Hai mươi năm văn học miền Nam và các Giải Thưởng Văn Chương, Nguyễn Mạnh Trinh.


bc154ccbc3894c6bb48dee069c6136e7

Nguyễn Mạnh Trinh

Hai mươi năm văn học miền Nam (1954-1975) là một thời kỳ văn học có nhiều đặc sắc. Như mọi nền văn học khác, cũng có thời kỳ hưng và thời kỳ suy. Cũng như thời cuộc đã ảnh hưởng rất lớn vào đời sống văn chương, cả về cuộc đời tác giả lẫn nội dung tác phẩm. Hai mươi năm, thời thế có nhiều biến chuyển đặc biệt. Bắt đầu với biến cố hòa ước Genève năm 1954 chia đôi đất nước, và chấm dứt với ngày 30 tháng tư năm 1975, quân Cộng sản miền Bắc thôn tính xong miền Nam, văn học cũng như về các phương diện khác như quân sự, xã hội, kinh tế, văn hóa,… là của một đất nước chiến tranh sau một thời kỳ hòa bình ngắn ngủi.

Với chiến tranh, trong tình trạng mọi sinh lực quốc gia đều dồn cả vào quân sự và tất cả thành phần nồng cốt của quốc gia đều vào quân đội, làm công việc cầm súng. Do đó, trong hai mươi năm ấy, mà thời kỳ sau cùng biểu hiện rõ nhất, là nhận thức về cuộc chiến. Có người đã ví von rằng từ năm 1954, văn học miền Nam đã khởi đi từ một bến vắng với sinh hoạt văn chương không đáng kể so với nền văn chương kháng chiến. Nhưng sau cuộc di cư của gần một triệu người dân miền Bắc vào Nam thì lại có sự thay đổi. Văn chương trở thành tiếng nói tâm huyết của những người xây dựng cuộc đời mới, say sưa với những hướng vọng dân chủ tự do. Từ đó, một con đường văn học đã được vạch đi và hầu như là một con đường độc đạo. Nhưng đến khi chiến tranh bùng nổ và càng ngày càng tăng cường độ, qua một thời gian rồi với sự hiện diện của quân đội viễn chinh Hoa kỳ, cũng như chiến tranh đã mang dân chúng về sống trong thành phố nên ở nông thôn vắng vẻ đi và thành phần thị dân chiếm đa số dân chúng. Lúc ấy, niềm tin về tương lai đã giảm đi và con đường độc đạo ấy đã phân hai thành hai khuynh hướng, một vẫn giữ những ý nghĩ tâm tình cũ và một có khuynh hướng khác, nhìn vào thực tại đất nước để phán xét chiến tranh.

Đó chỉ là một nhận xét. Nghĩ cho cùng, vẫn chưa lý giải và thể hiện được sự thực. Có rất nhiều người cầm bút, sống trong thời kỳ văn học ấy và có những nhận xét mà phát xuất từ kinh nghiệm thực sự của đời cầm bút. Có khi, những phát biểu ấy tùy theo từng thời kỳ mà có cảm thức nhận xét khác nhau nên thời điểm là một yếu tố khá quan trọng để từ đó những người thuộc thế hệ sau hiểu được sự chi phối của thời sự như thế nào.

Trong tập san Vấn Đề ra tháng 5 năm 1968, nhà văn Mai Thảo viết:

“Năm 1954 còn ghi lại, chói lọi, cái đẹp ấy của mùa mới, cái đẹp ấy của lên đường.Ta đứng đi chật đất. Ta từng có, lớp lớp. Ta từng đến, hàng hàng. những khởi đầu của từng hoạt động văn học từng phát động nghệ thuật nói chung của ta tuyệt đúng tuyệt đẹp..”

Nhưng có khi, những nhận xét ấy lại có sự khiêm tốn khi nói về những bước chân mở đầu cho một thời kỳ văn học. Trong bài phỏng vấn “Mai Thảo, nhà văn ở phút nói sự thật” của Nguyễn Nam Anh trong tạp chí Văn số 192 ra ngày 15 tháng 12 năm 1971 có đoạn trả lời khi nói về thời kỳ Sáng Tạo:

“Tờ Sáng Tạo là của những thí nghiệm và những mở đường. Hậu quả nếu có cũng là của những thí nghiệm, những mở đường. Tôi không nhìn Sáng Tạo như một nơi phát xuất và hình thành một dòng văn học nghệ thuật. Lớn chuyện quá. Một tinh thần nào, một cách thế nào, thì có,,,”

Tại sao, ở một nhà văn mà cả đời người sống gắn liền với văn chương chữ nghĩa mà cũng có suy nghĩ lúc hào hứng tột độ, lúc khiêm nhượng đơn sơ như vậy? Có phải vì trong những hoàn cảnh khác nhau của thời thế không?

Thành ra, sự nhận định những sự kiện văn học không phải đơn giản để có những kết luận hữu lý. Từ một sự kiện, có thể nhìn ngắm khác nhau để có một sự thực. Rất nhiều người có nhận xét, nhưng đãi lọc những ý kiến ấy để có một kết luận hợp lý lại là một vấn đề quan trọng. Đó là nói về có những tư liệu để tìm hiểu để lựa chọn.

Còn như tình trạng hiện nay, khi hai mươi năm văn học miền Nam bị chế độ đương quyền ra tay bôi xóa. Sách vở bị đốt bỏ, nhà văn bị cầm tù, cả một hàng ngũ văn nô đông đảo lên tiếng chê bai miệt thị theo chỉ thị của Đảng, tất cả những sự kiện ấy đã làm thành những điều bất khả cho những người làm công việc ghi chép lại văn học sử.

Một bằng chứng xác đáng nhất biểu hiện một phần nào sinh hoạt văn học là các giải thưởng văn chương. Qua đó, người đọc có thể hiểu được xu thế thời đại cũng như những nỗi niềm, tâm sự của thế hệ hiện tại chuyên chở theo.

Thông thường, giải thưởng văn chương được chú ý nhất trên thế giới là giải Nobel của Hàn Lâm Viện Thụy Điển. Sở dĩ được chú ý vì uy tín của ban tuyển chọn và giá trị hiện kim lớn cũng như phần đông những tác giả hàng năm đoạt giải đều xứng đáng.

Ở các nước Âu Châu thì có giải The European Union Prize for Litterature. Pháp thì có giải Goncourt, giải Renaudot, giải Femina, Giải Medicis, Giải Interalité … Anh thì có Man Booker Prize, British Book Awards, Commonwealthds Litterature Prize,…Hoa kỳ có Pulitzer Prize for litterature,…

Ở Việt Nam, trở lại những năm về trước lâu đời thì có giải thưởng của hội Khai Trí Tiến Đức từ năm 1924, giải Tự Lực Văn Đoàn từ năm 1936, giải của hội Khuyến Học Nam Việt từ năm 1941, giải Alexandre De Rhodes từ năm 1943.

GIẢI VĂN CHƯƠNG TOÀN QUỐC NĂM 1957

Về sau, mãi đến năm 1957 vào thời đệ nhất Cộng Hòa mới có Giải Thưởng Văn Chương Toàn Quốc.

Giải thưởng Văn Chương Toàn Quốc do Văn Hóa Vụ tổ chức và không đòi hỏi nào về nội dung hoặc hình thức đối với tác phẩm gửi đến dự thi hoặc được xét đến. Điều ràng buộc duy nhất là tác phẩm phải được in trong năm. Ban giám khảo đã đọc, chọn lựa và nhận xét 206 tác phẩm in từ năm 1954 đến năm 1956 .

Ban giám khảo gồm có chủ tịch là học giả Đoàn Quan Tấn và các thành viên: Nghiêm Toản, Nguyễn Thành Châu (tức Năm Châu), Nguyễn Khắc Kham, Linh mục Nguyễn Văn Thích, Trương Công Cừu, Hồ Biểu Chánh, Phú Đức, Bà Tùng Long, Vi Huyền Đắc, Đông Hồ, Á Nam Trần Tuấn Khải, Vũ Hoàng Chương và Vũ Khắc Khoan.

Danh sách đoạt giải thì bộ môn Khảo luận: Tác phẩm “ Văn Chương Bình Dân” của Linh mục Thanh Lãng, tác phẩm “Xây Dựng Nhân Vị” của Bùi Tuân, tác phẩm “Người Xưa” của Trần Đình Khải.

Bộ môn Tiểu thuyết, tác phẩm “Tìm Về Sinh Lộ” của Kỳ Văn Nguyên, tác phẩm “Đem tâm Tình Viết Lịch Sử” của Nguyễn Mạnh Côn, tác phẩm “Nếp nhà” của Bửu Kế.

Bộ môn Thơ: tác phẩm “Anh Hoa” của Phạm Mạnh Viện, “Long Giang Thi Tập” của Trần Hữu Thanh, “Nam Trung Thi tập” của Nguyễn Văn Bình, “Kiếp Hồng Nhan” của Quang Hân.

Bộ môn Kịch: tác phẩm “Bão Thời Đại” của Trần Lê Nguyễn, “Ái Tình Bôn-Sê-Vích “ của Thạch Bích, “Hai Màu Áo” của Minh Đăng Khánh

VTT-ZZDEC-3-Nhà-văn-Hoangdao-2ING.674

(Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn và tác phẩm đoạt giải văn chương toàn quốc năm 1957)

GIẢI VĂN CHƯƠNG TOÀN QUỐC NĂM 1958-1959

Ban Giám khảo đổi tên là Hội Đồng Giải Thưởng Văn Chương Toàn Quốc 1958-1959 do ông Trương Công Cừu khoa trưởng đại học Văn Khoa làm chủ tịch và thành viên là các tên tuổi như Hà Như Chi, Hà Thượng Nhân, Đái Đức Tuấn (Tchya), Trần Hữu Thanh, Đỗ Đức Thu, Đông Hồ và Vi Huyền Đắc.

Danh sách đoạt giải:

Khảo luận : tác phẩm “Dịch Kinh Tân Khảo” của Nguyễn Mạnh Bảo, “Việt Nam Văn Học Toàn Thư” của Hoàng Trọng Miên,
Tiểu thuyết: tác phẩm “ Đò Dọc” của Bình Nguyên Lộc, “Thần Tháp Rùa” của Vũ Khắc Khoan,“Đời Phi Công” của Toàn Phong, “Mưa Đêm Cuối Năm” của Võ Phiến

Thơ: tác phẩm “Hoa Đăng” của Vũ Hoàng Chương.

Kịch: Không có giải thưởng.

DoDocVo PhienTHANTHAPRUA_200_300

(Các tác phẩm đoạt giải văn chương toàn quốc năm 1958-1959)

GIẢI VĂN CHƯƠNG TOÀN QUỐC NĂM 1960-1961

Hội Đồng Giải Thưởng Văn Chương Toàn Quốc lại thay đổi phương hướng và tên gọi. Tên mới là “Hội Đồng Tuyển Trạch Giải Thưởng Văn Chương 1960-1961” do ông Thu Giang Nguyễn Duy Cần làm chủ tịch gồm ba tiểu ban. Tiểu ban Khảo luận gồm các tên tuổi như Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Đăng Thục, Nguyễn Văn Trung. Tiểu ban Thơ gồm Vũ Hoàng Chương, Đông Hồ, Thanh Tâm Tuyền. Tiểu ban tiểu thuyết và kịch: Vi huyền Đắc, Vũ Khắc Khoan, Đỗ Đức Thu, Bình Nguyên Lộc.

Danh sách đoạt giải gồm:

Bộ môn Biên khảo: “Việt Ngữ Chính Tả Tự Vị” của Lê Ngọc Trụ.

Bộ môn Tiểu thuyết: giải nhất: tác phẩm “Thềm Hoang” của Nhật Tiến; giải nhì tác phẩm “Gìn Vàng Giữ Ngọc” của Doãn Quốc Sỹ; giải nhì đồng hạng “Tầu Ngựa Cũ”của Linh Bảo

Bộ môn Thi ca: tác phẩm đoạt giải nhất “Đường Vào Tình Sử” của Đinh Hùng; giải nhì “Hy Vọng” của Hoàng Bảo Việt; giải ba “Tổ Ấm” của Anh Tuyến ; giải ba đồng hạng “40 Bài Thơ” của Vương Đức lệ và Mai Trung Tĩnh.

Bộ môn Kịch: không có giải thưởng.

Sau cuộc đảo chính 1 tháng 11 năm 1963, tình hình trong nước có nhiều xáo trộn về chính trị nên đến năm 1966 thì giải thưởng văn chương toàn quốc mới được Bộ Văn Hóa tổ chức lại.

h7-bia-3-tac-pham-23912162122_f616ea7573Duong_Vao_Tinh_Su088

(Các tác phẩm đoạt giải văn chương toàn quốc năm 1960-1961)

GIẢI VĂN CHƯƠNG TOÀN QUỐC NĂM 1966

Hội đồng Tuyển Trạch được thành hình do nhà thơ Đông Hồ làm chủ tịch. Thành viên thì trên danh nghĩa là do sự lựa chọn của văn nghệ sĩ nhưng thực chất là do sự chỉ định của Bộ Văn hóa.
Danh sách trúng giải:

Bộ môn Biên khảo: “Đại Cương Văn học Sử Trung Quốc” của Nguyễn Hiến Lê và Giản Chi Nguyễn Hữu Văn ; tác phẩm thứ hai là “Nửa tháng trong miền Thất Sơn” của Nguyễn Văn Hầu.

Bộ môn Văn: với các tác giả Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu.

Bộ môn Thơ: với ba thi sĩ là Tuệ Mai , Nhã Ca, và Huy Lực.

Bộ môn Kịch: với Dương Kiền , Phan Tùng Mai.
(Tên những tác phẩm đoạt giả về các bộ môn văn , thơ , kịch, tôi chưa sao lục tìm kiếm được. Xin các vị thông hiểu và còn nhớ bổ túc giùm!)

Năm 1966 có những sự kiện lạ. Hai ông Nguyễn Hiến Lê và Giản Chi từ chối giải thưởng và để cho ban Tuyển chọn trao giải thưởng cho cơ quan văn hóa nào xét ra cần thiết hơn. Nhà văn Thanh Tâm Tuyền không đi tham dự buổi lễ nhận giải và ủy quyền cho người khác đi thay. Và trong buổi lễ trao giải thưởng bà Tuệ Mai trong phần diễn văn phát biểu cảm tưởng đã có những lời nói công kích thẳng thừng chính quyền và báo động về những tình trạng sa sút bi thảm của văn nghệ hiện nay.

Tuy vậy, bà Tuệ Mai không bị một hậu quả nào của chính quyền mặc dù trong công luận không phải là tất cả đều đồng ý với lời nói tuy can đảm nhưng chưa phải là hữu lý tuyệt đối.

Cũng phải nên ghi nhận thêm là trong năm 1966 có giải thưởng văn chương thứ hai là giải thưởng về truyện dài của Trung Tâm Văn Bút Việt Nam. Nhà văn Lê Tất Điều đã đoạt giải với tiểu thuyết : “Đêm Dài Một Đời”.

Sau một thời gian không liên tục, Giải Thưởng Văn Chương Toàn Quốc năm 1966 đã tạo ra nhiều thắc mắc trong văn giới và công luận. Trong bối cảnh mà những xáo trộn chính trị làm đời sống dân chúng chịu ảnh hưởng thì đó có phải là một biểu hiện của một xã hôi đang trong cơn sốt chiến tranh. Tình trạng lạm phát kinh tế, chiến tranh tăng cường độ khốc liệt cũng như sự hiện diện của những lực lượng quân đội ngoại quốc đã tạo thật nhiều biến động cho đời sống hàng ngày. Và văn học cũng phải chịu quy luật chung ấy…

33v1index

(Các tác phẩm đoạt giải văn chương toàn quốc năm 1966)

GIẢI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT 1967-1969 CỦA TỔNG THỐNG VNCH

Kết quả Giải Văn Học Nghệ Thuật 1967-1969 về các bộ môn: hội họa, điêu khắc, âm nhạc, nhiếp ảnh, điện ảnh, văn học .. đã được công bố vào cuối năm 1969 đầu năm 1970.

Về bộ môn Văn: giải nhất truyện dài “Má Hồng” của Đỗ Tiến Đức; giải nhì tập truyện “Y Sĩ Tiền Tuyến” của Trang Châu; giải ba hồi ký “Trại Đầm Đùn” của Trần Văn Thái.

Bộ môn Thơ: giải nhất đồng hạng “Lời Gửi Cây Bông Vải” của Trần Tuấn Kiệt và “Tình Biển Nghĩa Sông” của Hoàng Thoại Châu; giải nhì không có; giải ba đồng hạng “Trên Quê ta Đó” của Tường Linh và “Nước Mắt Quê Hương” của Lê Minh Ngọc.

Bộ môn Biên khảo: giải nhất tác phẩm “Cười” của Dương tấn Tươi; giải nhì tác phẩm “Văn Học Chu Tần” của Trần Trọng San; giải ba tác phẩm “Những Hàng Châu Ngọc Trong Thi Ca Việt Nam” của râm.

Bộ môn Kịch giải nhất không có; giải nhì đồng hạng “Cơn lốc” của Nguyễn Tinh Vệ (tức Diệu Tần sau này ở hải ngoại) và “Phút Quyết Định” của Thanh Hiệp; giải ba: “Hoa cỏ” của Trương Thủy.

TDB_1bia_y_si_tien_tuyen

(Các tác phẩm đoạt giải văn học nghệ thuật 1967-1969 của Tổng Thống VNCH)

GIẢI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT 1970 CỦA TỔNG THỐNG VNCH

Lấn này, Giai thưởng mở ra nhiều ngành cho nhiều bộ môn. Về biên khảo có biên khảo về các vấn đề văn hóa, phê bình, lý luận văn học, triết học biên khảo, Việt sử, tham luận chính trị đông tây. Rồi ca kịch, hôi họa, điêu khắc. Âm nhạc có giải về thể nhạc Tây phương, về thể nhạc cổ truyền. Nhiếp ảnh có ảnh đen trắng, ảnh màu, Điện ảnh có giải thưởng về phim truyện, giải thưởng về phim tài liệu phóng sự.

Bộ môn Biên khảo về các vấn đề văn hóa phê bình, lý luận văn học, triết học thì giải nhất, nhì, ba không có chỉ có giải khuyến khích với tác phẩm “Nguyên Thủy” của Lê Chí Thiện. Biên khảo Việt sử giải nhất tác phẩm “Lịch Sử Nội Chiến VN từ 1771 đến 1802” của Tạ Chí Đại Trường. Biên khảo tham luận tư tưởng chính trị đông tây giải nhì với “Kiến Quốc Cơ Bản Luận” của Vũ Tiến Phúc.

Bộ môn Văn với giải nhất truyện dài “Những Sợi sắc Không” của Túy Hồng; giải nhì tác phẩm “Khung Rêu” của Nguyễn Thị Thụy Vũ; giải ba hồi ký “Giải Khăn Sô Cho Huế” của Nhã Ca.

Bộ môn Thơ : giải nhất “Sầu Ở Lại” của Tạ Ký; giải nhì “Còn Gì Cho Anh” của Hà Huyền Chi; giải ba “Mưa Quê Hương” của Thế Viên ; giải khuyến khích: “Sương Giá Biên Thùy” Thần Liên Lê Văn Tất “Gởi Hồn Cho Đá” của Nguyễn Đăng Doanh; và “Trên Đường Gió Bụi” của Lê Xuân Giáo.

Bộ môn Kịch Nói: không có giải nhất; giải nhì là vở “Hàn Mặc Tử” của Đinh Xuân Hòa; giải ba đồng hạng: “Người Cha” của Trần Minh Đại; “Mất Tiền Mua Đổi” của Đỗ Đức Tiến; “Ra Đi Vì Nước” của Lê Thị Minh.

Năm 1970, Trung tâm Văn Bút cũng đã trao giải thưởng về Thi Ca với hai giải đồng hạng:“Sầu Tuổi Đá” của Tường Linh và “Trái Tim Còn lại” của Hoàng Lộc. Giải Biên khảo của Trung tâm Văn Bút có giải khuyến khích với tác phẩm “Lịch Sử Người Việt Tại Kampuchea từ năm 1853 đến 1970” của Lê Hương.

KhungReu-contentkhan-so-cho-hue

(Các tác phẩm đoạt giải văn học nghệ thuật 1970 của Tổng Thống VNCH)

GIẢI TUYÊN DƯƠNG SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG HỌC THUẬT VÀ MỸ THUẬT NĂM 1972.

Giải thưởng Văn học Nghệ Thuật Toàn Quốc năm 1972 được đổi tên là Giải Tuyên Dương Sự Nghiệp Văn chương Học Thuật và Mỹ Thuật và gồm có ba giải: Văn chương( thơ, tiểu thuyết, kịch..) Học thuật (nghiên cứu, khảo luận..) và Mỹ thuật (nhạc , họa, điêu khắc, nhiếp ảnh,..) nhằm mục đích tuyên dương toàn bộ sự nghiệp xuất sắc của văn nghệ sĩ đã có địa vị vững vàng hoặc vạch ra định hướng độc đáo khả dĩ góp phần phát huy văn hóa Việt Nam. Hội đồng tuyển trạch do học giả Giản Chi Nguyễn Hữu Văn làm chủ tịch và các thành viên như giáo sư Bùi Xuân Bào, nhạc sĩ Lê Thương, họa sĩ Lưu Đình Khải, kiến trúc sư Nguyễn văn Quyện, nhà văn Võ Long Tê, giáo sư Nghiêm Toản.

Kết quả là giải được trao tặng cho nhà thơ Vũ Hoàng Chương giải Văn chương, nhà biên khảo Thiên Giang Nguyễn Duy Cần cho giải Học thuật và họa sĩ Nguyễn văn Anh (tức Nguyễn Anh) cho giải Mỹ thuật.

FullSizeRender(4)

Kiến Trúc Sư Nguyễn Văn Quyện (ngồi ngoài cùng bên phải) là một trong nhiều vị Giám Khảo của Giải Tuyên Dương Sự Nghiệp Văn chương Học Thuật và Mỹ Thuật năm 1972

GIẢI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT 1973.

Giải thưởng Văn học Nghệ Thuật do Tổng Thống VNCH sáng lập từ năm 1970.Việc tuyển chọn và chấm giải do Phủ Quốc Vụ Khanh đặc trách văn hóa giáo dục tổ chức với hai bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên phối hợp thi hành. Những tác phẩm dự thi chỉ do các tác giả gửi tới chứ không tuyển chọn trong các sách đã xuất bản để tránh tình trạng được giải mà không nhận khiến cho giá trị giải thưởng vị giảm sút như đã có nhiều trường hợp đã xảy ra.

* Hội đồng chấm giải bộ môn Văn do nhà văn Bình Nguyên Lộc làm chủ tịch với các thành viên: Nhật Tiến, Võ Phiến, Sơn Nam, Nguyễn Thị Vinh.

Tác phẩm trúng giải: thể loại Tiểu thuyết giải chính thức “Áo Mơ Phai” của Nguyễn Đình Toàn

* Thể loại Tuỳ bút, Hồi ký, phóng sự: giải khuyến khích “Đường Đi Không Đến” của Xuân Vũ Bùi Quang Triết.

* Bộ môn Thơ với hội đồng chấm giải do nhà thơ Á Nam Trần Tuấn Khải làm chủ tịch và: Vũ Hoàng Chương, Hà Thượng Nhân, Bàng Bá Lân và Mộng Tuyết là thành viên.

Tác giả trúng giải chính thức về thể loại Thi tập là Du Tử Lê với tác phẩm “Thơ Du Tử Lê”.

* Thể loại Trường thiên giải chính thức là Phạm Thiên Thư với “Đoạn Trường Vô Thanh”

* Bộ môn Kịch Nói với hội đồng chấm giải nghệ sĩ Năm Châu Nguyễn Thành Châu làm chủ tịch và các thành viên: Vi huyền Đắc, Vũ Khắc Khoan, Đỗ Văn Rỡ, Tam Lang Vũ Đình Chí.

Giải thưởng Kịch thể loại văn xuôi “Buổi Tập Kịch”, bản thảo của Phạm Đức Thịnh. Thể loại Kịch thơ: không có. Ngoài ra còn có các hội đồng chấm giải về ca kịch, hội họa, âm nhạc, nhiếp ảnh, điện ảnh. Tổng cộng giải Văn học Nghệ thuật năm 1973 có 10 bộ môn và chia ra làm 25 thể loại khác nhau.

Giải thưởng Văn học Nghệ thuật năm 1973 đã để lại nhiều dư âm trong công luận. Như việc chọn lựa thiên hồi ký “Đường Đi Không Đến” đã gây ra sự việc là tác giả Phan Nhật Nam của “Mùa hè Đỏ Lửa” đã viết lá thư riêng đăng trên nhật báo Sóng Thần để nêu ra những thắc mắc của ông về giải thưởng Văn học về bộ môn này. Nhà văn Nhật Tiến trong Hội đồng Tuyển chọn đã viết thư trả lời đăng trên nhật báo Hòa Bình để giải tỏa những thắc mắc trên và gây sự thông cảm hiểu biết trong giới cầm bút.

Cũng như về giải thưởng về thơ có sự hiểu lầm giữa nhà thơ Hoàng Trúc Ly và Du Tử Lê. Không hề có sự kiện nhà thơ Hoàng Trúc Ly được tuyển chọn từ vòng đầu đến vòng cuối và giờ chót thì có sự thay đổi bằng Du Tử Lê. Một thành viên trong Hội đồng chấm giải đã khẳng định như vậy. Cũng như những giải thưởng Văn học khác, dĩ nhiên có sự bẽ bàng giữa người được giải và người không được giải. Những giải văn chương lớn trên thế giới cũng có những chuyện tương tự như thế…

doan-truong-vo-thanhim13251811391clip_image003_thumb2

(Các tác phẩm đoạt giải văn học nghệ thuật năm1973)

TỔNG KẾT

Để tạm tổng kết bài viết đã trình bày ở trên, chúng tôi xác nhận đây chỉ là những chi tiết mà chúng tôi tìm kiếm và góp nhặt từ các tạp chí văn chương thời trước năm 1975 như Bách Khoa, Văn Học, Văn, Vấn Đề, Khởi Hành, Văn Hữu…Dĩ nhiên, là góp nhặt nên không thể đầy đủ được. Dẫu sao, trong cố gắng để làm rõ nét hơn những sinh hoạt văn chương của một thời. Hai mươi năm văn học miền Nam là một thực thể của văn hóa dân tộc dù chính quyền Cộng sản cố tình bôi xóa và triệt hủy nhưng cũng chẳng thể thành công.

Với tấm lòng yêu sách vở và biết ơn với những đóng góp của các nhà văn, nghệ sĩ làm đẹp cho đất nước, tôi tìm trong rừng sách vở để có những chi tiết hầu biểu lộ một nền văn học có nhiều đặc tính khác biệt hẳn với văn học miến Bắc trước năm 1975 và ở trong nước sau này.

Tôi mong ước sẽ viết được một bài viết kế tiếp để đi sâu vào văn nghiệp cũng như chân dung của những tác giả trong danh sách những người đoạt giải thưởng qua những thu góp tìm tòi trong những sách vở tạp chí văn chương mà tôi đã đọc. Ở đó, tôi tìm thấy những cảm xúc và nhận định của những người đồng thời cùng trong một thời điểm qua những bài viết, những câu trả lời phỏng vấn đăng tải trên báo chí thời đó. Và như thế, tôi mường tượng rằng những nhà văn đã sống, đã viết, đã nghĩ như thế nào trong lúc đó.

Đầu năm, qua những trang sách giở, tôi tìm về một thời đại xưa của những nhân dáng cũ từ ba mươi mấy năm về trước…

Nguyễn Mạnh Trinh

Em Qua Cầu Sương Trắng, Thơ Hư Vô, Nhạc Cung Nhật, Ca Sĩ Đình Nguyên


EM QUA CẦU SƯƠNG TRẮNG

Click vào nghe nhạc===>http://www.hathaykhongbanghayhat.org/?q=node/10954

Phố của Thủ Đô Miền Nam VNCH, Bình Nguyên Lộc


Bình Nguyên Lộc

(Báo Nhân Loại – 1957)

duong hai ba trung

Đại lộ Hai Bà Trưng

Đi trên đại lộ Hai Bà Trưng tôi bỗng sực nhớ lại một điều rồi tủi thân cho bọn đàn ông của ta. Là hễ đờn ông được danh vọng thì đàn bà cũng thơm lây, nhưng khi đàn bà nổi danh thì tên tuổi đàn ông chìm sâu thêm.

Đành rằng ông Thi Sách chỉ có mỗi một cái công nhỏ đối với nước nhà là bị viên thái thú Tàu giết thôi, nhưng quên mất ông ấy cũng tội.

Vậy nên tôi đã đi khắp Sàigòn để tìm xem có con phố nào là phố Thi Sách không ? Có. Hoan hô quí vị đặt tên đường đã nhớ dai hơn nhân dân.

Nhưng mà tội quá, ông Thi Sách ở mãi bên kia nhà thương Đồn Đất, ở xóm ngoại nhân, không bao giờ có người Việt bước chân đến. Ông nầy đã chết vì tay ngoại nhân mà hương hồn ngày nay vẫn lẩn quẩn với ngoại nhân.

Ông Thi Sách và Hai Bà Trưng chạy song song với nhau cho tới mé nước, và không bao giờ gặp nhau cả, đó cũng là một điểm đáng buồn cho cặp vợ chồng ấy.

Ông Nguyễn Thái Học mà còn ngậm cười được vì đã gặp Cô Giang, Cô Bắc ở hai ngã ba chợ Cầu Muối, đằng nầy ông chồng Bà Trưng chỉ nghe văng vẳng tiếng bà đâu đó thôi.

Bà Sương Nguyệt Ánh cũng không bao giờ đi thăm cha được, vì bà ở xóm Bùi Chu còn cụ đồ lại qui điền mãi tận trên Tân Định.

Vị nữ anh hùng thứ nhì của ta, Bà Triệu cũng bị ta quên mất vì bà cũng ở xóm ngoại nhân, trong Chợ Lớn.

Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng đô thành đặt tên rất khéo, Công chúa Huyền Trân ở một căn phố buồn hiu, sau dinh Độc Lập, buồn như con đường thiên lý ngàn dặm băng rừng đưa công chúa từ Việt sang Chiêm.

Còn cái phố có nhiều tiệm mì, tiệm ăn và tửu lâu trong Chợ Lớn mà đặt tên là phố Tản Đà thì tuyệt diệu bởi vì Tản Đà không phải là thi sĩ mà thôi, lại còn là thực sĩ nữa.

Cho Binh Tay

Chợ Bình Tây

Nếu đô thành có bất công chút ít, chẳng qua là vì quên đó thôi. Chẳng hạn như ông Phan Huy Chú được nêu danh trong Chợ Lớn mà ông Phan Huy Vịnh lại không.

Đô thành lại trọng văn nghệ lắm. Không có nhà văn, nhà thơ nào ngày xưa mà không được lấy tên đặt tên phố cả, khiến lũ văn nhân thi sĩ hậu sanh là ta đây cũng nức lòng muốn cố gắng để có thể được biệt đãi như thế về sau.

Chỉ phiền văn nhân thi sĩ của thế hệ ta đông quá, mà đường phố chỉ có hạn thôi, dễ gì tìm được một chỗ “mần”.

Có một điều đáng chú ý là họ Nguyễn chiếm đa số trong các phố Sàigòn. Dân tộc ta họ Nguyễn cũng như dân tộc Pháp họ Dupont vậy mà!

duong nguyen hue

Đại lộ Nguyễn Huệ

Một người Pháp quen biết kể chuyện rằng thuở Đức chiếm đóng nước Pháp, một khi kia quân đội Đức bố ráp ở một ngoại ô nhỏ tại Ba Lê để bắt ông Dupont nào đó. Cuộc bố ráp thi hành xong thì chúng bắt được tất cả tám trăm mười bảy ông Dupont, vừa già, vừa trẻ, đó là chúng đã loại trừ những cậu Dupont oắt con ra rồi đó.

Một cựu thông ngôn nhà binh Pháp ở đây cũng kể rằng một khi kia Pháp ruồng bố ở làng nọ để bắt Nguyễn Thị Hai nào đó. Chỉ một làng ấy thôi, mà họ đã bắt đến bốn mươi tám Nguyễn Thị Hai chẳn chòi.

Vậy thì họ Nguyễn chiếm đến 55 con phố ở Sàigòn – Chợ Lớn không phải là chuyện lạ. Đó là chưa kể những bà Sương Ngyệt Ánh v.v… cũng là họ Nguyễn mà không nêu họ ra. Bà Đoàn Thị Điểm cũng có người bảo thật ra là Nguyễn Thị Điểm, và biết đâu cô Giang, cô Bắc lại không là họ Nguyễn.

Họ Nguyễn được ưu đãi như thế, còn họ Tô không biết vì sao lại ra rìa. Năm kia trên Hòa – Hưng có một con phố tên là Tô Hiến Thành. Năm nay không thấy tên phố đó nữa.

Ngoại nhân có công với dân tộc cũng được nêu danh, cho công bằng. Nhưng không hiểu ông J.J Rousseau có công trực tiếp gì với dân tộc ta. Còn ba ngoại nhân khác rất có công là Tích Quang, Nhâm Diên, và Sĩ Nhiếp lại vắng bóng.

duong le thanh ton

Đường Lê Thánh Tôn

duong pham ngu lao

Đường Phạm Ngũ Lão

Sàigòn có một con phố cong queo một cách rất ngộ nghĩnh, được đặt tên là phố Cống Quỳnh. Thật là khéo, vì cách lập luận và hành động của ông Cống Quỳnh cũng cong cong quèo quẹo như con phố kỳ dị ấy.

Tiếc rằng Cống Quỳnh có lẽ chỉ là một nhân vật tưởng tượng thôi.

Sàigòn đặc biệt vì có phố không vỉa hè, thí dụ đoạn phố Đề Thám trước dãy nhà cũ đối diện với hông nhà thờ Tin Lành.

Thật ra thì có một vỉa hè rộng độ tám tấc, nhưng đã lì xuống bằng với mặt đường, ô tô tha hồ leo lên và người đi bộ rất lắm khi phải nhảy vào nhà người ta để thoát chết.

Lại có vỉa hè mà người đi bộ không được xử dụng, thí dụ vỉa hè Cô Giang tại chợ Cầu Muối. Người đi bộ ở đoạn nầy hễ xuống đường thì bị xe cán, còn lên lề thì bị mấy chị bạn hàng đuổi, vì mấy chị mướn vỉa hè ấy có đóng tiền chỗ đàng hoàng.

Thành ra qua đoạn đường đó y như là qua cầu đoạn trường, lên lề thì đoạn tâm, còn xuống thì đoạn cẳng.

Có lắm vỉa hè công khai dùng làm ga-ra, nói công khai vì xe để trên ấy nằm đó năm nầy qua năm khác mà không sao cả. Thế nên chỉ mướn một căn phố bé nhỏ thôi mà người ta có thể mở ga-ra to là nhờ vậy.

Nói đến vỉa hè không thể không chú ý đến những vỉa hè mức độ khác nhau, khách đang đi bỗng sụp chơn suýt ngã. Ấy, nhà bên nầy xây cao một tấc năm, nhà bên kia chỉ xây một tấc thôi mà. Vì mạnh ai nấy xây vỉa hè nên vỉa hè lại mang đủ màu sắc, có quãng xanh, quãng vàng, quãng xám, và lại kiến thiết bằng đủ cả vật liệu : gạch xi-măng, xi-măng trắng, gạch thẻ, gạch Tàu, nhựa, đá ong. Sợ nhứt là vỉa hè đá ong trên đường Thủ Khoa Huân. Đá ong lổm chổm khiến bộ hành không lọi chân cũng trặc cẳng.

Nếu đô thành tự làm lấy vỉa hè rồi bắt người ta trả tiền thì tình trạng nầy đã không có.

Bình Nguyên Lộc

(Báo Nhân Loại – 1957)

Quán Thơ Hư Vô 234


Quán Thơ Hư Vô.

TA ĐÃ LÀM LÃNG PHÍ ĐỜI NHAU…

Còn trong nhau mà dường như đã
Chỉ là để dang dở đời nhau
Có hẹn thề lên non xuống biển
Cũng đâu bước tới giấc chiêm bao.

Lau cho ráo dòng đêm trăn trở
Tôi đã làm tan vỡ đời em
Hãy xem nhau như chưa gặp gỡ
Mai mốt rồi chắc sẽ dễ quên.

Nhưng trái tim thì đâu cửa nẻo
Để em khép mở giữa tay người
Mà nghe tiếng buồn rơi một thuở
Chỗ có lần em khóc lẻ loi.

Cho đôi mắt xanh thêm màu cỏ
Em đi bỏ lại tóc tơ nhầu
Thì có bước vào chăn gối cũ
Cũng chỉ làm lãng phí đời nhau…

Hư Vô

THẢ LÁ TRÊN SÔNG

Xưa em chải tóc dưới trăng
Sợi thương rơi mất sợi buồn theo ai?
Yêu người mấy sợi tóc mai
Lòng gương ý lược trâm cài đợi nhau.

Rồi em thả nón qua cầu
Lỡ tay rớt trấp lỗi cau cùng trầu
Đêm về nghe nhịp thở đau
Em vô tình để trái sầu mồ côi.

Tôi về gởi gió theo mây
Mây bay theo gió biết đời nào nguôi
Mùa xưa trăng rụng mất rồi
Nhớ em chải tóc một thời xuân xanh.

Chiều nay thả lá trên sông
Thả bao phiền muộn theo dòng nước xuôi
Nhủ lòng em của tôi ơi
Gặp người xưa bỗng…ừ thôi lại chào.

Nguyễn An Bình

QUỲNH HƯƠNG

Xa bạn ba mươi năm
Gặp nhau trên đất Mỹ
Phút chốc gần ba năm
Bạn lại xa vạn lý

Chung trà nóng vẫn còn
Chén rượu chưa nhắp cạn
Ngó lên đỉnh thiên sơn
Lạc loài chim lẻ bạn

Hỏi bạn giọt sương rơi
Trên phím đàn năm cũ
Giọt đắng đọng bờ môi
Mây từng đàn vần vũ

Khép kín cửa thiền am
Mở rộng hồn đón gió
Ta bạn rượu cùng mâm
Quỳnh hoa vừa nở rộ

Trần Văn Sơn

ĐÔI MẮT

Thuở vào đời mình đã có nhau
Cùng thấu hiểu “mình tuy hai mà một”
Trên đường đời sẽ cùng nhau song bước
Biết buồn vui qua cửa sổ tâm hồn

Đôi mắt đầu đời nhận diện mẹ cha
Nụ cười hồn nhiên đong đầy hạnh phúc
Rất dễ thương trong veo đôi mắt ngọc
Khi khóc khi cười chẳng hiểu gì đâu

Đôi mắt long lanh nhìn rõ sắc màu
Hàng phượng đỏ lung linh trời ngập nắng
Tuổi học trò phất phơ tà áo trắng
Ngày thần tiên, đôi mắt biết mộng mơ

Đã nhiều lần khép mắt gửi vào thơ
Để đợi chờ hay nhớ thầm, ai biết …
Có nhiều khi ánh mắt buồn da diết
Giọt lệ nhoà đứng trước cảnh phân ly

Đời mấy lần từng tiễn biệt người đi
Mà chẳng biết đến khi nào gặp lại …
Đôi mắt ướt rưng rưng chiều tê tái
Người xa rồi mà mắt vẫn trông theo

Mắt ưu tư khi lâm cảnh ngặt nghèo
Mà tuyệt vọng không làm sao thoát được
Ôi cuộc đời như thuyền bơi nước ngược
Bao bến bờ ghềnh thác lắm cheo leo

Dù thế nào đôi mắt vẫn bên nhau
Rất chông chênh như đôi chân khập khễnh
Nhìn thế sự ôi đục trong lẫn lộn
Vẫn mỉm cười ngạo nghễ với thương đau

Nói sao hết, cuộc hành trình của mắt
Khi sinh ra cho tới lúc lìa đời
Từ mầm xanh cho tới lúc lá rơi
Bao ấm lạnh bởi tình đời bạc bẽo

Đôi mắt tuổi gìa ngu ngơ lá héo
Đôi mắt bao dung, đôi mắt vị tha
Bởi thời gian vụt một thoáng trôi qua
Trong chớp mắt đã trở thành quá khứ

Nguyên Nhung

KHÚC TỨ

1. Tặng Bác sĩ Nguyễn Thanh Sơn.

Đem đức tuệ, cho đời soi chánh lý
Dùng tâm lương để triệt bọn tà nhơn
Trên nẻo dài đi tìm chân, thiện, mỹ
Người đã cho tôi ánh lửa trong hồn

2. Tặng Giáo sư Nguyễn văn Chấn.

Nếu xứ Cộng vô thần, còn lạnh cảm
Thì nơi đây vẫn nồng ấm tình người
Có đạo nghĩa ở chung nhà mô phạm
Mời anh, em thế giới đến thăm chơi…

3. Tặng Thi sĩ Phạm quang Ngọc.

Vác tổ quốc, bước xuyên trời giông bão
Thấm thời gian, hơi thở biến thành thơ…
Gót khinh bạc, sá chi phèn cơm áo
Nên đa đoan, xem cũng nhẹ như tờ…

4. Tặng Tôi

Nguyện sống, chết bên mình một lý tưởng
Dù mai thân phiêu giạt mấy phương trời
Nguyện đứng dưới lá cờ vàng định hướng
Cho niềm tin còn đọng mãi trong tôi…

Đặng Triều

ĐOẢN KHÚC XUÂN

Theo chút hương tàn ngày xuân cũ
Rớt trên môi má cánh thiên thần
Ôi, hai tiếng tình yêu muôn năm cũ
Độ xuân ngời gieo sợi nhớ bâng khuâng

Ngày Xuân ấy ta cùng em đi lễ
Gió mơn man vờn tà áo em bay
Vàng cánh bướm rợp bên trời ngạo nghễ
Đóa sen thơm nở trên ngón tay gầy

Đồng mạ non dưới nắng hồng mơn mởn
Hương trầm thơm quyện theo ngọn tóc mây
Bầy chim ca vang từng chân em bước
Khúc Xuân xưa rót thương nhớ vơi đầy

Ta nghe thấy xuân vẫn còn đâu đó
Lối em qua lưu lại dấu chân xưa
Em có thấy hồn nguyên tiêu rạng tỏ
Trong vườn yêu trái thương nhớ sao vừa…

Tôi đắm đuối màu nắng khuya trong vắt
Trổ trên từng đóa nguyệt quế ngát hương
Chợt lung khởi gió xuân vờn cánh mộng
Cánh hoa phai theo điệu khúc vô thường…

Mộc Miên Thảo

ĐI QUA MÙA GIÓ THỔI

Giật mình nghe ta qua mùa gió thổi
Lành lạnh hồn và buốt cả tim ai
Chực ngoảnh lại, bóng tan thành hư ảo
Phố bồi hồi tìm gió hở ngang vai

Đã bao lần cứ ngược mùa gió thổi
Thân phận người mây dạt chốn huyễn hư
Tình có lẽ giấc chiêm bao trầm tự
Cuốn ta về miền gió thoát chân như

Ôi tháng năm có là hình con gái
Sao dần vơi tờ lịch mỏng nhói lòng
Nghe mùa gió gởi vào đêm thinh lặng
Những vô tình động nước rách bóng trăng

Mà có phải người đi mùa gió thổi?
Để tái tê nhuộm tía cõi vô thường
Và từ đó sắc không là hạt niệm
Ta trốn vào sâu tận cô miên

Ngưng Thu

Phỏng vấn Nhà văn Nhật Tiến. Mặc Lâm, Biên Tập Viên RFA


Nhà văn Nhật Tiến tên thật là Bùi Nhật Tiến, sinh năm 1936 tại Hà Nội. Ông bắt đầu sáng tác từ những năm 50 của thế kỷ 20.

Mặc Lâm, Biên Tập Viên RFA

imagez vc

(Chân dung Nhà văn Nhật Tiến)

Năm 1951, truyện ngắn đầu tay của Nhật Tiến là “Chiến nhẫn mặt ngọc” được đăng trên tờ Giang Sơn. Đây là tác phẩm đầu tiên của ông được đăng trên báo. Sau 1951, Nhật Tiến cộng tác với tạp chí Văn Hoá Ngày Nay của Nhất Linh. Ngoài ra, ông còn viết cho các báo Tân Phong, Văn, Bách khoa, Văn Học, Đông Phương. Ông làm chủ bút tuần báo Thiếu Nhi từ năm 1971 cho tới 1975 do nhà sách Khai Trí xuất bản. Năm 1954, ông di cư vào Nam, đầu tiên sống tại Đà Lạt. Hoạt động của ông trong thời gian này là viết kịch cho Đài phát thanh sau đó về Sài Gòn dạy học tại các trường tư thục. Ông viết nhiều thể loại, truyện dài, truyện ngắn, kịch. Ông đã xuất bản trên 20 tác phẩm trong đó nổi tiếng nhất là Những Người Áo Trắng, Chim Hót Trong Lồng, Thềm Hoang, Người Kéo Màn, Giấc Ngủ Chập Chờn.

Nhà phê bình văn học Nguyễn Mạnh Trinh đã viết về ông: “Có rất nhiều chân dung nhà văn Nhật Tiến: nhà văn của tuổi thơ bất hạnh, nhà văn của hiện thực xã hôi, nhà văn của lưu lạc xứ người, mà mẫu chân dung nào cũng đều có nhiều cá tính văn chương và trong mỗi dòng chữ mỗi ý tưởng đếu có những thông điệp trao gửi theo..”

ChimHotTrongLong0d4f485a483e4b5fbb13f4bdfe59fe24chimhotronglong-1

(Truyện “Chim hót trong lồng” của Nhật Tiến.)

Chúng tôi có cuộc mạn đàm ngắn với nhà văn trong những ngày cuối tháng 4 sau đây, mời quý vị theo dõi:

Kỷ niệm thời thơ ấu

Mặc Lâm: Trước tiên xin cảm ơn nhà văn Nhật Tiến đã dành cho chúng tôi buổi nói chuyện thân mật ngày hôm nay. Thưa ông, có thể nói tác phẩm đầu tay “Những người áo trắng” đã được xuất bản rất lâu, và từ tác phẩm này nói về những dòng tu kín ở Việt Nam dẫn tới tác phẩm “Chim hót trong lồng” cũng là một câu chuyện bên trong phạm vi bốn bức tường của nhà dòng, xin ông cho biết nguyên cớ nào mà ông thích viết về bốn bức tường trắng của nhà tu kín như vậy?

Nhà văn Nhật Tiến: Dạ vâng. Cảm ơn anh đã nhắc đến hai tác phẩm gần như là loại đầu tay của tôi. Cuốn “Những người áo trắng” thì tôi sáng tác vào khoảng năm 1955 hay 1956 gì đó. Đấy chỉ là một kỷ niệm của tôi vào thời còn sinh sống ở Hà Nội, khi đó tôi là một hướng đạo sinh. Quý vị đã biết rằng hướng đạo sinh thì thường hay đi làm các công tác từ thiện, làm những việc gọi chung là giúp ích. Đoàn của tôi cũng làm những công việc như mùa đông thì chúng tôi thường hay đẩy những xe bò đi các đường phố ở Hà Nội để quyên góp quần áo của bà con trong thành phố rồi đem giúp cho những người nghèo. Hoặc giả chúng tôi tình nguyện đứng ở đầu phố Hàng Trống hoặc là Hồ Gươm để bán những cuốn sách của những tác giả thời đó, thí dụ như vở kịch của kịch sĩ Văn Thuật mà tôi còn nhớ, thì tiền tác quyền của kịch sĩ Văn Thuật mà bán được thì lại cho vào một quỹ để đem giúp đồng bào bão lụt hay người nghèo thời đó. Một công tác khác về vấn đề từ thiện là chúng tôi hay lui tới ở cái trại mồ côi, và trại mồ côi đó bây giờ gọi là đường Nguyễn Thái Học, nhưng hồi đó gọi là đường Hàng Đẫy rồi đi sâu xuống Phố Hàng Bột. Có một trại mồ côi mà chúng tôi hay lui tới sinh hoạt ở đó. Và chính thời gian tôi sinh hoạt ở trại mồ côi này thì hình ảnh những người áo trắng như trẻ mồ côi mặc quần áo trắng, những bức tường trắng và những cô thiếu nữ ở viện mồ côi lớn tuổi hơn trông nom đàn em nhỏ đã gây cho tôi nhiều xúc động. Và sau này khi sáng tác tác phẩm dài đầu tay thì tôi đã dùng hình ảnh ở trại mồ côi đó để viết cuốn “Những người áo trắng”.

Mặc Lâm: Mọi người đều công nhận ông là một nhà văn của tuổi thơ bất hạnh, đặc biệt là tác phẩm “Chim hót trong lồng” viết về một cô bé rất cảm động. Từ những nỗi niềm của cô bé đó, ông mang theo trong những chuyến vượt biên sau này… có một sự dính líu nào đó trong những hoàn cảnh của những người vượt biên, chắc chắn ông đã gặp những cô bé bất hạnh trên đường đi, ông có liên tưởng đến nỗi bất hạnh mới từ cô bé trong “Chim hót trong lồng”…?

Nhà văn Nhật Tiến: Theo tôi thì sự liên tưởng từ cô bé trong “Chim hót trong lồng” đến những cô bé vượt biên thì đó là sự liên tưởng hơi quá xa, bởi vì “Chim hót trong lồng” tôi viết từ thập niên 1960 mà chuyện vượt biên thì mãi sau ngày 30-4-1975, thành ra tôi nghĩ rằng nếu tôi viết cuốn ‘Chim hót trong lồng” thì cũng là dư âm của những hình ảnh đọng lại trong tâm tưởng của tôi khi tôi viết “Những người áo trắng”.

“Chim hót trong lồng” tập truyện bị từ chối

Khi tôi sáng tác truyện “Chim hót trong lồng” thì nó cũng có nhiều kỷ niệm đáng nhớ lắm, thành ra tôi viết rất là lẹ, có lẽ cũng là nguồn cảm xúc của tôi trong suy nghĩ những em bé mồ côi, nhất là những buổi chiều mùa thu ở Hà Nội mà nhìn ra trời đầy mây xám với những cành cây trơ trọi, mà các em lại không có ba mẹ nào đến đón ra ngoài cả, nên có nhiều cảm xúc lắm. Tôi viết trong vòng hơn một tuần là xong cuốn sách đó. Lúc bấy giờ tôi gửi cho nhà văn Nguyễn Thị Vinh làm chủ nhiệm tạp chí Tân Phong để đăng thì chị Vinh ngần ngại, chị thấy nó hơi dài, có thể là vì một phần nó hơi dài cho Tân Phong vốn là một tạp chí nên nó chiếm nhiều chỗ quá và thứ hai có thể là cái đề tài đó chị Vinh không thích, thành ra khi đưa bản thảo đó cho chị Vinh thì chị từ chối. Tôi thấy chắc là hồi đó mình cũng mới viết mà nên chắc là nó không có giá trị gì nên tôi cất đi. Đến một thời gian sau thì anh Trần Phong Giao, tôi nhớ hồi đó ảnh xin ra tạp chí Văn, chắc là vì vấn đề tài chính hay sao đó mà đến lúc giấy phép sắp hết hạn ra báo vẫn chưa đủ tài chính để ra một tờ báo đàng hoàng. Ảnh đến nhà tôi ảnh bảo: “Cậu có truyện nào không? Nó vừa vừa thôi để in trong một xấp giấy để tôi giữ cái giấy phép của tờ Văn.” Tôi bảo: “Tôi có cái truyện vừa vừa mà chị Vinh đã từ chối đấy. Cậu có lấy thì lấy.” Tôi đưa truyện “Chim hót trong lồng’ và quả nhiên là anh Trần Phong Giao cho in trong cuốn Văn số 1. Cuốn Văn đó thật sự ra nó gần như là một cuốn chưa hoàn chỉnh lắm, nhưng vì giấy phép sắp hết hạn cho nên ảnh đưa vào. Đó là một kỷ niệm. Vâng. Nhưng không ngờ truyện đó được rất nhiều thế hệ độc giả tiếp đón. Có thể nói là trước sau tôi in tất cả mười bốn – mười lăm lần tái bản cuốn “Chim hót trong lồng”.

Mặc Lâm: Bên cạnh “Chim hót trong lồng” một tác phẩm khác cũng làm cho người ta chú ý nhiều lắm, mà đặc biệt là chính quyền Hà Nội trước đó đã chú ý rất là nhiều và họ lên án cuốn này dữ dội, đó là cuốn “Giấc ngủ chập chờn” . Ông có thể nói sơ một chút về tác phẩm này được không?

Nhà văn Nhật Tiến: Ồ! Cuốn “Giấc ngủ chập chờn” tôi sáng tác vào giữa thập niên 1960, may lúc bấy giờ cuộc chiến ở Việt Nam cũng dữ dội lắm, tràn lan khắp mọi miền. Tôi viết về hoàn cảnh của một vùng xôi đậu. “Xôi đậu” có nghĩa là một nửa xôi một nửa đậu, tức là một vùng tranh tối tranh sáng. Ban ngày thì do quốc gia kiểm soát, nhưng ban đêm thì do bên kia, thành ra dân chúng sống trong vùng đó thì gia đình rất là phân tán, có anh em thì theo bên này, có anh em thì theo bên kia, và họ chết đi vì cuộc chiến. Cả đám thanh niên và con nít ở cái làng đó họ thân thiết với nhau và sống trong thanh bình lắm. Nhưng đến lúc cuộc chiến tràn về thì anh em giết nhau, hàng xóm đồng bào giết nhau, gây ra thảm cảnh đau khổ trong cuộc chiến. Tôi viết tất cả những hoàn cảnh đó và với cái nội dung như vậy thì chế độ mới đánh giá cuốn đó là cực kỳ phản động vì nó tố cáo một sự thực là không phải Mặt Trận Giải Phóng Mền Nam là do quần chúng bất mãn chế độ mà nổi dậy. Tôi thấy sự thực không phải như vậy thành ra chế độ cộng sản họ lên án.

Mặc Lâm: Chế độ cộng sản lên án tác phẩm này nhưng sau đó theo chúng tôi biết cũng có một tác phẩm in chung với Nhật Tuấn được một nhà xuất bản trong nước in. Ông có thể cho biết sự thực như thế nào không?

Sự thực về cuốn “Quê nhà, quê người”

imageâx

(Cuốn Quê Nhà, Quê Người và cuốn Tay Ngọc của Nhật Tiến)

Nhà văn Nhật Tiến: Vâng. Đó là cuốn “Quê nhà, quê người”. Cuốn sách này gây sóng gió và bị dư luận hải ngoại chống đối rất nặng nề, nhưng thực sự là như thế này. Quan điểm của tôi trong thời điểm vào khoảng đầu thập niên 1990, tức là sau khi phong trào văn nghệ phản kháng ở trong nước đã phát động thì tôi hy vọng rằng anh em cầm bút ở hải ngoại có thể tiếp sức với những anh em cầm bút phản kháng ở trong nước để có thể làm nên một cuộc kết nối với nhau, tìm ra một con đường hỗ trợ cho nhau trong công việc đòi hỏi tự do – dân chủ cho đất nước. Đó là quan điểm của tôi khi tôi nghĩ rằng làm những công việc hỗ trợ những người cầm bút ở trong nước, vì những người đó là những người chống đối chế độ, chứ không phải tôi chủ trương giao lưu với chế độ, bởi vì chế độ này là một thứ cường quyền, và tôi không bao giờ chủ trương hợp tác với cường quyền hết, bởi vì cái chế độ đó đẻ ra bao nhiêu là tham nhũng, bất công, mất tự do, mất dân chủ. Tôi đã bỏ nước ra đi, đời nào tôi làm cái chuyện giao lưu với họ. Nhưng mà những người cầm bút ở trong nước đứng trong hàng ngũ văn nghệ phản kháng, đứng trong hàng ngũ những người đòi hỏi tự do cầm bút của mình, thì chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ. Và tôi hợp tác với Nhật Tuấn trên quan điểm đó. Lúc bấy giờ Nhật Tuấn đang làm nhà xuất bản Văn Học ở trong nước và cậu ấy cũng đã là một cây bút nổi tiếng từ trước năm 1975. Cậu ấy đề nghị là “Bây giờ anh em mình hợp tác in chung một cuốn. Anh viết những chuyện xảy ra ở hải ngoại và em viết những chuyện xảy ra ở trong nước”. Những chuyện xảy ra ở hải ngoại thì gọi là “Quê người”, và những chuyện ở trong nước thì gọi là “Quê nhà”. Đó là tên truyện “Quê nhà, quê người” ra đời trong hoàn cảnh đó. Tôi gom một số truyện đã viết ở hải ngoại và được đăng rất nhiều trên báo chí ở hải ngoại và đưa cho Tuấn, thì Tuấn in ra thôi, chứ hoàn toàn không có một chính sách, một chủ trương hay một kế hoạch nào tiến hành trong việc giao lưu mà có lợi cho cộng sản cả. Nhân dịp này tôi cảm ơn anh Mặc Lâm đã dành cho tôi cơ hội để tôi có thể nói rõ hơn một lần về cuốn sách “Quê nhà, quê người” này.

Mặc Lâm: Thưa, một câu hỏi cuối cùng. Thưa ông, cũng hơn 60 năm cầm bút ông là cây viết có thể nói rất là kỳ cựu kể từ khi nhóm Tự Lực Văn Đoàn sinh hoạt cho tới ngày nay và vẫn còn sáng suốt, vẫn còn mạnh khỏe và vẫn còn có thể sáng tác được….

Nhà văn Nhật Tiến: Cảm ơn anh.

Mặc Lâm: Thưa ông, điều còn đọng lại nơi ông duy nhất hiện nay mà ông muốn chia sẻ với thính giả nói chung là điều gì ạ?

Nhà văn Nhật Tiến: Vâng. Xin cảm ơn anh Mặc Lâm, trước tiên tôi xin được cải chính một chút ít. Đối với Tự Lực Văn Đoàn thì là những bậc trưởng thượng và đi trước tôi rất là xa, và tôi không dính líu gì đến sự nghiệp của Tự Lực Văn Đoàn cả. Tôi chỉ là một hậu duệ, một độc giả đọc Tự Lực Văn Đoàn mà thôi. Còn đặt vấn đề những năm cuối của sự nghiệp – nếu có thể gọi là sự nghiệp – 60 năm cầm bút của tôi như anh Mặc Lâm hỏi là còn đọng lại những điều gì nhất thì phải nói ngay thế này, là tôi rất đau buồn khi nhìn thấy cái khung cảnh sinh hoạt chữ nghĩa ở hải ngoại này nó có nhiều ngòi bút quấy hôi bôi nhọ nhiều quá. Nếu anh chịu khó vào những trang web trên Net hoặc đọc một số báo, thì anh thấy nhiều cây bút đã lạm dụng sự tự do ở xứ sở này để viết nên những bài không còn đúng nghĩa là chữ nghĩa nữa. Nó quấy hôi bôi nhọ, nó làm cho nhếch nhác bộ mặt văn học hải ngoại. Khi tôi nghĩ tới điều đó thì tôi rất đau buồn và có lẽ rằng tôi sẽ phải làm cái việc cuối đời tức là góp phần dọn dẹp cho sạch sẻ cái môi trường chữ nghĩa từ lâu bị quấy hôi bôi nhọ như thế này.

Mặc Lâm: Dạ vâng. Một lần nữa xin cảm ơn nhà văn Nhật Tiến đã dành cho thính giả của Đài Á Châu Tự Do một buổi nói chuyện rất là thú vị với nhiều chi tiết như thế này. Xim cảm ơn ông.

Nhà văn Nhật Tiến: Cảm ơn anh Mặc Lâm. Kính chào quý thính giả của Đài Á Châu Tự Do.

Mặc Lâm

(Nguồn: Đài RFA- Á Châu Tự Do)

Một Chuyến Đi, Đỗ Phương Khanh


(Chân dung và tác phẩm của Nữ Sĩ Đỗ Phương Khanh)

Đỗ Phương Khanh

Chiếc xe Jeep chồm lên rồi ngừng lại. Ân nhẩy xuống, tay xách va li của Hạnh:

– Tới rồi chị ạ. Đợi tôi một chút tôi trình giấy nhé.

Rồi Ân buông cái va li, đi vùn vụt. Hạnh leo xuống đất. Trời mới hơi hừng sáng. Sương phủ mờ mờ. Xa xa, từng dãy phi cơ nằm im lìm. Cách chỗ nàng đứng chừng hai chục thước là hai chiếc máy bay lớn mầu trắng bạc, thấp thoáng bóng người qua lại. Văng vẳng bên tai Hạnh có tiếng ồn ào, tiếng gọi nhau ơi ới. Một bà mẹ dắt đứa con đứng bên cạnh cửa máy bay cứ vẫy mãi ông chồng đứng dưới đất. Cạnh đó là một cặp vợ chồng coi bộ như mới cưới. Cô vợ trẻ đưa khăn lên lau nước mắt hoài. Còn anh chồng thì cứ nắm lấy bàn tay vợ mà vuốt. Chắc là anh chàng dỗ dành. Bất giác, Hạnh thở dài. Nàng tưởng tượng ra cái anh chàng ấy trong tương lai, sẽ sống trong một căn nhà chật hẹp, với một bầy con nghịch ngợm bẩn thỉu, anh chàng sẽ cau có, hết cả sự dịu dàng âu yếm như lúc này. Hạnh thấy chán nản cùng cực. Nàng chỉ muốn chóng được lên máy bay, chóng ra tới Huế.

Nàng tưởng tượng tới lúc nằm vào giường chị Dung, trong lòng chị mà nói, mà than thở cho vơi nỗi buồn bực. Nàng sẽ ở lại chơi với chị mãi cho tới bao giờ Khánh đi tìm nàng. Nếu Khánh không tìm, nàng sẽ đi luôn. Nàng chán quá rồi. Chán đời sống buồn tẻ, ngày nào cũng như ngày nào. Chán bộ mặt khó đăm đăm của Khánh. Chán sự cau có gắt gỏng. Nàng muốn đạp đổ tất cả. Tình yêu là như thế sao. Là sự nhàm chán, bình thản đến thế hay sao. Hạnh muốn đi thật mau, thật mau, để được nằm vào lòng chị cho vơi niềm u uất.

6887555230_3c1dd70e30_z
Di tản 1975


Nàng đã cầy cục cả ngày hôm qua để mua vé máy bay mà không được. Chiến tranh làm đường bộ trở nên gần như vô dụng. Sự di chuyển trông cả vào đường hàng không. Mua vé phải chen chúc như đi lĩnh chẩn. Hạnh đã tìm bao nhiêu người quen nhờ mua hộ mà đành chịu. Sau cùng may gặp Ân, chồng một người bạn cũ, làm phi công. Ân sốt sắng đề nghị sẽ xin cho Hạnh đi bằng máy bay quân sự.

Với Hạnh bây giờ thì tất cả phương tiện nào đưa nàng tới Huế đều tốt. Nàng thèm được nép vào lòng chị, nàng cần được bàn tay xinh xắn gầy gò có nốt ruồi nơi ngón cái của chị vuốt vào mái tóc. Nàng nhắm nghiền mắt lại cho hai hàng nước mắt lăn xuống. Sương lạnh thấm vào người Hạnh. Nàng rùng mình. Có tiếng Ân bên cạnh làm Hạnh mở choàng mắt. Ân chỉ vào cái máy bay gần nhất có người lên xuống tấp nập và nói:

– Tôi vừa cố dàn xếp cho chị đi cái này mà không thể được. Máy bay chở nặng rồi. Thôi chị đành đi chuyến sau vậy.

Hạnh hỏi :

– Chuyến sau thì bao giờ khởi hành hở anh ?

Ân chỉ tay qua phía bên kia trả lời ngập ngừng:

– Khởi hành thì cũng ngay bây giờ đây. Nhưng chỉ hiềm vì …

Vừa nói, Ân vừa xách va li lên. Hạnh bỡ ngỡ bước theo. Bỗng nhiên, nàng đứng sững lại. Trước mặt nàng là ba chiếc quan tài phủ cờ chung quanh có mấy người lính ôm súng ngồi la liệt. Ân dừng lại nhìn vào mắt nàng :

– Đó, tôi cũng hơi ngại chị sợ. Vậy nếu chị không muốn thì để tôi xin lại giấy phép cho chị đi ngày mai.

Thoáng nghĩ lại nỗi bực bội âm ỷ từ mấy tháng nay, nhớ lại nét mặt buồn tẻ của Khánh, Hạnh vội vã:

– Thôi, anh cho tôi đi ngay chuyến này.

Vừa lúc đó, một xe nhà binh chở tới mấy đứa trẻ con và bốn người đàn bà. Tất cả đều chít khăn tang trắng và có người mặc áo trắng nữa. Xe vừa ngừng thì một người đàn bà đã lao xuống đâm bổ vào chiếc quan tài nằm giữa gào lên :

– Anh ơi ! Anh nằm đây cả đêm có lạnh không? Nói đi anh, trả lời em đi. Nói với em một lời đi…

Tiếng khóc khàn khàn như đặc lại ai oán. Hạnh sững sờ cả người. Mấy đứa trẻ trên xe đã tụt cả xuống đất, đứng sau lưng bà ta. Bây giờ thì bà ta ôm lấy quan tài mà khóc. Mấy đứa bé cũng bật lên khóc.

Mé bên kia một người đàn bà ngồi ôm mặt bên chiếc quan tài ngoài cùng. Đầu bà ta gục xuống. Mái tóc loà xòa phủ lên lá cờ ngay cạnh chỗ tấm ảnh một người đàn ông mặc quân phục. Lẫn trong tiếng khóc, Hạnh nghe có tiếng “con ơi”. Tiếng khóc nghe não nuột như từ chốn xa xăm nào vọng về. Hạnh chợt nghĩ đến con mình, bé Nga. Con bé Nga với đôi má xệ, với cái bụng phệ, với bàn chân thô. Không biết lúc này nó đã dậy chưa. Chị vú có có pha sữa cho nó không? Nó có đái dầm ra quần không? Hạnh muốn quay về với nó. Nhưng nghĩ đến chồng, nàng lại bực. Thật ra thì nàng cũng không có cớ gì lớn lao để giận chồng. Chỉ là sự bực bội chán nản mà thôi. Nàng thèm được thay đổi không khí. Thèm được thấy lại mình xưa kia. Nàng nôn nóng nhìn về phía chiếc máy bay.

Những anh lính hồi nãy ngồi la liệt dưới đất đã đứng thành hai hàng dọc nối liền với cửa máy bay. Tất cả đều bồng súng chỉnh tề. Một tiếng hô vang, Hạnh thấy sáu người lính khác cúi xuống từ từ nâng chiếc áo quan ngoài cùng lên vai. Bây giờ Hạnh mới trông thấy người ngồi khóc là một bà cụ già, mái tóc đã bạc. Bà cụ ôm chặt bát hương trong tay, ôm trong đôi cánh tay mà ngày xưa đã dùng để ôm người con khi còn nhỏ. Hạnh nhắm mắt lại. Hình ảnh con bé Nga lại chập chờn ẩn hiện. Hạnh như còn thấy nó nhe răng cười, tay nó vẫy vẫy nàng mỗi khi nàng đi đâu về. Có tiếng người đàn bà thét :

– Ới anh ơi ! Nay anh về quê cha đất tổ. Ngày anh đi, anh hẹn nghỉ phép sẽ về sửa lại cái mái nhà dột, anh nói dối em, anh bỏ em lại, anh đi một mình…

Chiếc áo quan thứ nhì đang từ từ tiến vào lòng máy bay. Dưới sân chỉ còn lại một chiếc và người đàn bà gục đầu suốt từ lúc nãy vẫn như ngồi bất động.

Ánh nắng ban mai chiếu le lói vào thân máy bay. Hạnh nghĩ đến Khánh lúc này chắc đang sửa soạn đi làm. Hình ảnh Khánh hiện lên với nét mặt buồn buồn lúc nàng ra xe hẹn một tháng mới trở về. Khánh nghĩ gì? Hạnh không muốn tưởng tượng lan man thêm nữa.

Trên sân đã vắng. Ân xách chiếc va li dùm Hạnh tiến về phía máy bay. Rồi chàng đỡ Hạnh bước vào. Nàng đưa mắt nhìn. Ngay dưới về phía đuôi, mấy người lính ngồi ngổn ngang, súng dựa vào mấy chiếc ba lô. Có người đang tháo giầy bốt, có người đang moi móc tìm thuốc lá. Trên hai hàng ghế sát thành máy bay từ mé giữa trở xuống, người ngồi chật ních. Nhưng từ giữa máy bay trở về phía đầu chỉ có thưa thớt mấy người mặc đồ tang mà thôi. Giữa hai hàng ghế là ba chiếc quan tài nằm nối đuôi nhau. Rồi tới cái rương bằng thiếc mầu xanh để sát chiếc áo quan thứ ba, trên mặt cũng cắm mấy nén hương.

Hạnh đứng ngập ngừng. Chợt nàng có cảm tưởng như có người nhìn mình. Hạnh ngẩng lên vừa gặp ánh mắt người đàn bà xõa tóc hồi nãy. Ánh mắt thản nhiên lạnh lùng. Bụng bà ta lớn vượt mặt. Nàng cúi xuống xách va-li tiến lại phía bà ta. Cửa phi cơ đóng lại. Máy nổ ầm ỳ. Người đàn bà có bầu sửa lại cái bát hương trên mặt áo quan cho ngay ngắn. Đầu kia, sát phòng máy, bà cụ già giở tràng hạt lẩm bẩm tụng kinh.

Máy bay bò đi từ từ rồi dừng lại, rồi rú lên, phóng nhanh. Thảm cỏ xanh lao vun vút giật lùi. Ruột gan Hạnh nhẹ bỗng. Trước mặt Hạnh, ba đứa trẻ ôm chầm lấy mẹ. Đứa giữa là con gái cỡ năm tuổi, tai đeo đôi khuyên vàng, tóc nó uốn quăn tít giống mẹ. Mẹ nó mặc chiếc áo dài trắng. Tay bà ta đánh móng đỏ nhưng đã tróc loang lổ verni với những ngón thô kệch nổi gân. Trên miệng chiếc giỏ bên cạnh bà, Hạnh còn thấy một chiếc guốc cao gót mầu xanh lá cây.

Phi cơ đang bay lướt trong từng đợt mây. Hơi lạnh tỏa ra làm Hạnh rùng mình. Nàng mở va-li lấy chiếc khăn quàng. Thoang thoảng đâu đây có mùi ung ủng. Ngồi cạnh Hạnh về mé ngoài là một bà trạc bốn mươi. Người bà mập mạp và đẹp. Bà móc túi lấy lọ dầu ra bôi rồi trao cho Hạnh:

– Cô xoa đi. Quái, nghe như có mùi sầu riêng ấy. Cái giống này cứ lúc nào máy bay lên cao là tỏa mùi ra, úi dà, tệ lắm. Tôi đã bị một lần rồi. Của cô đấy hả?

Hạnh lắc đầu. Nàng cảm thấy choáng váng. Bà kia vội dí lọ dầu vào mũi Hạnh. Mắt Hạnh hoa lên. Trước mặt Hạnh, cái áo hoa của bà nhảy múa nhòe nhoẹt. Đôi môi mọng đỏ của bà như cười. Hơi dầu làm Hạnh tỉnh dần. Nàng cảm ơn bà bạn tốt bụng. Bà ta chuyển chai dầu cho Hạnh bảo đưa cho bà có bầu. Chiếc máy bay lắc mạnh. Chiếc bát hương trên quan tài giữa chao đi. Bà có ba đứa con chụp lấy ôm vào lòng rồi oà lên khóc:

– Ối anh ơi! Anh bảo anh nghỉ phép anh về với em. Anh bảo chúng mình sẽ về quê ngoại. Anh bảo em uốn tóc. Anh bảo em may áo giống bà thiếu úy San. Nay anh đi đâu bỏ em bơ vơ thế này.

Mọi người nhìn về phía bà. Tiếng bà gào át cả tiếng máy bay:

– Anh ơi ! Anh mua guốc cho em làm gì. Em có thích uốn tóc hồi nào đâu. Bây giờ anh ở đâu…

Mấy anh lính choàng dậy càu nhàu vu vơ. Mé đầu máy bay bà cụ già tụng kinh lớn hơn. Hạnh nghe loáng thoáng… “vạn kiếp nan tao ngộ… “. Khuôn mặt bà cụ nhăn nheo. Nước mắt bà cụ lăn chậm chạp trên hai gò má đen sạm. Bà cụ tụng kinh không ngừng. Ba đứa bé thì ngơ ngác nhìn tất cả mọi nơi, từ trần xuống sàn máy bay. Thỉnh thoảng thằng lớn nhất lại nhìn ra cửa. Hạnh đoán có lẽ chúng đi máy bay lần đầu. Con bé giữa mặc áo đầm nylon. Bà mẹ cúi xuống lục ở cái giỏ lấy ra hai quả xoài đặt lên lá cờ phủ áo quan rồi lại kể lể:

– Hôm anh đi em đã bảo anh ăn xoài. Anh kêu đau bụng không ăn để nhường cho con. Bây giờ anh ăn đi anh ơi! Anh thích ăn xoài mà.

Bỗng nhiên, bà có bầu ngồi canh Hạnh gục xuống. Hạnh vội đỡ bà ta lên. Mặt bà ta xanh xám. Bà mặc áo hoa ngồi bên trái Hạnh vội dốc lọ dầu vào đầu bà có bầu rồi phân trần:

– Đấy cái hơi độc thế đấy. Phải đổ dầu vào kẻo nguy.

Lúc này thì hầu như cả mọi người đều biết là không phải hơi sầu riêng. Nhưng không ai xác nhận rõ là mùi gì cả. Máy bay lượn làm chiếc áo quan ngoài cùng hơi nghiêng về phía Hạnh. Nàng hoảng hốt rút chân lên, e dè nhìn vào những vết loang lổ trên lá cờ.

Mé sau, cái rương xanh xô vào phía mấy người lính. Một anh đẩy cái rương lại chỗ cũ rồi chép miệng:

– Cái ông này thì còn được vài ký thịt, quá lắm là thêm bàn tay thôi chứ gì mà cũng chạy tới chạy lui.

Người bên cạnh cãi :

– Bậy nào, đâu đến nỗi.

Người thứ nhất trợn mắt:

– Cậu thì biết cái cóc gì. Hồi nãy, chính tớ rinh lên mà. Nhẹ hểu à.

Hạnh vỗ vỗ lưng bà bụng bầu. Bà ta đã tỉnh tỉnh. Đầu bà ngả vào vai Hạnh. Hạnh gục đầu vào cửa sổ nhìn xuống. Dưới kia là dòng sông uốn khúc, nhỏ như trong mô hình triển lãm với những thửa ruộng như ô bàn cờ. Những mái nhà nhỏ bé làm Hạnh liên tưởng đến những mái nhà, mái chùa mà dạo bé Hạnh vẫn loay hoay ngắm nghía ở trong bể non bộ của ông ngoại. Tất cả lướt qua phía dưới, thanh bình và êm đềm quá. Nhưng những mái nhà hiền lành kia liệu có bao bọc những cuộc đời êm đềm hạnh phúc, hay cũng đầy dẫy những trái tim tan nát như những gia đình này. Bất giác Hạnh gợn lên niềm nhớ thương chồng con. Nàng cũng có một mái nhà mà sao nàng lại bỏ đi. Đời sống bình thản và hiền lành. Nó không có gì ầm ỹ đặc sắc. Nhưng khi sự ầm ỹ đặc sắc xẩy đến, như sự chết, sự chia ly, thì trái tim đã tan nát rồi.

Máy bay đi trong đám mây. Hạnh nhìn thấy như từng quả núi nhỏ bằng mây trắng vây phủ quanh nàng. Nàng nhớ lại thuở bé cứ ước ao sau làm nữ hiệp để đằng vân đi cứu nhân độ thế. Nàng ngậm ngùi nghĩ đến chồng. Nàng lại tự trách mình sao hay đòi hỏi. Giá nàng biết tự quên mình thì có lẽ Khánh sung sướng hơn nhiều. Nàng chợt nhớ lại vẻ ngượng nghịu của Khánh lúc nàng bóng gió so sánh cảnh nghèo nàn của nàng với sự giầu sang của các bạn. Nàng thấy mình quá tàn nhẫn….

Vai Hạnh nhẹ bỗng hẳn đi. Bà có bầu đã ngồi dậy. Hạnh liếc bà ta. Mắt bà cứ nhìn đăm đăm về phía đầu quan tài. Có tiếng bà lẩm bẩm rất bình thản:

– Tôi đi tìm nhà tôi từ ngoài mặt trận. Tôi đi tìm khắp các nhà thương, nhà xác. Tôi lật từng cái xác để tìm nhà tôi đã mười hai ngày. Lật từng cái xác…

Mắt bà như bất động. Mặt bà cũng bất động, chỉ có miệng bà mấp máy :

– Từng cái xác, từng cái xác đã thối, đã xình…

Hạnh bỗng rợn cả người. Nàng kinh hoàng nhìn bà ta. Bà ta gầy gò xanh xao là thế, bụng chửa vượt mặt, lại yếu đuối như thế, sao bà có thể làm được công việc cực nhọc nhường ấy. Đôi mắt bà nhìn vào phía quan tài không chớp, vẻ quê mùa của bà làm cho Hạnh khó tìm thấy cái sức mạnh nào đã đẩy bà đi mười hai ngày trời để mà lật từng cái xác tìm chồng.

Phi cơ chao đi. Một quả xoài rơi xuống sàn, thằng bé út chộp lấy. Bên này, bà có bầu vội đỡ lấy bát hương vào lòng thì thầm:

– Anh ơi! Em còn làm gì cho anh, còn làm gì cho anh được nữa, anh ơi!

Hạnh xiết chặt tay bà. Bà mới đáng thương chứ không phải người nằm trong kia. Nằm đấy là yên nghỉ rồi. Vậy mà bà không nghĩ tới mình, chỉ nghĩ tới sự gì còn có thể làm được cho chồng. Chao ôi! Lòng người đàn bà này sao mà rộng rãi và đầy tình thương yêu đến thế.

Bỗng bà ngồi thẳng dậy đăm đăm nhìn áo quan. Hạnh tưởng như xuyên qua lớp gỗ, đôi mắt người chồng đang mở ra tha thiết nhìn vợ. Đôi mắt đầy yêu thương trìu mến. Đôi mắt của Khánh vẫn nhìn nàng. Hạnh phúc ở bên cạnh nàng như đôi tay đối với người lành mạnh. Đối với người lành mạnh, sự hiện hữu của đôi tay không có nghĩa gì cả. Nhưng nếu có một tai nạn xẩy đến thì sự mất mát đôi tay mới thật sự là một tai họa hãi hùng và đã quá trễ rồi.

Hạnh nhìn suốt một lượt từ bà cụ già tới bốn mẹ con, những người lính, lá cờ, tất cả đều mơ hồ nhòe nhọet một mầu mờ nhạt, hai hàng nườc mắt lăn dài. Nàng quay về phía cửa sổ máy bay nhìn xuống, dưới kia là Ngũ Hành Sơn xa lạ. Hạnh muốn chiếc máy bay quay trở lại. Nàng thấy tiếc những thời giờ phí phạm đang trôi. Nàng muốn chắt chiu níu giữ thời khắc của tình yêu như người biển lận xót những đồng tiền phung phí.

Nàng thiết tha muốn trở về để được xà ngay vào lòng Khánh. Và Khánh sẽ hôn lên tóc nàng. Rồi nàng sẽ ôm con đi tắm. Con bé Nga bé bỏng của nàng, với hai cái má xệ xệ, cái bụng phệ phệ và bàn chân mũm mĩm thô kệch.

Mơ hồ, Hạnh thoáng thấy chị Dung mỉm cười trìu mến.

Đỗ Phương Khanh

(Trong tập truyện ngắn Hương Thu)

Quán Thơ Hư Vô 233


QUÁN THƠ HƯ VÔ

LỤC BÁT MƯỜI SÁU

Viết câu lục bát xuân thì
Em mười sáu ngọn tóc thề đợi ai?
Bỏ quên lược biếc trâm cài
Hồn treo lơ lửng trên vai học trò.

Thả đôi tà áo vào thơ
Có tôi hối hả chực chờ theo sau
Lụa bay khuất một hiên rào
Đâu còn chỗ để tôi vào tim em!

Viết câu lục bát làm quen
Em chưa ngoảnh lại đã chen vào đời
Chắc gì còn thấy bóng tôi
Đêm chong đèn ngồi viết lời bâng quơ.

Lòng em thì quá ngây khờ
Làm sao hiểu nổi câu thơ biết buồn
Lối xưa bỗng có linh hồn
Từ em đánh rớt nụ hôn dọc đường…

Hư Vô

KHÚC VỤN TRƯỚC XUÂN

Tháng chạp rồi cũng chia tay thôi em
Mưa sẽ vắng, nắng đậm đà hơn nữa
Bỏ sau lưng dăm vui buồn vô cớ
Dọc xuân này thêm tôi đứng, và thơ

Tình yêu chừ từ độ rất vu vơ
Buổi xuân muộn cao ốc tầng tóc lộng
Em nghiêng hết vào tôi, hình lẫn bóng
Nên phố nằm đằm thắm gọi thu vơi

Nghe lối dài tiếc nuối giọt ve rơi
(Con ve lạc của mùa hè ẩm ướt)
Những đỏ phượng cháy loang thềm ký ức
Xuân trễ tràng, tôi ngước hạ tìm xanh

Như đó đây sót mảng vụn đông tan
Bối rối gặp màu hồng đào qua cửa
Chợt thảng thốt với niềm lo sợ đó:
Rồi sẽ một xuân nào vắng em, vắng cả tôi …

Đào Công Điện

TRĂNG CUỐI MÙA

Vẫn là trăng của ngày xưa
Mang theo nỗi nhớ tôi đưa tiển người
Mỏng manh tiếng hát bên đồi
Ngoài hiên hoa rụng trắng trời bóng mưa.

Vẫn là em của tôi xưa
Bao mùa lá đỏ sao chưa bước về
Ngày đi vàng nụ trăng thề
Long lanh sóng nước vỗ về hồn tôi.

Vẫn là ngày mộng đêm trôi
Nên tình dâu bể không lời thở than
Thôi thì xin hạt sương tan
Để quên một thuở trăng tàn bên song.

Vẫn là tình suối duyên sông
Nên gieo neo mãi tiếng lòng ai đan
Thôi thì buông sợi tơ vàng
Tình tôi nặng nợ giọt trăng cuối mùa.

Nguyễn An Bình

CHỢ QUÊ, TẾT BUỒN

Nắng hắt chiều người có về quê cũ
bên sông hiu bóng chợ-tiêu-buồn
hàng quán liêu xiêu đầu cuối chợ
đã nhạt phai rồi ngày cuối năm.

Mẹ già quần áo túm ngang hông
lồng nhốt ít gà bên rỗ cá
hàng câu có cơi má em hồng
ngày xưa qua đi sao vội quá.

Giăng phía chòi tranh dăm hàng mã
xót lạnh cuối năm một linh-hồn
cây nêu rung rinh chao cùng gió
tôi tiếc tình tôi những rưng rưng.

Ngày cũ em đi có không buồn?
bỏ quê bỏ con-đường-quan tái lạnh
từng chuyến xe qua xóm không ngừng
để tôi một mùa đông chờ ngóng.

Bên đê bầy trâu nghèo chậm bước
ngọn cỏ cuối trời xanh mắt em
từ độ dặm đường khôn xuôi ngược
xa nhau tấc dạ nỗi đoạn đành.

Mong lòng quê cũ một ngày về
lặng lẻ bóng chiều hoàng-hôn khuất
em ạ tôi gọi mà có nghe
tình ta coi như giờ đã mất.

Thôi chợ quê tan người đi hết
đường trôi từng cơn gió qua làng
tiếng trống cầm canh đêm chìm khuất
hỏi em buồn không lúc xuân sang!

Huy Uyên

CÒN LẠI

Bước vào ngõ trũng
hư không
Nghe tôi buồn gió
mênh mộng vô thường

Trái tim nhịp gõ
không chừng
Trăm năm còn lại
nửa đường chiêm bao

Em về sóng vỗ
lao xao
Mùa xuân mấp mé
bên nào chưa hay

Áo xưa lụa biếc
còn bay
Xanh từ phiến lá
loay hoay đầu đời

Nắng trưa trải mượt
góc trời
Để em phơi tóc
gọi lời yêu thương

Hình như cửa mở
thiên đường
Chừa tôi khe hở
hoang đường chui qua

Ngồi đây lượm hạt
như là
Chờ mưa trong mắt
mù lòa cơn đau

Còn gì ngày tháng
mai sau
Bàn tay tôi vướng
biển dâu trùng trùng…

Đông Phương

XUÂN

Em về cầm tháng giêng mơ
Rót hồn Xuân tươi thắm mãi
Trên nhánh thời gian mềm mại
Nở bung lộc biếc Xuân thì

Em về cầm nắng trong ngần
Vỗ xanh trên từng nõn lá
Mắt em tươi đồng trổ mạ
Cười vui trong ánh Xuân sang

Em về cầm tiếng thời gian
Soi trong lòng đời dâu bể
Đời người đa đoan sự thế
Xuân chưa đến, sợ Xuân già

Gấm hoa một dải Sơn Hà
Xuân về bồng bềnh khắp chốn
Ươm trong lòng Xuân mơn mởn
Em cầm một nụ tình hoa

Em cầm cả nắng bao la
Trải khắp đồng quê về phố
Nghe Xuân reo vang từ độ
Mai vàng một đóa giêng mơ.

Em mang về cả nguồn thơ
Gửi trong tiếng lòng đất Mẹ
Én mang cánh Xuân vừa hé
Nghe lòng phơi phới tình Xuân.

Mộc Miên Thảo

Ca Dao Chiều. Thơ Hư Vô



Chiều em phơi nắng trên ngàn
Tóc bay từ thuở dung nhan biết buồn
Tôi còn quấn quít mùi hương
Chưa trăm năm đã hoang đường từ khi

Một lần em bỏ tôi đi
Đường xa đâu biết có gì cho nhau
Em hiền như điệu ca dao
Thả câu lục bát tan vào hư không.

Giấu quanh chút nắng trong lòng
Em đi vấp sợi tơ hồng dưới chân
Nhìn nhau nửa mắt tình nhân
Mà nghe giọt lệ đã lăn vào đời.

Chiều ru vọng khúc à ơi
Cho lời vàng đá trên môi còn nồng
Vậy mà em đã sang sông
Bài ca dao bỗng mênh mông, lạ lùng…

Hư Vô

Ca Dao Chiều. Thơ Hư Vô, Nhạc Nhã Thanh, Tiếng hát Quốc Duy

T

Chủ Biên: Người Tình Hư Vô. huvoanxuyen@yahoo.com.au