Melbourne nên sau một ngày mưa tầm tả đã ngưng hẳn và ấm áp lạ thường.

Riêng tôi, đã hai lần tham dự hai buổi lễ phát hành ba tác phẩm thơ nhạc của Thi sĩ Hư Vô, Thi sĩ Lâm Hảo Khôi và Nhạc sĩ Phạm Quang Ngọc, tôi thầm cám ơn hai thi sĩ Hư Vô và Lâm Hảo Khôi đã mang những vần thơ tưới mát cho đời, tạo cảm hứng cho các Nhạc sĩ.

Những dòng thơ của hai người nghệ sĩ này đã đóng góp rất lớn lao cho nền Văn học Việt Nam tại hải ngoại. Thật quý lắm thay!

Dáng Thơ

Aside

Chủ Biên: Người Tình Hư Vô. huvoanxuyen@yahoo.com.au

%d bloggers like this: